KHAI GIẢNG LỚP NGỮ VĂN 9 LUYỆN THI LÊN 10 (Do thầy Đặng Ngọc Khương đứng lớp)
Không có phản hồi
KHAI GIẢNG LỚP VĂN 8 LÊN 9 – LỚP 10 LÊN 11 KHAI GIẢNG LỚP NGỮ VĂN 9 LUYỆN THI LÊN 10 (Do thầy Đặng Ngọc Khương đứng lớp) 1. Lý do mở lớp khai giảng lớp văn 9 lên 10 Từ kinh nghiệm 12 năm luyện thi thầy Khương chia sẻ: “Phần lớn học sinh bị lãng phí thời gian vì thiếu phương pháp tiếp cận nên kết quả học tập nhưng kết quả thi vượt cấp lên 10 không như mong muốn” Thứ nhất, các em thường chỉ biết dồn mọi sức lực để học sao cho thật nhiều, thật tốt kiến thức mà không quan tâm xem kiến thức nào thật sự cần thiết, hữu ích với kì thi. Thứ hai, các em không được làm quen sớm với cấu trúc đề và kĩ năng xử lí đề nên học gần hết chương trình vẫn loay hoay chưa biết cách làm một bài thi cho đảm bảo nội dung, cách thức trình bày và phân bố thời gian hợp lí. Thứ ba, học sinh đang ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực, mà áp lực lớn nhất là khối lượng kiến thức quá đồ sộ từ các môn nên không biết phải ưu tiên môn nào trước, môn nào sau và học tập trung ở thời điểm nào cho tốt. II.Sự cần thiết của việc nên theo học lớp Ngữ văn 9 luyện thi lên 10 Giúp học sinh có cơ hội được tiếp cận với một phương pháp hiệu quả, giảm được áp lực về thời gian và kiến, tăng cường kĩ năng xử lí kiến thức và cách thức làm bài. Đẩy nhanh tiến độ để học sinh có thể chủ động kiểm soát được thời gian và hoàn thiện việc bù đắp lượng kiến thức trước khi thi. Và đặc biệt, học sinh sẽ yêu thích, hứng thu hơn khi đến với lớp Văn của thầy Đặng Ngọc Khương – người thầy luôn biết cách khơi dậy niềm hứng thú học tập của học trò bằng tri thức, sự nhiệt tình và khiêu hài hước. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|