KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸKHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ Nguyễn Khoa Điềm A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
Bài thơ được in trong tập Đất và khát vọng, NXB Văn học, Hà Nội, 1984.
Bài thơ được sáng tác ngày 25 tháng 3 năm 1971, khi Nguyễn Khoa Điềm đang công tác ở chiến khu Thừa Thiên. Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra quyết liệt trên cả hai miền Nam Bắc. Thời kì này, cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn.
– Thể thơ: chủ yếu là thơ tám chữ – Bố cục của bài thơ Bài thơ có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở bằng hai câu: “Em cu Tai … đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan A-kay ơi …” (bốn câu). Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ được ngắt đề đặn ở giữa dòng. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế tạo nên âm điệu dịu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ tình thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ. Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp, đan cài nhau làm nên khuc hát ru dịu dàng, đằm thắm, lắng sâu, tạo nên sự hào thanh mới lạ. Điệu ru vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển theo ba đoạn của bài thơ thể hiện tình cảm thiết tha, sâu nặng và sự phát triển của tình cảm, ước mong, hành động của người mẹ.
– Bài thơ khắc họa được hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-Ôi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, giàu lòng yêu thương con, gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu. Qua đó, bài thơ thể hiện lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. – Bài thơ kết hợp biểu cảm với tự sự, có bố cục đặc sắc với những khúc ru, giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Từ lời ru của tác giả tượng hình lên vóc dáng người mẹ được gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể qua từng đoạn thơ. Người mẹ vừa địu con vừa làm biết bao công việc của người dân nơi chiến khu, việc nhà mà cũng là việc nước, việc kháng chiến. – Đầu tiên là mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến. Công việc thì vất vả nhưng tình cảm mẹ giành cho con thì sâu nặng vô cùng: Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi mà em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời Hai mẹ con cùng chung một nhịp, theo nhịp chày giã, nhịp lao động của mẹ. Tấm thân của mẹ như dành trọn cho con: vai làm gối, lưng đưa nôi và tim hát thành lời ru cho con ngủ. – Tiếp đến là hình ảnh người mẹ “Tỉa bắp trên núi Ka-lưi”, nghĩa là đang làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu – bám đất bám làng chiến đấu. Sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa núi rừng mênh mông, heo hút được thể hiện qua hình ảnh đối lập: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ”. Tấm lưng người mẹ nhỏ nhưng bền bỉ như lưng núi và kiêu hãnh hơn lưng núi vì con trai – mặt trời của mẹ nằm ở trên lưng: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng Lối nói ẩn dụ đã diễn tả tình cảm mẹ yêu con thật cảm động. Mặt trời là kì vĩ, quý giá nhất trong vũ trụ này, thì con cũng là mặt trời của mẹ, là nguồn cảm xúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống, con là ánh sáng, là sự sống, là hi vọng của đời mẹ. Mặt trời con cứ trẻ trung và ngày càng rực rỡ trên thế gian này như mặt trời kia là vĩnh hằng. – Từ trên sân nhà, mẹ ra nương rẫy rồi mẹ đến chiến trường: “Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng”. Mẹ cùng các anh trai, chị gái cầm súng, cầm chông, “mẹ địu em đi để dành trận cuối”. Mẹ đã trực tiếp tham gia chiến đấu để bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với lòng quyết tâm, tin tưởng vào thắng lợi. Và đứa con của mẹ cũng lớn dần, cùng mẹ góp phần vào kháng chiến: Từ trên lưng mẹ em tới trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn Phải chăng mẹ đã dùng tấm lưng làm nôi nuôi dưỡng những dũng sĩ cho cuộc kháng chiến của dân tộc và gánh chịu tất cả nỗi vất vả, gian lao để giành chiến thắng. Ta hiểu vì sao mà tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là “Khúc hát ru của những em bé lớn trên lưng mẹ”. Qua ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc và tấm lòng của người mẹ nơi chiến khu gian khổ. Người mẹ ấy bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, đất nước, khát khao độc lập, tự do. Vì thế, người mẹ ấy không chỉ riêng của Cu Tai mà còn là mẹ chiến sĩ, cao hơn là mẹ Tổ quốc.
– Người mẹ còn hiện lên rõ nét qua những lời ru của mẹ. Tình yêu con tha thiết, dịu dàng, âu yếm thể hiện ngay từ lời mở đầu mỗi khúc hát ru: “Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi”. Qua lời ru, ta thấy được sự nâng niu, âu yếm, vỗ về rất dịu dàng của người mẹ với con. Tình mẹ yêu con trải dài qua những lời ru nhắc đi nhắc lại như điệp khúc: “Mẹ thương A-kay, mẹ thương …”. Qua mỗi lời ru ở mỗi đoạn thơ, chiều dày tình cảm càng tăng lên, càng được nâng lên. – Thương con, mẹ mong ước cho con bao điều. Nếu lời ru của tác giả hướng vào thực tại thì lời ru của mẹ lại hướng về tương lai, như là lời lí giải động lực tinh thần sâu xa giúp mẹ vượt qua gian lao, thử thách. Tình cảm và ước mong người mẹ giành cho con hòa với tình cảm và ước mong dành cho bộ đội, dân làng, đất nước. Giữa hoàn cảnh, công việc cụ thể của người mẹ ở từng đoạn thơ với tình cảm, ước mong của mẹ có sự liên hệ tự nhiên, chặt chẽ. Vì đang giã gạo nuôi bộ đội, mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần. Mai sau con lớn vung chày lún sân”. Vì đang tỉa bắp trên núi nên mẹ ước “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”. Vì đang đìu con đi để “giành trận cuối” nên mẹ ước “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn được làm tự do”, (lúc ấy, mơ được thấy Bác Hồ là mơ nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp). Người mẹ mong cho con mau chóng lớn khôn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất (vung chày lún sân, phát mười Ka-lưi) và trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập, tự do thiêng liêng, để được làm người dân của một đát nước hòa bình. Ước mong của người mẹ gắn liền và hòa hợp tình yêu con với tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Ước mong ấy lớn dần lên, từ hạt gạo, hạt bắp đến tự do, từ cho con, cho đến quê hương, cho đất nước. Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng và hòa cùng công việc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước. Điều thú vị là người mẹ gửi trọn niềm mong ước vào giấc mơ của đứa con: “Con mơ cho mẹ…”, mà không nói mẹ mơ điều này, điều kia. Mẹ mong con ngủ ngoan, có giấc ngủ sâu và những giấc mơ đẹp. Lặp lại cụm từ “Con mơ cho mẹ…”, lời ru càng thêm thiết tha, tin tưởng, tự hào. – Từ những hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-Ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, y chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. – Bài thơ đã khắc tạc nên bức tượng đài kì vĩ về người mẹ bình dị mà vĩ đại trong cuoovj kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Khúc hát ru đã được phổ nhạc và góp một giai điệu đẹp vào bản trường ca bất tận về người mẹ Việt Nam. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
– Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng – Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ Khi đối chiếu trong hai câu, thường tạo nên cách lập ý bất ngờ, hàm súc. Ý thơ từ cụ thể chuyển sang khái quát rất nhanh, đầy tiến hóa mà dễ tiếp thu. Tôi nghĩ đây là nét thú vị nhất của bài thơ này: – Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời – Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng – Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn Tình mẫu tử thì có thể nói mãi không hết. Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng nói ít nhưng lại để ta thấy hết được cái chất của tình mẹ ấy: thiết tha, đằm thắm như mọi tình mẹ con truyền thống Việt Nam, nhưng lại có cái cao cả rộng lớn của thời đại cách mạng. Cách diễn đạt có nhiều mới mẻ: anh ví con là mặt trời của mẹ, nhưng là mặt trời thân gần, nằm ngay trên lưng mẹ. Cây bắp sống được là nhờ có mặt trời, mẹ sống được qua mọi cực nhọc của cuộc đời này cũng là nhờ có con. Mà con đối với mẹ còn hơn cả mặt trời đối với cây cối, vì mặt trời còn cao chứ con thì ngay trên lưng mẹ. Ý thơ sâu sắc vậy nhưng vẫn bám chắc vào các chi tiết thực. Nó gây được ấn tượng mạnh vì được chuẩn bị từ câu thơ trên: “Mặt trời của bắp thì nàm trên đồi”. Tác giả tung hứng chi tiết, hình ảnh rất tài: Ý trên gợi ý dưới, câu dưới dọi lên câu trên, đoạn sau đoạn trước đan cài chặt chẽ. Đây là bài thơ mà sự kết cấu của nó đã trở thành nội dung. Vẫn ý thơ này nhưng thiếu những thủ pháp ấy, hương sắc sẽ nhạt đi nhiều. Ví dụ hai câu: Từ trên lưng em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn Nếu tách hai câu xa nhau, sẽ không thấy được tính quy luật tất yếu của cách mạng. Câu thơ trên vẫn là câu thơ hay: Từ cuộc đời của em bé cụ thể này, tác giả đã bao quát được số phận của cả đất nước – một đất nước đã có truyền thuyết chú bé làng Gióng bước từ nôi ra là nhảy lên lưng ngựa sắt ra trận, câu tập nói đầu tiên là xin đi đánh giặc. Câu thơ dưới tính hình tượng ít hơn, nhưng cũng là một cách khái quát con đường đi tới cách mạng của nhân dân ta. Đặt hai câu thơ cạnh nhau, tạo thành một cặp lập luận, chúng có sức cộng hưởng ngang nhau, tạo thành một khối vừa sâu ý vừa đẹp về hình ảnh. Sau hết xin được nói tới cái đề bài. Đây là câu thơ hay nhất của bài: “Những em bé lớn lên trên lưng mẹ. Người mẹ trở nên vĩ đại như trái đất và đứa con thì thần kì như phù đổng. Hình ảnh phi lí nhưng đã thâu tóm thấu lí nhất nội dung của bài thơ”. (Vũ Quần Phương, Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, 1988)
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Tiếng gọi ấy, lời khuyên ấy vuôt ve em bé và được lặp lại ở đầu mỗi đoạn thơ. Giã gạo bằng chày tay thật vất vả. Nhưng trong cái vất vả ấy ta thấy bừng lên cái say xưa, lạc quan: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Và tấm lòng của mẹ là chiếc “nôi” xinh xắn. Không có con mắt quan sát tinh tế làm gì, Nguyễn Khoa Điềm có những vần thơ độc đáo ấy! …” (Thái Duy, Một khúc hát ru xúc động, Báo văn nghệ, số 437, ngày 23/2/1972) D – LUYỆN TẬP
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|