VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Không có phản hồi
Tuần 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Đề
Tôi muốn buộc giá lại Cho hương đừng bay đi (Xuân Diệu) Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi (Tố Hữu)
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào? (Nguyễn Khuyến) Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh, Linh lung bóng sáng bỗng rung mình (Xuân Diệu) Đáp án
– Cách trang trí, đồ đạc, quang cảnh tráng lệ, lộng lẫy trong phủ chúa. – Cung cách sinh hoạt, cách nói năng, thưa gửi giữa mọi người có tính lễ nghi, quyền uy tột độ, qua đội ngũ người hầu kẻ hạ đông đảo và cách hưởng thụ xa hoa.
– Không bộc lộ trực tiếp. – Không đồng tình với cuộc sống xa hoa. – Dửng dưng với cán dỗ vật chất.
– Quan sát thực tế, chú ý mô tả được những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất điển hình, gây ấn tượng. – Nghệ thuật ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. – Các sự việc hiện tượng được kể theo một trật tự nhất định, có diễn biến theo trình tự thời gian, không gian. – Ngôn ngữ súc tích, gợi tả được cái thần của cảnh và vật.
– Hiểu rõ bệnh của thế tử và có cách chữa bệnh đúng nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không thể trở về nhà. – Nhưng nếu cho thế tử uống thứ thuốc vô thưởng vô phạt sẽ trái với y đức và lương tâm, phụ lòng ông cha. – Cuối cùng lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Điều đó chứng tỏ tác giả không chỉ là một thầy thuốc giỏi mà còn là người thầy thuốc có lương tâm, y đức.
– Là một người thầy giỏi, có kiến thức sâu rojng và già dặn kinh nghiệm (thể hiện qua việc phát hiện ra nguồn gốc căn bệnh của thế tử: do thế tử ăn quá no, mặc quá ấm…). – Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ (thể hiện qua việc đấu tranh nội tâm khi quyết định bốc thuốc cho thế tử). – Là người có phẩm chất cao quý, khinh thường danh lợi, quyền uy, yêu tự do và nếp sống thanh đạm nơi quê nhà.
– Những yếu tố chung trong lời nói: các âm, thanh điệu, âm tiết, từ, ngữ cố định… – Các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo cụm từ, câu, đoạn, văn bản, các phương thức chuyển nghĩa, chuyển đặc điểm ngữ pháp của từ, phương thức sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các câu…
– Giọng nói (cách phát âm, âm lượng, tốc độ, cao độ, trường độ…). – Vốn từ ngữ cá nhân. – Những biến đổi cái chung có sẵn trong cách tạo lập và bộc lộ ngôn ngữ: biến đổi nghĩa hay dạng thức của từ, biến đổi sự kết hợp của từ ngữ… – Sự sáng tạo ra sắc thái mới cho từ, tạo ra từ ngữ mới hoặc các kết hợp từ ngữ mới… – Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc và phương thức ngôn ngữ chung: cách tạo câu bỏ thành phần, câu đặc biệt… Ví dụ minh họa: – Nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan (biến đổi sự kết hợp của từ ngữ khác với trật tự thông thương) gây hiệu quả nghệ thuật, nhấn mạnh giá trị gợi tả, gợi cảm của các từ lom khom, lác đác: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà
– Nếu không nắm vững ngôn ngữ chung thì không thể tạo ra lời nói cá nhân cũng như không thể hòa nhập trong giao tiếp xã hội và lĩnh hội lời nói của các cá nhân khác. – Ngôn ngữ chung được hiện thực hóa trong lời nói cá nhân, được biến đổi và phát triển trong chính quá trình mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tham gia giao tiếp. Sự biến đổi ngôn ngữ trong lời nói cá nhân cũng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ chung, tuy nhiên những biến đổi này cần tuân theo những quy tắc và phương thức chung mới có hiệu quả. – Ví dụ: từ mặt trờicó nghĩa chung là chỉ mặt trời, một hiện tượng tự nhiên, nhưng được khai thác theo những khía cạnh riêng trong mỗi câu thơ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân ló chói qua tim. (Mặt trời là lí tưởng cách mạng soi đường cho tác giả) Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Mặt trời tượng trưng cho Bác Hồ với sự tỏa sáng rực rỡ) Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng (Mặt trời là đứa con, niềm vui, niềm hạnh phúc tỏa sáng cho cuộc đời người mẹ)
– Trong từ điển, “buộc” có nghĩa là làm cho bị giữ chặt ở một vị trí bằng sợi dây. – Ở câu thơ thứ nhất: “buộc” được chuyển nghĩa với mong muốn là gió ngừng lại hoặc không có gió. – Câu thơ thứ hau, “buộc” chuyển nghĩa chỉ sự gắn bó tự nguyện của người chiến sĩ cách mạng với nhân dân cần lao. Đây là sự chuyển đổi, sáng tạo lời nói cá nhân của mỗi nhà thơ khi vận dụng vốn từ ngữ chung, quen thuộc.
– Ở hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, các số từ mấy, mộtđược đặt đầu câu tạo ấn tượng về sự thưa thớt, ít ỏi. – Ở hai câu thơ của Xuân Diệu, gợi tả cảnh vật Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh, nhấn mạnh sắc thái của từ lung linh, gợi cảm giác về một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|