BẾP LỬABẾP LỬA Bằng Việt A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
Bài thơ Bếp lửa in trong tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
– Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên học ở nước ngoài (Liên Xô cũ).
– Thể thơ: kết hợp tám chữ với bảy chữ, chín chữ một cách linh hoạt. – Bài thơ mở ra là hìn ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những hình ảnh tuổi thơ sống bên bà, được bà yêu thương, chăm sóc với bao lo toan, vất vả. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu về bà với bao cảm phục, biết ơn. Cuối cùng người cháu gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ hiện tại đến suy ngẫm. Bài thơ là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo với bà, từ nơi xa nhớ về bà. – Bố cục bài thơ + Ba dòng đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc về bà + Ba khổ tiếp (lên bốn tuổi … niềm tin dai dẳng): hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Hình ảnh người bà gắn liền với bếp lửa. +Khổ thứ sáu (Lận đận… thiêng liêng – bếp lửa): suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Khổ cuối: người cháu đã trưởng thành, ở xa, không nguôi nhớ về bà.
– Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước. – Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN Bài thơ là lời tâm tình, nỗi nhớ của đứa cháu với bà.
Bài thơ là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo từ nơi xa hướng về người bà nơi quê nhà. Dòng cảm xúc được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Những từ “chờn vờn”, “ấp iu” vừa gợi bép lửa vừa gợi cảm xúc. Bếp lửa ấy với ngọn lửa bốc cao, tỏa sáng, ẩn hiện tứ sương sớm, ấp ủ than nồng đượm, nhờ sự kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa và nhớ thương bà.
– Bếp lửa đã thắp lên nỗi nhớ , gợi về bao kỉ niệm. Kỉ niệm tuổi thơ lần lượt hiện lên trong kí ức như một thước phim. Kỉ niệm đầu tiên hiện về là khi lên bốn tuổi: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe,khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Tuổi thơ ấy có nhiều nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, có bóng đen ghê rợ của nạn đói 1945. Khi ấy, cháu cùng bà nhóm lửa, khói hun nhèm mắt, “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Cảm giác cay vì khói đã in đậm dấu ấn vật chất không phai mờ trong tác giả hay đó cũng là nỗi xúc động khi nhớ lại những năm tháng cô cực ở lứa tuổi ấu thơ. Hoài niệm ấy đã xóa đi khoảng cách mấy chục năm trời, khiến quá khứ như đồng hiện trong hiện tại. – Tiếp đó là chuỗi kỉ niệm về tám năm dòng kháng chiến sống cùng bà. Bố mẹ công tác ở chiến khu, chỉ có hai bà cháu sống cùng nhau nơi miền quê. Tiếng chim tu hú gợi về những buổi mai, hai bà cháu dậy sớm nhóm lửa giữa không gian vắng lặng, mênh mông. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong: “Tiếng tu hú sao mà da diết thế!”. Tiếng tu hú trở đi trở lại thành điệp khúc, là chủ âm của khúc hoài niệm này. Bên bếp lửa bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban cháu, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Mẹ cùng cha bận công tác không về, bà ở nhà giữ gìn tổ ấm, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ, nuôi nấng của bà giữa hoàn cảnh đất nước kháng chiến. Cảm công ơn ấy, người cháu càng thương bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Đứa cháu sống trong sự yêu thương, chăm sóc của tình bà, càng chạnh lòng thương con tu hú bé bỏng, thiệt thòi: Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? – Hoàn cảnh đất nước giặc giã có biết bao yêu thương, mất má, gian lao, thử tháchđã ghi vào trong kí ức. Trong những năm tháng ấy, có một kỷ niệm mà người cháu vẫn nhớ ngọn ngành: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Lời dặn của bà, cháu vẫn khắc ghi. Nỗi khổ vì giặc giã tàn phá xóm làng, bà âm thầm chịu đựng, không muốn người con ở chiến khu biết điều đó, để người con yên tâm công tác. Bà muốn sẻ chia gánh vác cùng con cháu, cùng mọi người, góp phần đẩy nhanh công cuộc kháng chiến tới thắng lợi. Giữa tro tàn, mất mát, đau thương, bà lại nhóm lửa, vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản với ngọn lửa hung tàn, tiêu hủy dã man của bọn giặc: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng … Bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường nữa mà nó chứa ngọn lửa lòng bà, ngọn lửa của tình thương và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Ngọn lửa ấy lòng bà luôn ủ sẵn, bất diệt. Bà đã nhóm lên một bếp lửa tinh thần trong tâm hồn đứa cháu, nhóm lên những yêu thương, suy nghĩ đầu tiên, rộng lớn hơn tình bà cháu thông thường, đó cũng là lòng yêu thương, tin tưởng với đất nước, con người. Hìn ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa trìu tượng và khái quát. Và dòng sông êm đềm của tình bà cháu đã hào vào biển lớn của tình yêu đất nước, con người.
Từ hoài niệm và suy tưởng, từ quá khứ trở về với hiện tại, ngươid cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Suốt một đời vất vả, lận đận, bà đã và vẫn làm cái công việc nhóm lửa: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Khôn lớn, trưởng thành, người cháu càng thấu hiểu ý nghĩa cao cả, thiêng liêng trong cái công việc tưởng rất đỗi bình dị của bà. Điệp từ nhóm được dùng với hai lớp nghĩa và nhịp thơ dồn dập đã nói lên biết bao công việc bà làm và ý nghĩa cao cả của những việc làm đó. Bà đã làm cái công việc khởi đầu cho một ngày – nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và cũng làm cái công việc khởi đầu cho một đời, một tâm hồn. Bà nhóm lửa cho hôm qua và cho cả hôm nay cho cuộc đời mới, cho cháu con, cho mọi người và cho cả bà. Bếp lửa vì thế trở nên kì lạ, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Lời thơ thốt lên chưa hết ngạc nhiên và đầy cảm kích về bếp lửa, về bà. Nhớ về bếp lửa như nhớ về cội nguồn với niềm tri ân sâu nặng.
Đứa cháu năm xưa giờ đã khôn lớn, trưởng thành, được chắp cánh bay xa, tới những khung trời rộng lớn, với những niềm vui rộng mở (có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả) vẫn không nguôi quên bếp lửa của bà: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? …”. Bếp lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trên hành trình dài rộng cuộc đời. Nghĩa là một bếp lửa mới đã được nhen lên, sự sống cứ thế truyền đời, bất diệt. Như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, tình thương, niềm tin cho các thế hệ. Bếp lửa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm yêu thương, nghĩa tình, gia đình, đất nước, sức sống bền bỉ của con người. Nhớ về bếp lửa là nhớ về cội nguồn, nghĩ về phẩm chất của dân tộc và ý thức kế thừa, phát huy nó, sống xứng đáng với những ân nghĩa đã nhận chịu. Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi tu từ tạo nên một kết thúc mở với nỗi nhớ khôn nguôi, với niềm hoài vọng tha thiết, đau đáu. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi Chỉ mỗi ngày rắn lại, ít lời thêm (Nguyễn Xuân Nam, nhà thơ Việt Nam hiện đại)
(Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc – Hiểu văn ngữ Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr. 96, 97)
(Chu Văn Sơn, Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
Ôi kì lạ và thiếng liêng – bếp lửa! Tác giả – người cháu trong bài thơ như đã nhận ra một điều sâu xa rằng: Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu mà chình là được nhóm lên tùa ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin … Vì thế, khi bà “nhóm bếp lửa” cũng là lúc nhóm niềm yêu thương, bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm, “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với xóm làng, quê hương. Và cuối cùng, người bà kì diệu ấy “nhóm dậy”, “khơi dậy”, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người… để đứa cháu được đi xa, được thấy “ngọn khói trăm tàu” để có “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Như thế, hình ảnh người bà không những biểu tượng cho người “nhóm lửa”, giữ lửa mà còn biểu tượng cho những người, lớp cha ông , truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin … cho các thế hệ nối tiếp. Ngôn ngữ dạt dào như sóng dội, lan tỏa như lửa ấm. Hay đây chính là cảm xúc dân trào, đang tỏa ấm của nhân vật người cháu, của nhà thơ? Mỗi câu thơ, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bai tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Đó là đạo lí cội nguồn của dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình, con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà, tổ tiên: “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm” (Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, Bình giảng văn học 9, NXB Giáo dục, 2005, tr.81 – 82) D – LUYỆN TẬP 1.Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng …
5.Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|