Đề thi THPT Chuyên ngữ (Đề số 2)
Không có phản hồi
Đề thi THPT Chuyên ngữ ĐỀ 4 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Nhận định nào nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm trong trường hợp sau: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. ( Nguyên Hồng)
Câu 2:Hàm ý của câu in đậm dưới đây có nghĩa là gì? Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Anh Sáu vẫn ngồi im…
Câu 3:Xác định mối quan hệ giữa các câu văn sau: Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu sâu sắc nói về truyền thống đạo lí. Một trong những câu đó là “ uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả để con người được hưởng thụ.
Câu 4:Xác định các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau: Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường. ( Nguyễn Duy)
Câu 5:Cụm từ in đậm trong câu văn sau giữ vai trò ngữ pháp gì? Rồi nhanh nhảu, nó bước qua tấm phản tiến về phía tôi.
Câu 6:Thay từ in đậm trong câu văn sau bằng từ đồng nghĩa thích hợp nhất: Gia đình hãy chuẩn bị tinh thần, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
Câu 7:Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu thơ sau: Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương ( Nguyễn Du )
Câu 8:Các câu trong đoạn văn sau đây có quan hệ với nhau như thế nào? Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao “ mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu” ( Bình ngô đại cáo); võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật “ yếu đánh mạnh ít đánh nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa” ( Bình ngô đại cáo). Văn và võ đều là võ khí mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao: “ viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời” ( Lê Quý Đôn) , “ văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế” ( Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. ( Phạm Văn Đồng)
Câu 9:Câu văn nào sau đây không sai lỗi lô- gic?
Câu 10:Điền từ thích hợ nhất vào dấu ba chấm ttrong đoạn thơ sau: Non xa xa nước xa xa Nào phải… mới gọi là Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay gây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11 đến 15: Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh,cọng lá chẻ nhỏ làm vách,gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo,làm gáo làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy Dân Bình Định có câu ca dao: Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thủy chung Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông,men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50 km, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng… ( Theo Hoàng Văn Huyên, những mẩu chuyện địa lí) Câu 11:Những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là gì? Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh,cọng lá chẻ nhỏ làm vách,gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
Câu 12:Ý nào nói đầy đủ nhất ưu điểm của vỏ dừa dùng để bện dây?
Câu 13:Cụm từ in đậm trong đoạn trích trên thuộc thành phần gì của câu?
Câu 14:Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 15:Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến 20: Các kết quả thống kê cho thấy, mỗi năm 1,1 triệu người chết vì ung thư phổi và 85% người trong số đó hút thuốc lá. “ Sản phẩm giết nhiều người trong lịch sử nhân loại là thuốc lá. Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ 20” , Robert Proctoc, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ, khẳng định. Jordan Goodman, tác giả của cuốn sách “ Tobacco in History” ( Thuốc lá trong lịch sử), nói rằng ông rất thận trọng trong việc tìm người chịu trách nhiệm đối với sự ra đời của thuốc lá. “Nhưng tôi có thể nói rằng thuốc lá trở nên phổ biến trong thế kỉ 20 nhờ một người Mỹ có tên James Buchanan Duke. Người này không chỉ tạo ra thuốc lá, mà còn đóng vai trò tiên phong trong hoạt động tiếp thị và phân phối khiến thuốc lá xuất hiện trên mọi lục địa”, Goodman nói. Vào năm 1880, ở tuổi 24, Duke đã phát minh thuốc lá và sản xuất nó tại một nhà máy ở thành phố Durham,bang North Carolina, Mỹ. Nhờ đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động quảng cáo và tài trợ cuộc thi sắc đẹp, chẳng bao lâu Duke đã khiến hàng triệu người trên thế giới mê mẩn thuốc lá, bởi họ nghĩ nó là biểu tượng của phong cách hiện đại. Mãi tới năm 1957, các nhà khoa học tại Anh mới tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và thuốc lá. 7 năm sau các nhà khoa học Mỹ xác nhận các hóa chất trong thuốc lá gây ung thư phổi. Tổ chức y tế Thế giới cảnh báo khoảng 100 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá trong vòng 30 năm nữa. ( theo khoahoc.vt, Bốn phát minh hủy diệt nhiều người nhất thế giới) Câu 16:Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 17:Từ nó được in đậm trong đoạn trích trên thay cho từ nào
Câu 18:Nguyên nhân khiến hàng triệu người trên thế giới ở thế kỉ 199 mê mẩn thuốc lá là gì?
Câu 19:Nội dung chính của đoạn trích trên là gi?
Câu 20:Hoạt động nào sau đây không góp phần giảm nguy cơ của thuốc lá?
II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1:Cho đoạn thơ sau: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người ( Quê hương, Đỗ Trung Quân) Em hãy phân tích ý nghĩa của điệp từ chỉ một trong đoạn thơ trên?( trả lời không quá 100 chữ) Câu 2:Đọc đoạn trích sau: Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy, có cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết. ( Bến quê, Nguyễn Minh Châu) Em hãy viết 1 đoạn văn( khoảng 150- 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình đó. ĐỀ SƯU TẦM Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|