ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA
Không có phản hồi
ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA
Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam. Từ sau năm 1975, Thanh Thảo chuyên hoạt động văn nghệ. Những năm gần đây, ngoài sáng tác thơ, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình,… Trưởng thành trong phong trào thơ trẻ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tiếng thơ Thanh Thảo đã nổi bật là tiếng nói riêng trung thực của một thế hệ cầm súng tự giác trước vận mệnh dân tộc và lịch sử. Thơ ông nghiêng về suy tư, triết luận.
Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936) là một trong những nhà thơ và soạn kịch nổi tiếng nhất Tây Ban Nha. Từ nhỏ, Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc,… Năm 1936, ông bị thế lực dân tộc chủ nghĩa cực đoan bắt và giết hại trong tư cách một người cộng hòa và người cộng sản.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (rút trong tập Khối vuông ru-bích) không dễ đọc. Cần có một số tri thức bổ trợ để tiếp cận văn bản tốt hơn. Bài thơ của Thanh Thảo có tính chất của thơ siêu thực. Nhà thơ đã tâm sự như sau: “Khi viết một bài thơ cụ thể, như bài Đàn ghi ta của Lor-ca, mối quan tâm chính của tôi chỉ là một hình ảnh gợi mở, một tâm hưởng hay một nhịp điệu mơ hồ nào từ đâu đó, chứ tuyệt nhiên không có một “vấn đề” nào cả! Anh hỏi tôi có gửi lời tri âm hay kí thác nào vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết. Khi làm thơ thì chỉ từ ngữ gọi là từ ngữ, nhiệp điệu đẩy đưa nhịp điệu”. Tất nhiên đây chỉ là cách nói nhấn mạnh đặc trưng của tư duy thơ siêu thực vốn đề cao yếu tố trực giác, cái vô thức trong quá trình sáng tác. Bản thân sự quan tâm và hứng thú của Thanh Thảo với nhà thơ nổi tiếng Lor-ca cũng đã là một cách gửi gắm, nêu vấn đề. Điều Thanh Thảo nói như trên rất tương đồng với chủ trương của các nhà thơ siêu thực. Thơ siêu thực hướng đến “lối viết tự động”, nghĩa là viết theo dòng cảm xúc đến một cách ngẫu nhiên, bật lên từ tiềm thức, không hề sắp xếp theo lý trí. Do đó, có cảm giác thơ siêu thực mang màu sắc phi lí, các hình ảnh, các liên tưởng đặt cạnh nhau không theo một logic nào, một nguyên tắc nào theo cách quan niệm duy lý thông thường. Thanh Thảo còn nói: “Dĩ nhiên, Lor-car là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông”. Nghĩa là những gì nhà thơ Thanh Thảo tiếp nhận về Lor-ca đã tích tụ lại trong tiềm thức dưới dạng “cảm xúc” và “ấn tượng”, khi viết bài thơ, chúng tự bật ra theo quy luật “viết tự động”. Chẳng hạn, lời đề từ bài thơ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” chính là bắt nguồn từ bài thơ Ghi nhớ của Lor-ca: Khi nào tôi chết hãy vùi thây tôi cùng với cây đàn dưới lớp cát. Khi nòa tôi chết hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam và đám bạc hà. Khi nào tôi chết hãy vùi thây tôi, tôi xin các người đó, nơi một chiếc chong chóng gió. Khi nào tôi chết! (Diễm Châu dịch) Để hiểu được hình tượng cây đàn ghi ta, cũng nên biết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: Ghi ta bần bật khóc Buổi sáng vỡ bình yên Ghi ta bần bật khóc Không thể nào dập tắt Không thể nào bắt im. Ghi ta bần bật khóc Như nước chảy theo mương Như gió trường trên tuyết Không thể nào dập tắt Ghi ta khóc không ngừng Những chuyện đời xa lắc. Như mũi tên vô đích Như hoàng hôn thiếu vắng ban mai Như hạt cát miền Nam bỏng rát Xót xa than lạnh giá sắc sơn trà Những chú chim đầu tiên chết gục theo cành. Ôi ghi ta nạn nhân khốn khổ đáng thương Của bàn tay – bộ dao năm lưỡi! (Chưa rõ người dịch) Có người hỏi, những hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, “hát nghêu ngao”,… là những đặc trưng Tây Ban Nha, Thanh Thảo trả lời: “Đó là những hình ảnh về Tây Ban Nha đã lặn sâu vào tôi từ khi tôi đọc những tác phẩm của Hê-minh-uê – một nhà văn người Mĩ. Mãi cách đây mấy năm, tôi mới có dịp ghé qua Bác-xê-lô-na, trong khi bài thơ này đã viết cách đây ngót 30 năm, nên những hình ảnh Tây Ban Nha mà tôi có được đều qua sách vở. Cách biểu đạt này theo tôi cũng không mới mẻ gì, nhưng nó thích ứng trong bài thơ này, khi Lor-ca được coi là “con họa mi Tây Ban Nha”. Lor-ca có câu thơ tôi thuộc lòng từ 40 năm nay, qua bản dịch của Hoàng Hưng: “Con ngựa đen/vầng trăng đỏ”, còn hoa li-la (hoa ly- hoa huệ tây) thì không chỉ có ở Tây Ban Nha, nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ. Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú “vê” ghi ta – cây đàn mà người Việt mình hay gọi là “Tây Ban cầm”. Một không khí hơi mờ ảo, những hình ảnh mơ hồ lãng đãng… là những gì tôi có được về xứ sở An-đa-lu-xia mà tôi cảm nhận qua thơ Lor-ca. Tôi đã cố gắng đưa vào bài thơ mình”. Như vậy, các hình ảnh đặc trưng về Tây Ban Nha đã được “nạp” vào tâm khảm nhà thơ bằng nhiều con đường, qua nhiều năm để khi viết về một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha, chúng bật ra. Sôi nổi, bồng bột, ngẫu hứng, không xếp đặt, song vẫn quy tụ về con người Tây Ban Nha tài hoa, anh hùng. Bản thân các hình tượng trong bài thơ có thể được tiếp nhận khác nhau, đa nghĩa, tùy thuộc vào vốn sống, sự hiểu biết của từng người.
Những nét đặc thù đậm chất Tây Ban Nha được liên tưởng như tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, miền đơn độc, trên yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao,… Đây là những ấn tượng đã được tích lũy qua văn thơ, âm nhạc, điện ảnh, qua thực tế tham quan… tập hợp lại đậm đặc tạo nên tình yêu với đất nước tươi đẹp, có nền văn hóa đầy bản sắc: Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao Trong thơ Lor-ca có những bài viết về cô gái Di-gan, cũng được liên tưởng đến trong mạch cảm nghĩ, trong ấn tượng về đất nước có bản sắc văn hóa độc đáo Nhưng các hình ảnh trên cũng có thể đem lại một cảm nhận về người lữ hành cô độc Lor-ca. Người đi tìm kiếm những giá trị tinh thần, đấu tranh với các thế lực phản động. “Áo choàng đỏ gắt” chứ đựng sau nó hình ảnh những võ sĩ đấu bò tót rất quả cảm ở Tây Ban Nha. Không gian mênh mang, xa rộng, thời gian đêm với vầng trăng chuếnh choáng như trong cơn say nói một cái gì vĩ đại, phóng khoáng, tự do nhưng đầy cô đơn của người nghệ sĩ. Tiếng hát nghêu ngao gợi liên tưởng đến sự vô tư. Chú ý sự kết hợp, liên kết, đặt cạnh nhau các hình ảnh thị giác (áo choàng đỏ gắt), hình ảnh cảm giác (vầng trăng chuếnh chóng, yên ngựa mỏi mòn), âm thanh (li-la li-la li-la, hát nghêu ngao) đem lại cảm giác khác lạ so với những hình tượng được liên kết theo logic lí trí thông thường.
“Áo choàng bê bết đỏ”. Có một sự song hành giữa hình tượng người võ sĩ đấu bò tót dũng cảm nhưng đã thành nạn nhân và Lor-ca bị đưa về bãi bắn. Vậy thì cuộc đấu tranh của Lor-car chống lại thế lực phản động cũng như trận đấu đầy quả cảm nhưng cũng rất nguy hiểm của người võ sĩ kia. Tiếng đàn được đặt trong những trường liên tưởng rất khác nhau, gợi nỗi đau đớn bất ngờ trước sự mất mát, trước cái chết của Lor-ca. Tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn của Lor-ca: “tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy”. Có thể gợi liên tưởng tiếng đàn đến với nỗi đau đớn của cô gái có nước da nâu, người yêu của Lor-ca. “Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” cũng có thể được hiểu như sự sống vĩnh cửu của tiếng đần. “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” hay là sóng dậy từ tiếng đàn uất hận của người nghệ sĩ chiến đấu? Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca dùng hình tượng tiếng đàn chảy máu dưới năm ngón tay như bộ dao năm lưỡi. Lúc này đây, bộ dao năm lưỡi ấy uất ức lướt trên phím đàn khiến máu chảy ròng ròng. Tiếng đàn như tiếng lòng, tiếng thét phẫn nộ của Lor-ca. Cái chết – sự ra đi của Lor-ca được liên tưởng với hình ảnh Lor-ca bơi sang ngang dòng sống trên chiếc đàn ghi ta màu bạc. Phải chăng tác giả liên tưởng đến hình ảnh vượt sang bến bờ bên kia, sang cõi Niết Bàn trong học thuyết giải thoát của Phật Giáo? Thật khó khẳng định, song song chuỗi những liên tưởng với các hình ảnh ném lá bùa cô gái Di-gan, vào xoáy nước, ném trái tim mình, vào lặng yên bất chợt cũng cho phép hiểu đây là sự ra đi vĩnh viễn. Âm điệu tiếng đàn còn ngân nga mãi li-la li-la li-la như sự tiếc thương, như sự vĩnh biệt. Có thể có những cách cảm nhận khác. Những hình tượng siêu thực cho phép mở rộng liên tưởng vô bờ mà các cách đọc như trên chỉ là một. Người chiến sẽ đáu tranh cho tự do, cho cuộc sống tốt đẹp có thể bị giết nhưng tiếng đàn – tâm hồn của anh thì bất tử. Không thể chôn được tiếng đàn, tất nhiên, tiếng đàn bất diệt nhưu cỏ mọc hoang, có sức sống mãnh liệt. Tiếng đàn khóc như những giọt nước mắt long lanh, vầng trăng nước mắt rọi xuống đáy giếng trong suốt. Đó chỉ là một hướng trong trường liên tưởng đa chiều của các hình tượng thơ. Dẫu cho các hình tượng rất khó đọc một cách xác quyết theo cách đọc duy lí thông thường nhưng nếu ta hiểu được tình cảm của người viết với Lor-ca thì ta cũng có thể giải thích các hình tượng ấy. TRẦN NHO THÌN Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|