ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
Bài thơ được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958).
Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới trong không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng. Chuyến đi thực tế vài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã thấy nhà thơ thấy rõ cuộc sống lao động ấy của nhân dân ta, góp phần mở chặng đường mới cho thơ Huy Cận. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế đó.
– Thể thơ: Bảy chữ – Bố cục: Bài thơ được bố cục hành hình theo một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. + Hai khổ đầu: cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người. + Bốn khổ tiếp: cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời đêm. + Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh lên. Hành trình của buổi lao động của đoàn thuyền đánh cá nhịp với nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh.
– Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp. – Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Thời điểm đoàn thuyền ra khơi thật đặc biệt – vào lúc hoàng hôn xuống trên biển cả: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ khiến vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn đang vào đêm với động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêm là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cài. Thiên nhiên như dọn dẹp chuẩn bị nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động. – Ngược lại con người lại bắt đầu cuộc lao động rất hào hứng: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi – Câu hát căng buồm với gió khơi”.Sự đối lập về hình ảnh và nhạc điệu ở hai câu đầu với hai câu sau nói lên khí thế và nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương đất nước. Chữ “lại” vừa tạo sự đối lập, vừa gợi thế chủ động của con người và cho biết đoàn thuyền vẫn thường đi như thế, không phải lần đầu. Mặc dù vậy, khí thế vẫn hăm hở, náo nức, cất lên thành khúc hát. Đó là không khí tập thể tưng bừng, cả một đoàn thuyền tấp nập nối đuôi nhau ra khơi. Người lao động hát vang bài tiến quân ca ra biển cả. Cách nói ẩn dụ gợi câu hát cũng như tạo nên sức mạnh vật chất, góp gió căng buồm, đẩy thuyền ra khơi. Câu thơ gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát, tạo nên hình ảnh vừa thực, vừa lãng mạn, khỏe và lạ. Tâm tư người đánh cá gửi gắm trong bài hát: phấn khởi, say mê công việc và sự giàu đẹp của biển quê hương. Lời ca của họ có “muôn luồng sáng” tỏa giữa biển đêm: Hát rằng: cá bạc biển đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
– Tài quan sát tinh tế cùng cảm hứng lãng mạn giúp tác giả phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển trong đêm trăng, với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động khi đã làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương. Cảm hứng của tác giả men theo hành trình buổi lao động mà bộc lộ, qua đó cảnh đánh cá hiện lên thật hào hùng và lãng mạn. – Khổ ba là cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, tìm luồng cá, bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa thơ mộng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò sóng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời lá cánh buồm – buồm đẫm ánh trăng đã trở thành “buồm trăng”. Chủ nhân của con thuyền – người đánh cá cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời, trong tư thế làm chủ. Thuyền và người hòa nhập với kích thước rộng của thiên nhiên, vũ trụ. Họ ra tận khơi xa, dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận. Đoàn thuyền đánh cá như những chiến thuyền băng băng lướt sóng, thế bủa vây điệp trùng. Cuộc lao động là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Ngư dân làm việc với lòng dũng cảm hăng say và trí tuệ nghề nghiệp, với tâm h ồn phơi phới của người làm chủ. – Khổ bốn là cảnh giàu đẹp của biển cả. Biển đẹp và giàu điểm tô cho bức tranh lao động sắc màu rực rỡ, tươi vui. Cá không những nhiều mà còn ngon qua cách liệt kê: “Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, lại đẹp qua hình nảnh ẩn dụ “Cá song lấp lánh cá đen hồng”, và nhân hóa “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Các hình ảnh nhân hóa khiến cảnh biển sống động và lung linh, kì ảo: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”. – Khổ năm miêu tả cảnh gõ thuyền xua cá vào lưới. Người đánh cá làm việc giữa bao la biển trời và bao la tiếng hát. Thiên nhiên cũng góp nhạc với con người: Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền, tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới. Thiên nhiên và con người cùng nhịp lao động. Công việc đánh cá giữa biển đêm vốn nặng nhọc, vất vả đã thành bài ca lao động đầy niềm vui, vừa hùng tráng vừa mộng mơ. Con người chinh phục thiên nhiên nhưng vô cùng biết ơn mẹ thiên nhiên: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào – Khổ sáu là cảnh kéo lưới, bắt cá. Sao mờ, đêm tàn, cũng là lúc kéo lưới kịp trời sáng. Cảnh kéo lưới, bắt cá được miêu tả vừa đầy chân thực vừa đầy lãng mạn: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng Cảnh lao động như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa với nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp cuồn cuộn, kéo lên mẻ lưới trĩu nặng cá bạc cá vàng. Hình ảnh cá bạc cá vàng. Đó chính là thành quả lao động. Màu hồng của bình minh làm ấm bức tranh. Chữ “lóe” vừa gợi sự nhảy nhót của cá trong lưới vừa gợi ánh bình minh. Công việc lao động nhịp nhàng với sự vận hành của vũ trụ.
Bài ca lao động khép lại thật hùng tráng với cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong chiến thắng lúc bình minh lên. Cảnh trở về đây khí thế và niềm vui: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt ca huy hoàng muôn dặm phơi Câu đầu khổ cuối lặp lại câu cuối khổ đầu (chỉ khác chữ “với” thay cho “cùng”) như điệp khúc của khúc ca. Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát, làm việc trong tiếng hát, trở về vẫn hát vang. Tiếng hát sau một đêm lao động vẫn hào hứng, mạnh mẽ. Bài thơ lặp lại nhiều lần chữ “hát” khiến nó thực sự là một bài ca. Bằng tiếng hát, nhà thơ đã khắc họa được cái hồn của không khí náo nức, phơi phới của những con người đang “Tập làm chủ tập làm người xây dựng – Dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên” (Tố Hữu). Đoàn thuyền trở cề trong tư thế hào hùng, khẩn trương: chạy đua cùng mặt trời. Trong cuộc chạy đua này, con người đã chiến thắng. Khi mặt trời đội biển nhô màu thì đoàn thuyền đã về đến bến. Ánh mặt trời điểm tô cho thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh huy hoàng. Hình ảnh mặt trời đã mở ra tứ thơ và khép lại tứ thơ cũng là mặt trời nhưng ánh sáng của nó rực rỡ, lan tỏa mãi. Hình ảnh bình minh lên còn gợi lên những ý nghĩa ẩn dụ về một ngày mới, về tương lai tươi sáng của đất nước. Thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ lớn lao và niềm vui chiến thắng cũng mang tầm vóc lớn khiến khổ thơ kết mang vẻ đẹp huyền thoại, để lại nhiều dư ba. C – TÁC PHẨM – TỪ GÓC NHÌN
“Sau cách mạng tháng Tám, tôi có nhiều dịp viết nhiều về vẻ đẹp sông nước khi ở vùng biển Hạ Long. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tôi được viết trong những tháng năm đất nước bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả một vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh. Đoàn thuyền đánh cá lấy thời điểm xuất phát khác với lệ thường lúc mặt trời lặn và trở về trong ánh bình minh chói lọi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề tăm tối và mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động tự nhiên của nó. Ở đây, tôi đã miêu tả tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước Cách mạng, Vũ trụ ca còn buồn thì bây giờ vui trước là tách biệt, xa cách với cuộc đời thì hôm nay lại gần gũi với con người. Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là một khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Bài thư cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Chất hiện thực của khung cảnh lao động trên biển cả khi vùng biển đã về ta. Và chất lãng mạn thì cũng không cần phải tưởng tượng nhiều. Ở giữa cảnh trời biển cao rộng đó, với gió với trăng rồi bình minh và nắng hồng và đặc biệt sức người trong lao động đều thực sự mang tính chất lãng mạn, bay bổng. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”, “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Cảm hứng và hình ảnh ấy rất thích hợp với lao động trên biển. Tôi nghĩ rằng trong khung cảnh đó cũng không thể viết khác đi. Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh đẹp của một ngày mới khi đoàn thuyền đang trở về, các khoang thuyền đầy ắp cá. Mở đầu bài thơ, hình ảnh “mặt trời xuống biển” và kết thúc bài thơ là hình ảnh “mặt trời đội biển” nhô lên giữa sóng nước. Thiên nhiên đã vận động theo một vòng quay của mặt trời và con người đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong lao động. Không có gì vui bằng lao động có hiệu quả”. (Nhà văn nói về tác phẩm, Sđd, tr. 126 – 128)
(Xuân Diệu, Lời giới thiệu “Tuyển tập Huy Cận”, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1986. Tr. 17 – 18)
(Nhiều tác giả, Ôn tập văn học 9 NXB Giáo dục, 1999, tr.247) D- LUYỆN TẬP
Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Dựa vào nhận xét trê, em hãy:
Sóng đã cài then, đêm sập cửa (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Có bạn cho rằng các hình ảnh “mặt trời”, “hòn lửa”, “sóng” và “cửa” trong hai câu thơ trên là ẩn dụ. Còn những từ “xuống”, “cài”, “sập” lại là nhân hóa. Từ đó, lời thơ như dựng nen trước mắt người đọc một ngôi nhà không gian – ngôi nhà vũ trụ thật lớn lao, kì bí. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Tại sao? Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ trên gợi em nhớ tới những câu thơ nào khác cũng có hình ảnh “mặt trời” được xem là một ẩn dụ tu từ (ghi rõ tên bài thơ, tác giả)?
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|