Đề thi THPT Chuyên ngoại ngữ 2019 – 2020 (Đề số 3)
Không có phản hồi
Đề thi THPT Chuyên ngữ ĐỀ 5 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Đâu là phương án sắp xếp đúng nhóm từ gia đình?
Câu 2: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi… ( Xuân Diệu)
Câu 3:Ý nào sau đây nêu đúng các từ địa phương trong hai câu thơ sau: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi, Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên! ( Tố Hữu)
Câu 4:Ý nào nêu đúng đặc điểm của tổ hợp từ Đen như cột nhà cháy?
Câu 5:Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau:
Câu 6:Ý nào nêu đủ các từ láy tượng hình trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh. ( Lượm, Tố Hữu)
Câu 7:Câu ghép sau sử dụng quan hệ từ chỉ quan hệ nào? Nhờ thi đạt kết quả tốt, em được bố mẹ mua cho cái xe đạp.
Câu 8:Ví dụ nào sau đây không phải là hiện tượng chơi chữ theo lối nói lái?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Câu 9:Hai câu văn in đậm sau đây thuộc kiểu câu gì? Giờ đây, trước mặt Sương, con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông trong những chuyện anh kể. ( Chu Văn Mười)
Câu 10:Hãy sắp xếp lại các câu văn sau để đảm bảo tính logic: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (1) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(2 ) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.( 3) ( Thanh Tịnh)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11 đến 15: Được thư mẹ… mẹ yêu của con ơi, mỗi dòng chữ mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi!Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đótừ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà Nội, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hòa của Hà Nội. Xa nhà ba năm, năm năm hay bao lâu đi chăng nữa chắc rằng cũng không có gì khác trong tình nhớ thương của con. Ai đâu có thể vì tiền tài danh vọng mà ra đi, còn con ngoài Đảng chắc không ai có thể làm con xa với gia đình. Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này. Địch càn lên súng nổ rần rần côn vẫn cười, bình tĩnh ra công sự. Địch tập kích vào căn cứ, vừa chạy địch có đêm phải ngủ rừng con vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu rọ và HU – 1A quăng rocket xuống ngay trên đầu mình… Vậy mà khi nghĩ đến gia đình , đến những người thân yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc những giọt nước mắt thấm mặn yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con. Phải chăng ttrasi tim con nung trong lửa đạn mà vẫn còn mềm yếu? Con người cách mạng như vậy đã được chưa? Con nhớ lời của Lê Nin: “ Người cách mạng là người có trái tim giàu tình cảm nhất” Và con đã làm như vậy. Câu 11:Đoạn trích trên sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Câu 12:Nhận định nào nói đúng nhất về từ in đậm trong đoạn trích trên?
Câu 13:Âm thanh dịu dàng tha thiết mạnh hơn cả bom đạn mà Đặng Thùy Trâm nói tới là âm thanh gì?
Câu 14:Câu văn sau thể hiện phẩm chất gì của chiến sĩ Đặng Thùy Trâm? Địch càn lên súng nổ rần rần côn vẫn cười, bình tĩnh ra công sự. Địch tập kích vào căn cứ, vừa chạy địch có đêm phải ngủ rừng con vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu rọ và HU – 1A quăng rocket xuống ngay trên đầu mình…
Câu 15:Nhận định nào sau đây đúng với nội dung của đoạn văn?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến 20: Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai không xa, sản phẩm, con người và máy móc sẽ giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp các thiết bị tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng, sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ quy trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất, dùng giải pháp quản lí vòng đời sản phẩm (PLM) dựa trên internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới. Như vậy, các công ty có cơ hội sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp, như Trung Quốc ( vốn được mệnh danh là “ công xưởng của thế giới” ). Đó là lí do tại saoCN 4.0 đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm. Anh kì vọng việc số hóa các nhà máy có thể khôi phục lại sản xuất. Riêng Đức đặc biệt chú trọng đến CN 4.0 vì ngành sản xuất là xương sống của ngày kinh tế nước này. Các công ty Đức đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp mới. Khảo sát của Strategy và PwC với 235 công ty công nghiệp có trụ sở tại Đức hồi tháng 10/1014 cho thấy, công nghệ CN 4.0 chiếm hơn 50% số vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới. Nghĩa là tổng vốn đầu tư cho công nghệ CN4.0 của Đức có thể lên tới 40 tỷ EUR mỗi năm, từ 2015- 2020. Nếu các nước châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng vốn đầu tư cho CN 4.0 có thể lên đến 140 tỷ EUR mỗi năm. Câu 16: Các chuyên gia nhận định điều gì?
Câu 17:Cụm từ được gạch chân thuộc thành phần gì của câu
Câu 18:Tại sao CN4.0 đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm?
Câu 19:Đoạn văn in đậm thuộc đoạn trích trên có nội dụng gì?
Câu 20: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1:Cho bài thơ sau: Thân thể ở trong lao; Tinh thần ở ngoài lao Muốn lên sự nghiệp lớn Tinh thần phải càng cao ( Hồ Chí Minh) Hình ảnh thơ thân thể ở trong lao/tinh thần ở ngoài lao gợi cho em suy nghĩ gì?( trả lời không quá 100 chữ) Câu 2:Dứt lời, ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nnhaf trên
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. ( Trích Làng, Kim Lân) Hãy viết 2 đoạn văn ( khoảng 150- 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên. ĐỀ SƯU TẦM Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|