ÁNH TRĂNGÁNH TRĂNG Nguyễn Duy A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
Bài thơ được in trong tập Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984.
Bài thơ được viết năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là thế hệ từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên tình nghĩa. Nhưng khi đã trải qua máu lửa, nước nhà thống nhất, được sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại, người ta dễ quên những gian lao, nghĩa tình của một thời đã qua. Ánh trăng được viết trong bối cảnh cảm xúc đó, là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước sự lãng quên ấy.
– Thể thơ năm chữ. – Bố cục bài thơ có sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm xúc của bài thơ được mang theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ba khổ đầu là kí ức về vầng trăng, gắn với hồi nhỏ, hồi chiến tranh rồi đến hồi về thành phố ( thời hòa bình), từ là “vần trăng tình nghĩa”, vầng trăng tri kỉ” đến thành “ người dưng qua đường”. Ba khổ cuối là ảm xúc trước vầng trăng hiện tại. Khổ thứ tư là bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc. Vầng trăng đột ngột hiện ra trong cảnh mất điện đã gợi lại bao kỉ niệm, nghĩ suy.
– “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. – Bài thơ kết hợp giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình, tự nhiên. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Bài tơ mở ra dòng hoài niệm, bắt đầu từ quá khứ rất xa. Hoài niệm ấy tắm đẵm ánh trăng. Vầng trăng đã gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ, nhất là trong những năm tháng gian lao thời chiến tranh. Trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên, tươi mát, thơ mộng, là tri kỉ của con người. Trong những năm tháng ấy người lính xông pha nơi trận mạc, gắn bó với những cánh rừng, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, với cuộc sống đơn sơ bùn đất. Con người sống “hồn nhiên như cây cỏ”, “trần trụi với thiên nhiên”. Mọi niềm vui nỗi buồn đều gắn với đem trăng. Trăng là nguồn sáng, là vẻ đẹp, là bạn hữu tình, tri kỉ, trăng trở thành một phần của cuộc sống. Bởi thế, lòng đã tự hẹn lòng về một mối tình chung thủy, son sắc với vầng trăng, “ngỡ không bao giờ quên”. Từ “ngỡ” vừa bâng khuâng, vừa tiếc nuối như báo trước một sự đổi thay lớn lao, một nghĩa tình đáng ra phải được trân trọng. – Hoàn cảnh đổi thay tác động đến con người khiến con người lãng quên vầng trăng: Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Thành phố không chỉ là một địa điểm khác mà là một cuộc sống mới của hòa bình khi chiến tranh đau thươgn đã lùi xa. Hòa bình, những người lính từ những cánh rừng trở về thành phố; cuộc sống thành phố đầy đủ tiện nghi, lấp lánh gương kính đèn màu, bởi thế, trăng vẫn rất gần- “đi qua ngõ”, vẫn là người bạn chung tình thuở trước nhưng lòng người đã thay đổi nên trăng thành người “dưng” và còn như “người dưng qua đường”. Tri kỉ thành người dưng, câu thơ ngắn gọn, súc tích mà phần thơ không diễn đạt bằng lời thì vô cùng. Cai sự quên nhớ ấy âu cũng là lẽ thường.
– Khổ bốn Cuộc sống cuốn theo dòng chảy của nó. Trăng tưởng đã bị mờ chìm đi trước cuộc sống thị thành hoa lệ và nhiều lo toan, bận bịu nhưng nó đã có dịp ngó lên khicó một khoảnh khắc mà cuộc sống hiện đại biến mất, để rồi đánh thức kỉ niệm và gợi bao suy ngẫm. Ba khổ đầu, giọng kể, nhịp trôi chảy bình thường dù cũng có sự biến đổi “từ hồi về thành phố”. Đến khổ thứ tư, giọng thơ đột ngột cất cao, với bước ngoặt của sự việc, với sự xuất hiện của vầng trăng. Hoàn cảnh của bài thơ được đẩy lên khi “Thình lình đèn điện tắt – phòng buyn-đinh tối om” và con người trong phút chờ diêm tìm lửa đã phản xạ như một thói quen: “vội bật tung cửa sổ”, và đột ngột tình cờ như được sắp đặt, vầng trăng tròn vành vạnh chờ bên cửa sổ, vầng trăng tình nghĩa, không hao khuyết, vẫn như thuở nào. Còn con người thì lãng quên, bởi thế bây giờ gặp lại, đột ngột, bất ngờ. Phép đảo ngữ với từ “thình lình” đặt lên đầu đã báo trước một cuộc gặp gỡ bất chợt mà kì diệu. Phép đảo ngữ thứ hai xuất hiện “đột ngột vầng trăng tròn” càng nhấn mạnh vào sự bất ngờ kì diệu của cuộc gặp gỡ. – Khổ năm Thời gian lúc này như ngừng trôi cho cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn. Khi người và trăng, mặt nhìn mặt, thì phút chốc ùa dậy trong tâm trí người lính xưa bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt, trong tư thế lặng im có phần thành kính: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” và thoáng chút ngậm ngùi: “có cái gì rưng rưng”, cái rưng rưng như đọng nước mắt, vừa mừng vui, vừa nghẹn ngào. Trăng và người như đã “đối diện toàn tâm”. Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, vào một thời họ đã lãng quên, soi vào chính mình, nhìn trăng mà thấy: “như là đồng là bể – như là sông là rừng”. Giọng thơ trầm lắng, chậm rãi cùng các điệp ngữ như dồn về những lớp sóng của hoài niệm. Trăng gợi bao liên tưởng sâu sắc. Trăng nhắc nhớ về quá khứ, quá khứ xa và gần; đất nước và quê hương; thiên nhiên và cuộc sống; lao động và chiến đấu; tập thể và cá nhân. Trăng gợi lên hình ảnh của hiện tại: sự giàu đẹp và nỗi vất vả gian lao còn phải phấn đấu, niềm tin và hy vọng, cái lớn lao, sự hùng vĩ của thiên nhiên cùng sức mạnh con người trong cuộc sống. Sự trở lại và liệt kê liên tiếp những hình ảnh: đồng, bể, sông, rừng, không gợi sự khô khan, mà gợi lên bao tình cảm, suy ngẫm, trải nghiệm. Những câu thơ như thước phim quay chậm của quá khứ qua con mắt người ngắm trăng. Đối diện với trăng là đối diện với một thuở ấu thơ, một thời trai trẻ, một huở hoa niên, một phần của cuộc đời. Câu thơ liền mạch, nhịp thơ ngân nga, thiết tha cảm xúc, như một lời tâm sự chân thành, sâu lắng. – Khổ sáu Trong cuộc gặp lại không lời này, trăng va fng]ời như có sự đối lập. Trăng – hình ảnh của thiên nhiên, trong cảm nhận của con người, giờ đây theo quy luật tuần hoàn của nó, vẫn chiếu sáng, vẫn “tròn vành vạnh” dẫu cho “người vô tình”. Suốt bài thơ, vần trăng luôn được miêu tả gắn với các định ngữ (“tình nghĩa”, “tròn”), đến khổ cuối kết tinh trong hình ảnh “tròn vành vạnh”, đó là ân nghĩa thủy chung, là những giá trị tốt đẹp của quá khứ mãi vẹn nguyên. Cái im lặng của trăng, cái ánh sáng dịu mát của trăng không phải là một sự bất động mà lại làm cho con người suy ngẫm về mình. Con người như có sự ân hận, xót xa vì đã “vô tình”, vô tình với trăng cũng là vô tình với cuộc sống, với con người và cả với những gì thân thuộc, với quá khứ, với hiện tại. Cái “im phăng phắc”, sự im lặng đầy tình nghĩa, không một lời trách cứ mà có phần nghiem khắc của trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng lặng lẽ là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là một nỗi ăn năn nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người. Cái “giật mình” chứa đựng cả tin yêu, hi vọng. Sự xao động trong lặng yên này như một mạch nước ngầm vọt trào lên sẽ xua đi bao lỗi lầm để vững vàng tạo một cuộc sống đẹp đẽ. Giọng thơ từ thiết tha đến trầm lắng trong cảm xúc và suy tư lặng lẽ. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài tác giả nhiều lần nhắc đến “vầng trăng tròn”, còn đến đây lại nhắc đến Ánh trăng và tên tập thơ cũng là Ánh trăng. “Vầng trăng tròn” để nói về quá khứ thủy chung, tình nghĩa, vẹn nguyên, còn “ánh trăng” để nói đến vầng hào quang của quá khứ, ánh sáng của lương tâm, của đạo đức, cái ánh sáng rọi soi, thức tỉnh, để xua đi khuất tối trong tâm hồn. Hình ảnh thơ đến đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lí: vầng trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của đời sống. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ kể chi người “vô tình” là biểu tượng cho sự bao dung, độ lượng, cho nghĩa tình thủy chung, trọn vẹn, trong sáng, vô tư, không đòi hỏi sự đền đáp. Đó chính là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc trong thơ từ thời chiến tranh chống Mĩ. Vầng trăng cứ tròn vành vạnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể mờ phai. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả trong mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Ánh trăng vì thế không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ – thế hệ từng sống hào hùng suốt một thời đánh giặc, mà có ý nghĩa với nhiều người, với mọi thời. Nó có ý nghĩa cảnh tỉnh, gợi cho mọi người sống ý nghĩa, sống đẹp, xứng đáng với, những người đã khuất, xứng đáng với chính mình, trân trọng quá khứ để vững bước trên đường tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng mà lại là chuyện đời, khơi đúng cái mạch nguồn đạo lí truyền thống của dân tộc: thủy chung, ngĩa tình, uống nước nhớ nguồn, lời thơ thấm thía, xúc động, bởi trước hết nó là lời tự nhắc nhở với giọng trầm tĩnh mà lắng sâu. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
Bài thơ giống như câu chuyện đầy chất thơ, đầy hiện thực đời sống. Tuy thế, bài thơ không một chút đao to búa lớn, cũng làm gì có roi vọt mà sao khi ta đọc như thấy có ai quất vào người mình đau đớn. “Ánh trăng” giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ; tự nhiên thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong người đọc bao suy ngẫm xót xa. Tôi nghĩ điều nhà thơ muốn nói còn nằm ngoài ngôn ngữ trong thơ, tức sức gợi của bao la, vô kể”. (Lương Kim Phương, Thơ, bốn phương cùng bình, NXB Thanh niên, Hà Nội,1999)
… Qua bài thơ, tác giả đối thoại với chính mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc. Cái lối của bài thơ là sự chân thành, sự tâm tình của một khoảnh khắc tâm tình rất thật”. (Bùi Vợi, Báo Văn nghệ số 16, ngày 19/4/1986) D – LUYỆN TẬP
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó. Biện pháp này còn có ở các câu thơ nào khác trong bài thơ ấy?
Nhưng bài thơ đâu chỉ miêu tả vẻ đẹp tự nhiên, cái vẻ đẹp thuần khiết trong lành của ánh trăng ấy mà đó còn là lời nhắc khuyên tha thiết chân thành và sâu xa về lẽ sống, thái độ sống của con người.
– Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn. – Thành phần triển khia đoạn gồm 10 câu. – Thành phần kết đoạn được viết dưới dạng câu nghi vấn.
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|