CON CÒ Chế Lan Viên A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
– Bài thơ Con cò được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) của Chế Lan Viên.
– Thể thơ tự do – Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn: I, II, III + Đoạn I: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. + Đoạn II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời. + Đoạn III: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của tình mẹ và lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
– Khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, bài thơ Con cò ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. – Bài thơ có sự vận dụng sáng tạo ca dao, thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp thơ tám chữ, hình ảnh thơ vừa gần gũi vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu gợi âm hưởng những lời hát ru và còn là giọng suy ngẫm, triết lí. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Bài thơ mở ra lời tâm tình thiết tha của người mẹ với đứa con yêu. Lời tâm tình ấy hướng về con cò. Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru – ca dao Việt Nam vốn rợp trắng cánh cò. Tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao này gợi lên những ý nghĩa biểu tượng phong phú của hình ảnh con cò. Các câu “Con cò bay lả bay la – Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng” hay “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống xưa. Đó là cuộc sống thanh bình, yên ả, ít biến động. Còn bài “Con cò mà đi ăn đêm …” lại gợi về những người nông dân, người phụ nữ, người mẹ vất vả, nhọc nhằn, lặn lội kiếm sống nhưng nỗ lực giữ gìn nhân cách, phẩm giá, giữ cái đức cho con. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều bài ca dao có hình ảnh con cò mang ý ngĩa tương tự như: “Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” hay “Cái cò đi đón cơn mưa – Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”, hay hình ảnh người vợ trong thơ Tú Xương: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. – Ở đây, ta thấy được thái độ trân trọng của tác giả với tấm lòng nhân hậu và những câu thơ hay của cha ông. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh của con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Qua những lời thơ ấy là điệu hồn của dân tộc, lối sống của cha ông sẽ thấm dần vào thế giới tâm hồn của con người. Đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu ý nghĩa của những lời ru ấy, chúng chỉ cần được ru vỗ trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của người mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống và tấm lòng bao dung, che chở của người mẹ: “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ … chẳng phân vân”.
– Lời ru vỗ của người mẹ này càng thiết tha đưa con vào giấc ngủ say nồng. Cánh cò vẫn vỗ hoài theo những lời ru. Hình ảnh con cò đến đây đã có sự phát triển. Nó như đã vỗ cánh từ lời ru ra cuộc đời, mang hình hài, sự sống, sống trong tâm hồn con người và gắn bó cùng con người trong cuộc đời, nâng đỡ con người trên mọi chặng đường. Cò trở thành bạn đồng hành, là người dìu dắt, chở che, theo cùng con người từ thuở ấu thơ, nằm trong nôi: Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi đến tuổi tới trường: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân và đến lúc trưởng thành: Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn… Như vậy, hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Tình yêu và lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng đứa con lớn lên, đã chắp cánh ươc mơ cho con. Là nguồn sinh dưỡng không vơi cạn cho con.
– Giọng thơ từ tâm tình thiết tha giờ lắng vào suy tư sâu sắc. Đến đây, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng, triết lí. Con cò là biểu tượng của tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời: Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Tình yêu mẹ dành cho con bất chấp khoảng cách của không gian, thời gian, mọi trắc trở, gian lao. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý ngĩa muôn thuở: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con Kết câu “dù … vẫn” chữ “vẫn” điệp lại, ý thơ thêm khẳng định mạnh mẽ. Con dù lớn, dù có già đi thì vẫn mãi là con của mẹ, để mẹ yêu thươgn, lo lắng, che chở. Một mai mẹ có thể không còn trên cõi thế này nữa thì lòng mẹ vẫn luôn theo con. Tình mẫu tử thật bền chặt, sắt son và bất diệt. Cảm xúc lắng vào suy tư, nâng lên những suy tưởng, khái quát thàn triết lí – đó là tư duy thơ quen thuộc của Chế Lan Viên và là ưu thế của thơ ông, tạo nên những câu thơ hay. Những câu thơ này có thể tồn tại độc lập với ý nghĩa hoàn chỉnh, thâm thúy của nó, nhưng đặt vào bài thơ, nó lại như những mắt xích tự nhiên, không gượng ép và trở thành điểm ngời sáng của bài thơ. – Phần cuối bài thơ trở về với âm hưởng ngọt ngào, ru vỗ của lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy: Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Biết bao tâm tình, ước vọng về con người, cuộc đời gửi gắm trong hình tượng con cò, trong những lời ru của mẹ sẽ nuôi dưỡng tâm hồn cho con lớn lên. Con cò – lời ru – tình mẹ cũng là cuộc đời, đất nước, điệu hồn dân tộc cho con “lớn nổi thành người” – “sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Nguyễn Duy). Bởi thế mà “Ta đi trọn kiếp con người – Cũng không đi hết những lời mẹ ru” (Nguyễn Duy). C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
Gốc nhãn cao Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái Tám mươi, nay mẹ hẳn lưng còng Chắp đườn Nam – Bắc con thăm mẹ Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn. Canh cá tràu Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn thêm một tí rau thơm Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Nhiều tác giả, Bình giảng văn 9, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh)
(Đỗ Ngọc Thống, (Chủ biên) – Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005)
D – LUYỆN TẬP
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|