TRAO DUYÊN (Trích truyện Kiều)
Không có phản hồi
TRAO DUYÊN (Trích truyện Kiều) I – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ
– Nguyễn du (1765-1820) là đại thi hào của nền văn học Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh trưởng tại kinh đô Thăng Long . Tên chữ của ông là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.
Khi tìm hiểu cuộc đời của Nguyễn Du, cần đọc kỹ SGK, nắm vững lượng thông tin đã được cung cấp để hiểu rõ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử – xã hội, các yếu tố thuộc gia đình, đời sống riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
Truyện Kiều là tên gọi vắn tắt của tác phẩm Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu mới đứt ruột). Nguyễn Du đã sáng tác Đoạn trường tân thanh trên cơ sở các truyện của Kim Vân Kiều truyện, một tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc (20 hồi, tác giả Thanh Tâm Tài Nhân).
Tuy có cốt truyện vay mượn nhưng Truyện Kiều là một sáng tác đặc sắc của Nguyễn Du. Ông đã dùng thể loại truyện thơ, viết bằng thơ lục bát là một thể thơ dân tộc quen thuộc với người Việt Nam để kể lại câu chuyện về thân phận nàng Kiều tài hoa mà bất hạnh. Về nội dung, nhà thơ đã nêu bật vấn đề về thân phận người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ, cảm thương cho những người có sắc đẹp và tài năng nhưng bị cuộc đời chà đạp , từ đó gián tiếp đòi hỏi tài năng và sắc đẹp phải được tôn trọng. Nhà thơ tỏ ra là người am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật và có nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. Thể loại truyện thơ đến Truyện Kiều đã khẳng định khả năng chuyển tải nội dung và có tính tự sự đồng thời thấm đượm chất trữ tình. Tiếng Việt trong truyện Kiều là thứ ngôn ngữ văn học điêu luyện trong sáng. Về mọi phương diện đây là một kiệt tác của văn học Việt Nam được người Việt Nam nhiều thế hệ trân trọng, yêu quý.
Đoạn trích Trao Duyên từ câu 723 đến câu 757 của Truyện Kiều. Nội dung tóm tắt của 723 câu thơ trước đó: Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong ngày hội mùa xuân, sau đó, tình yêu giữa hai người này nở. Họ đã thề nguyền sẽ chung thủy với nhau đến trọn đời. Nhưng một tai họa đã ập xuống gia đình Kiều. Để có 300 lạng bạc hối lộ cho bọn sai nha lộng hành, cứu cha và em trai khỏi bị chúng hành hạ, Kiều buộc phải bán mình, tức là hy sinh mối tình với kim Trọng..
Sau khi việc bán mình đã được thực hiện, cha và em trai đã được tha, Kiều ngồi trắng đêm suy nghĩ về thân phận và tình yêu. Rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
So với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự khác biệt trong cách bố trí sự kiện trao duyên. Kim Vân Kiều Truyện kể Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trước khi việc bán mình diễn ra, Truyện Kiều để việc trao duyên diễn ra sau khi việc bán mình đã hoàn thành, bạc đã được trao, cha và em đã được cứu. Nguyễn Du đã có chủ định riêng khi bố trí lại tiến trình sự kiện và ông tỏ ra có lý. Khi việc bán mình đã thành sự đã rồi thì nỗi đau của Kiều vì mất tình yêu mới thật sự thấm thía, sâu sắc.
Đoạn trích này có liên hệ mật thiết với các đoạn thơ khác trong phần 723 câu thơ trước đó, đặc biệt là đoạn kết cái mối tình Kim Trọng – Thúy Kiều. Nếu nắm được nội dung các đoạn thơ này thì dễ hiểu đoạn Trao Duyên hơn. Bởi trong đoạn trích Trao Duyên, rất nhiều câu gợi lại các kỷ niệm tình yêu giữa hai người. Chẳng hạn câu thơ “ Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề” là nhắc lại hai tình tiết: –Khi ngày quạt ước: buổi gặp nhau trong khu vườn giữa hai nhà, khi Kim Trọng tặng Thúy Kiều xuyến vàng, khăn tay thì nàng đã tặng Kim Trọng chiếc quạt và chiếc khăn gấm
Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.
Cũng như vậy, câu “ Chiếc vành với bức tờ mây” gợi lại chiếc vòng xuyến mà chàng Kim đã vội chạy về nhà lấy ra tặng Kiều: “Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông”, và tờ giấy hoa tiên ( tờ mây) trên đó hai người đã viết lời thề (Tiên thề cùng thảo một chương). Ba câu thơ “ Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa – Mai sau dù có bao giờ – Đốt lò hương ấy so tơ phím này” nói đến việc trong đêm thề nguyền, Kim Trọng thấy Thúy Kiều sang phòng văn của mình, đã đốt nến sáp cho thêm ánh sáng, cho thêm hương vào lò để thêm thơm (Đài sen nối sáp lò đào thêm hương). Khi kim Trọng yêu cầu Thúy Kiều gảy đàn, nàng đã “So lần dây vũ dây văn”. Tóm lại, các kỷ niệm tình yêu sống lại rất mạnh mẽ trong lòng Thúy Kiều khi trao duyên chứng tỏ nàng có một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt.
Khái niệm “nghì” trong câu thơ “Nát thân bồ liễu đề nghì trúc mai” tức là nghĩa. “Nghĩa giả, nghi dã” ( nghĩa là việc cần làm, nên làm -xem lại phần giải thích từ nghĩa ở bài phân tích Đại Cáo Bình Ngô), nghĩa là một phẩm chất đạo đức của người xưa, có sắc thái tự nguyện, tự giác, do lương tâm đạo đức thôi thúc chứ không theo mệnh lệnh bên ngoài. Người xưa thường gắn kết các phẩm chất đạo đức, các loại tình cảm với nghĩa thành một từ ghép: nhân nghĩa, hiếu nghĩa, tình nghĩa. Vì nghĩa, người xưa sẵn sàng hy sinh bản thân: Xả thân thủ nghĩa (xả thân để giữ đạo nghĩa). Tình yêu gắn với nghĩa thành tình nghĩa, người có tình nghĩa sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì người yêu, vị tha chứ không vị kỷ. Mặc dù sự tan vỡ tình yêu do hoàn cảnh khách quan gây nên, bản thân Kiều không có lỗi, nhưng Kiều có cảm giác tội lỗi của kẻ phụ tình bạc nghĩa trước Kim Trọng. Đó là biểu hiện cụ thể của tinh thần vị tha.
Bên cạnh khái niệm “nghĩa”, cần chú ý đến khái niệm “thề”. Kiều gọi lời thề là “lời nước non”. Lời thề đối với người xưa hết sức thiêng liêng. Người xưa gửi niềm tin, giữ chữ tín qua lời thề nguyền. Trong Truyện Kiều, vìệc các nhân vật thề nguyền là rất phổ biến. Có thể nói thể trong xã hội xưa có vai trò như các văn bản giao kèo, hợp đồng của xã hội hiện đại. Một khi đã thề trước trời đất, quỷ thần thì phải tự giác giữ đúng lời thề, dẫu có phải chết vẫn giữ lời thề. Tình yêu của Kiều sâu sắc, mãnh liệt, mang đậm đặc trưng văn hóa ứng xử của con người thời trung đại
II- PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH
Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Giữa lúc gia đình và người thân bị đe dọa, không thể băn khoăn, do dự. Nàng phải lựa chọn ngay giải pháp bán mình chuộc cha, hi sinh tình yêu. Khi đã cứu được gia đình qua cơn sóng gió, Kiều lại thấy mình như là người có lỗi với Kim Trọng. Nàng lo thuyết phục Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng, thay mình trả nghĩa người yêu. Cách thuyết phục, nghệ thuật thuyết phục của Kiều có nhiều, nhưng câu nói gây ấn tượng nhất là: Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Nếu Thúy vân nhận lời Thì Kiều hình dung dấu chết vẫn được an ủi, thanh thản. Lúc này, tất cả mọi ý nghĩ của Kiều tập trung vào việc lo trả nghĩa Kim Trọng. Việc trao duyên có nhiều biểu hiện của lí trí, của nhân cách đạo đức.
– Thúy Kiều là người có tình yêu sâu sắc và mãnh liệt. Không phải Kiều là một người chỉ biết có hy sinh. Nếu nhân vật Thúy Kiều chỉ biết con hy sinh chỉ biết có chấp nhận đau khổ, bất hạnh thì nhân vật sẽ không hoàn thiện, không chân thực. Kiều còn là một người có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Nghĩa là nàng cũng biết sống cho riêng mình. Nàng nhận thấy sự trống trải, vô nghĩa của cuộc đời khi không giữ được tình yêu với chàng Kim nữa. Nàng bất giác liên tưởng đến cái chết nhiều lần. Nhờ Thúy vân trả nghĩa tưởng như có thể thanh thản, song lòng nàng biết bao dằn vặt, đau đớn. Nàng than thân trách phận. Tình yêu mãnh liệt này chứng tỏ Kiều cũng sống bằng cả tình cảm, cảm xúc. Nàng thiết tha với tình yêu, Kiều càng cảm thấy tính chất bi kịch của thân phận và tình yêu. Ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến bật lên từ cảm nhận bi kịch này. Kết hợp hài hòa cả tình cảm và lý trí, nhân vật Thúy Kiều là một kiểu nhân vật mới của văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, một giai đoạn có những khám phá mới mẻ đối với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người
Đoạn trích cho thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du
Để diễn tả đức hy sinh và lòng vị tha của Kiều, tác giả sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau. Ngôn ngữ của Kiều có mục đích thuyết phục rất rõ: Nói với em gái nhưng nàng dùng những chữ như cậy, lạy rồi sẽ thưa, xót tình máu mủ, …. Nàng thực sự mong muốn em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nói với đến lời thề nguyền thật trân trọng : lời nước non. Nàng cảm thấy thật thanh thản khi Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng (điều có vẻ lạ lùng): Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Nhưng đoạn trích này chủ yếu tập trung vào miêu tả nội tâm của một nàng Kiều với một tình yêu tha thiết, mãnh liệt. Xét thuần túy về mặt số lượng câu chữ thì dễ thấy tác giả quan tâm nhiều hơn đến tình yêu của Kiều.
Kiều nhiều lần nhắc đến các vật kỷ niệm cũng như bản thân các kỷ niệm tình yêu rất đẹp và thiêng liêng (xem lại I.2 ở trên) . Nhớ đến từng chi tiết của kỷ niệm cho thấy nàng trân trọng tình yêu, thiết tha với tình yêu như thế nào.
Kiều nghĩ đến cái chết chứng tỏ nàng thấy cuộc đời vô nghĩa thế nào khi không được sống cùng chàng Kim. Đoạn trích có 5 lần Kiều nhắc đến cái chết: chị dù thịt nát xương mòn; mất người; thấy hiu hiu gió thì hay chị về; nát thân bồ liễu; người thác oan. Đặc biệt nàng tưởng tượng đến cảnh hồn về mà âm – dương cách trở hai bên không thể nói được với nhau (cách mặt khuất lời), người sống hãy “ Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Việc tập trung dày đặc các từ ngữ diễn tả ý nghĩ về cái chết này cho thấy Kiều thiết tha biết bao với tình yêu, đồng thời cho thấy bi kịch của tình yêu, yêu mà không được sống hạnh phúc bên người yêu. Ngôn ngữ nhân vật cũng là một phương tiện để tác giả khai thác để thể hiện lý trí và tình cảm của Kiều. Lúc đầu, Kiều dùng ngôn ngữ thuyết phục Thúy Vân vì đối tượng đối thoại là Thúy Vân. Nhưng rồi Kiều đánh mất sự thanh thản từ lúc nào, nàng bất trắc chuyển qua ngôn ngữ độc thoại với những lời than thân trách phận, xót xa, đau đớn. – Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên – Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Cuối cùng Kiều chuyển qua đối thoại với Kim Trọng mà quên hẳn Thúy vân đang ngồi trước mặt. Đó là đỉnh điểm của sự đau đớn vì tình yêu dang dở, là i lời nhắn gửi thiết tha đến chàng Kim Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Sự chuyển đổi đối tượng hướng đến của ngôn ngữ nhân vật tạo điều kiện cho độc giả hình dung tâm trạng nhân vật đa dạng, nhiều chiều. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|