NGUYỄN ĐÌNH CHỂU, NGÔI SÁO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Không có phản hồi
NGUYỄN ĐÌNH CHỂU, NGÔI SÁO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm (1925), từng dự lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1927, ông về nước hoạt động bị địch bắt, kết án tù và đày ra Côn Đảo (1929 – 1936). Ra tù, ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông tham gia Ủy ban Dân tộc giải phóng, Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945, và sau đó, liên tục giữ nhiều trọng trách trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1951 – 1986), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1954), Thủ tướng Chính phủ (1955 – 1981), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1987), đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII,… Phạm Văn Đồng vừa là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỷ XX, vừa là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lý luận văn hóa, văn nghệ lớn. Ông đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nước nhà, có nhiều ký kiến chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới. Ống đã viết nhiều bài nghị luận độc đáo, đặc sắc về Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,… và về tiếng Việt.
Đây là nhà thơ nổi tiếng đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (cần ôn lại) với các tác phẩm (đoạn trích) Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Truyện Lục Vân Tiên ra đời trước khi Pháp xâm lược, tức là trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng có thể vì không trực tiếp phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược nên dù là “một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu”, nhưng trong bài viết này chỉ được nói đến sau bài văn tế và các áng văn thơ yêu nước chống Pháp. Trật tự ưu tiên trong bài viết cũng thể hiện hết sức rõ ràng quan niệm cách mạng về văn nghệ của Phạm Văn Đồng.
Bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn thành năm 1963. Đây là giai đoạn nhân dân ta đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là một nhà cách mạng, Phạm Văn Đồng đã đọc Nguyễn Đình Chiểu theo quan điểm cách mạng về văn học nghệ thuật. Một nhà văn quá khứ được đánh giá cao tất nhiên phải là một nhà văn yêu nước, thương dân, là một tấm gương sáng về sứ mệnh người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng; sáng tác của nhà văn đó phải có ý nghĩa khích lệ, cổ vũ nhân dân ta chiến đấu chống xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là lý do vì soa trong bài viết có những câu như: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này” (chú ý: lúc này tức là thời điểm năm 1963); và “Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Tính thời điểm của bài viết và quan điểm cách mạng về chứng năng văn học là điều cần đặc biệt chú ý.
Dễ dàng nhận thấy bài vết được chia làm ba phần, đánh dấu bằng dấu sao. Phần thứ nhất khái quát về con người, cuộc đời và quan niệm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả nhắc lại bối cảnh lịch sử khi đất nước bị lâm nguy, giữa lúc “vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng” nhưng “nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước” để ghi nhận hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ yêu nước. “Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn”, “Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước ngày càng cao cả, rạng rỡ”. Trong bối cảnh đó, “cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ hy sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Từ đây tác giả khái quát quan điểm văn nghệ: “Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức” (thiên chức – chức trách thiêng liêng). Phần thứ hai: phần viết có dung lượng lớn nhất trong ba phần, dành cho các áng “thơ văn yêu nước” của Nguyễn Đình Chiểu. Giá trị của thơ văn yêu nước của ông trước hết là ở chỗ “làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trao kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”. Tác giả dựng lại sống động không khí đánh Pháp xâm lược giữa lúc triều đình Tự Đức đầu hàng, một khí thế mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục qua những áng văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu “không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Tác giả cũng đặt thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong truyền thống văn học yêu nước như một giá trị căn bản của truyền thống văn học Việt Nam, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Đình Chiểu và các tác giả văn học yêu nước Nam Bộ cùng thời. Nguyễn Đình Chiểu kế thừa truyền thống văn học yêu nước của Nguyễn Trãi trong hoàn cảnh mới, ông cũng không đơn độc mà có nhiều nhà văn, nhà htow yêu nước xung quanh có điều ông là một tác giả yêu nước tiêu biểu, điển hình nhất lúc ấy. Phần thứ ba nói về Truyện Lục Vân Tiên. Trước tiên tác giả viết về giá trị luân lý, đạo đức như một trong những giá trị hàng đầu của truyện thơ này; sau đó lý giải đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm. Để lý giải vì sao Truyện Lục Vân Tiên lại “rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, “các nhân vật của Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng,… là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu gian khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn […] Họ sống trong một xã hội cũng như biết bao xã hội từ xưa đến nay – có người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian, có nhiều đau khổ, bất công – họ đã đấu tranh không khoan nhượng chống mọi gian dối, bất công và họ đã thắng. Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”. Về nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh về nghệ thuật trình diễn tác phẩm, “đây là một chuyện “kể”, chuyện “nói”. Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”. Đây là một nhấn mạnh rất cần thiết để hiểu đúng đặc điểm nghệ thuật của Truyện Lục Vân Tiên. Mặt khác, tác giả cũng ghi nhận tác phẩm này có nhiều câu thơ hay, dễ thuộc lòng chứ không phải là chỉ có sự nôm na, mộc mạc. Nhân dân say sưa nghe kể Truyện Lục Vân Tiên “không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay”.
Qua kết cấu của bài viết, ta dễ dàng nhận thấy quan niệm văn nghệ cách mạng thấm sâu vào các luận điểm về Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả có dụng ý dành phần đầu để nói về bối cảnh đấu tranh chống Pháp và những sáng tác Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những nhân vật Nam Bộ yêu nước; trong phần thứ ba viết về Truyện Lục Vân Tiên, tác giả không chỉ nói về tấm gương đạo nghĩa của các nhân vật chính diện trong tác phẩm này mà còn lưu ý họ đã đấu tranh chống lại mọi giả dối, bất công và đã chiến thắng. Toàn bộ các lập luận, phân tích nhằm đến kết luận
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng bộc lộ tình cảm yêu tuowng sâu sắc đối với những người dân yêu nước Nam Bộ. “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cắt xé”. Tác giả như trầm ngâm suy nghĩ về nguyên nhân thất bại, về những bước đi của lịch sử dân tộc trong quá khứ và tỏ thái độ lên án gay gắt đối với vua chúa nhà Nguyễn bạc nhược cam tâm đầu hàng quân xâm lược. Giá như có những người lãnh đạo kế tục được khí phách, dũng khí của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, của người anh hùng Nguyễn Huệ thì chắc hẳn lịch sử chống ngoại xâm, bảo về độc lập của dân tộc ta đã có những bước đi khác. Tác giả luôn có ý thức liên hệ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với thời hiện đại (tức là với thời kỳ nhân dân ta đang chiến đáu chống Mĩ xâm lược và đang giành được nhiều thắng lợi to lớn): “Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ!”. Điều đó hàm nghĩa rằng chúng ta đang kế thừa sự nghiệp chính nghĩa của những người yêu nước chống Pháp xâm lược thời kỳ đó. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng trên lập trường khách quan, khoa học khi đánh giá mọt tác giả, tác phẩm quá khứ. Chẳng hạn khi nói về quan niệm đạo đức của nhân vật chính diện trong Truyện Lục Vân Tiên, tác giả viết: “Những giá trị luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”. Phần lỗi thời nói đây chính là quan điểm “trung vua” hoặc quan niệm về “tiết hạnh” có phần khắt khe, nghiệt ngã của Nho giáo. Nhưng tác giả vẫn chú trọng khai thác giá trị tích cực của một tác giả quá khứ “Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở phương Đông hoặc phương Tây, vẫn để lại cho đời sau những điều giáo huấn đáng quý trọng”. Chúng ta cần vận dụng chủ trương tiếp nhận di sản văn học quá khứ như vậy.
Đặc sắc nghệ thuật của bài văn nghị luận là sự kết hợp hài hòa giữa lý lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trong khuôn khổ ngắn gọn, người viết đã vận dụng các thao tác phân tích sau:
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|