MÂY VÀ SÓNGMÂY VÀ SÓNG
A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
– Bài thơ là lời em bé nói với mẹ, như một lời thủ thỉ tâm tình, có những đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây” và “sóng”, qua đó ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. – Bài thơ viết theo lối thơ văn xuôi (lối thơ hiện đại); tạo dựng những tình huống thử thách, những cuộc đối thoại tưởng tượng; dùng nghệ thuật lặp lại, song có biến hóa để khẳng định tình yêu mẹ của em bé một cách trọn vẹn, sâu sắc; xây dựng các hình ảnh thiên nhiên vừa sinh động vừa kì ảo và mang ý nghĩa tượng trưng. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
Bài thơ là lời tâm tình của em bé với mẹ, chia làm hai phần: – Phần 1(Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc đối thoại với những người “trên mây” và trò chơi của em bé. – Phần 2 (Còn lại): Cuộc đối thoại với những người “trong song” và trò chơi của em bé. Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại về cấu trúc, từ ngữ, cách xây dựng hình ảnh nhưng có sự biến hóa và phát triển qua hai tình huống thử thách khác nhau, thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé trọn vẹn, sâu sắc và dâng trào mãnh liệt. Mỗi phần của lời em bé đều giống nhau, gồm có: – Lời mời gọi của những người sống “trên mây” hoặc “trong sóng”. – Lời từ chối của em bé – Nếu trò chơi của em bé Đây là thơ văn xuôi, câu thơ dài ngắn khác nhau, không vần nhưng vẫn có nhạc điệu.
– Em bé nói với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và song. Những người sống “trên mây”, “trong song” đã vẽ ra trước em bé một thế giới thật hấp dẫn, tha hồ vui chơi suốt ngày trước vũ trụ rực rỡ sắc màu, với bình minh vàng, với vầng trăng bạc, với tiếng ca du dương bất tận và được đi khắp nơi này nơi nọ: “ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. “ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Những người sống “trên mây”, “trong sóng” không những mời gọi mà còn chỉ cho cách đến với họ và cái cách hòa hợp cùng họ cũng thật thú vị, hấp dẫn: “ Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậy sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “ Hãy đến rìa biển cả, nhắm mắt lại, cậy sẽ được làn sóng nâng đi” Đó chính là tiếng gọi của thế giới diệu kì. Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn với tuổi thơ. Dường như khó có thể chối từ những lời mời gọi ấy, nhưng điều gì đã níu giữ em bé lại?
– Em bé đã không đi cùng những người sống trên mây, trong sóng. Em đã từ chối những lời mời mọc rủ rê hấp dẫn kia: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Lời từ chối và lí do từ chối thật dễ thương khiến những người sống “trên mây”, “trong sóng” đều “mỉm cười”. Em bé biết mẹ đang mong, hơn nữa mẹ luôn muốn em ở nhà chiều chiều. Vì vậy em không thể rời xa mẹ và làm sao em có thể thiếu mẹ được. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết biết nhường nào. Tình cảm hai chiều nên càng thiết tha, cảm động. – Dĩ nhiên, em bé đầy luyến tiếc những cuộc vui chơi. Bằng chứng là em đã hỏi họ: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” và “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Song tình yêu thương mẹ đã thắng. Tình thân nhân và sâu sắc của bài thơ chính là thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy. Đó cũng chính là sức níu giữ của tình mẫu tử.
– Em bé như sống trong mộng với những tưởng tượng của mình rồi như sực tỉnh trở về với thế giới có mẹ. Song cõi đời thực không làm đứt cánh những giấc mơ bay bổng. Em bé thật thông minh, hay cũng vì rất yêu mẹ và yêu cả thiên nhiên nên đã rất sáng tạo. Không đi cùng những người “trên mây”, “trong sóng”, em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi đầy thú vị khác cùng với mẹ dưới mái nhà thân thương của mình: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm” “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào?” Trò chơi của em bé có mẹ và có sự hòa quyện vào thiên nhiên, một sự hòa hợp tuyệt diệu và thấm tình mẫu tử. Em bé biến thành “mây” rồi thành “sóng”, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”, để em được “ôm lấy mẹ”, được “lăn, lăn, lăn mãi” vào long mẹ rộng mở, bao dung. Các động từ “ôm”, “lăn” đặc biệt từ “lăn” đã diễn tả tình gắn bó thắm thiết của hai mẹ con. Em bé có mẹ và có tất cả, có vũ trụ bao la, có sắc màu rực rỡ, có tiếng cười hạnh phúc. Cái thế giới có mẹ chính là thiên đường tuyệt vời nhất. Những trò chơi của em bé hay hơn, thú vị hơn nhiều những cuộc vui chơi của những người sống “trên mây”, “trong sóng”. Đối với em bé, mẹ là vẻ đẹp, là niềm vui, là sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ. – Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ (mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời,…) thật thơ mộng và đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên rất lung linh kì ảo, gợi nhiều liên tưởng. Những người sống trên mấy, trong sóng có thể là những tiên đồng hay những ông tiên, nàng tiên,… Hình ảnh, hoạt động, âm thanh, màu sắc được dung để miêu tả thiên nhiên đều rất sát hợp, vì thế thiên nhiên hiện lên rất chân thực và sinh động song mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. “Mây” và “sóng” là biểu tượng về con , “trăng” và “bờ biển” là biểu tượng cho tấm long dịu hiền, bao la, bao dung của mẹ. Ta-go lấy mối quan hệ “mây-trăng”, “sóng-bờ” để nói về sự gắn bó của tình mẫu tử và nâng tình cảm ấy lên kích thước vũ trụ, lớn lao và vĩnh hằng. – Câu thơ cuối vừa là lời kết cho phần hai vừa là lời kết cho cả bài thơ, là một kết thúc viên mãn. Đó là niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử. Câu thơ có ý nghĩa khẳng định tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng bất diệt, không gì tách rời, chia cắt. Nhà thơ đã hóa thân trong em bé để nói hộ tấm long của những đứa con yêu mẹ và ca ngợi tình mẫu tử. – Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẫu tử, bài thơ còn có thể gợi ra những suy ngẫm mang ý nghĩa triết lí: Trong cuộc sống vẫn thường có những cám dỗ và quyến rũ, muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy; hạnh phúc không phải điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng; con người cần biết sống hòa hợp với thiên nhiên; tình yêu là cội nguồn của sáng tạo, … C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
[…] Em bé, hay nói đúng hơn thế giới trẻ em trong “Mây và sóng” không chỉ ngây thơ, chân thật, hồn nhiên mà còn rất thông minh, sáng dạ. “Nhân vật trữ tình” còn khoe với mẹ “Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn”, và thực sự trong thế giới vui chơi, em là người sáng tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc bất tận, được âu yếm mẹ và được mẹ chở che và cùng chơi, không có ai thua ai thắng. Cuộc chơi ấy chỉ có hai người, dưới mái nhà yên ấm nhưng đã gọi cả mây trời, mặt trăng, gọi cả sóng gió và mặt biển xanh vào cuộc. Điểu đáng yêu là chỗ lúc con âu yếu mẹ, lúc thì mẹ làm mặt biển bình yên rộng lớn nâng đỡ con để con thỏa thích: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. […] Cuộc chơi nào dù hấp dẫn đến đâu cuối cùng rồi cũng được khép lại. Bởi thế chỉ tình cảm mẹ con là còn mãi, một thứ tình cảm có thể quên mình để bảo vệ nó thì quả thật mẹ là thiên đường của bé. Bên mẹ mình, em còn được đắm mình trong long mẹ tự nhiên. Tình yêu mẹ, tình yêu thiên nhiên hòa quyện trong em và tình yêu mẹ của em rộng lớn ngang tầm vũ trụ. “Bài thơ dài nhưng có chung kết cấu ở các khổ. Mở đầu là tiếng gọi: “Mẹ ơi!” vừa như kể lại cuộc chơi của mình cho mẹ nghe nhưng đồng thời đó cũng là sự chờ đợi lời khuyên của mẹ. Cái hay của hình tượng đối thoại tay ba này bao giờ cũng có mẹ. Sự hiện diện của mẹ đối với trẻ em và đối với mỗi chúng ta như một sự bảo hiểm cho cuộc đời mình. Dù đi xa, bay cao, cuộc đời chúng ta bao giờ cũng được neo giữ không rời với cuộc đời mẹ. Mẹ an ủi, mẹ chở che, bao dung và yêu thương chúng ta với một tình yêu vô hạn. Trong bài thơ, mẹ không nói một lời nào nhưng lại trở thành linh hồn dẫn dắt ý nghĩ, việc làm mỗi chúng ta. Em bé đã thực sự lớn khôn lên bên mẹ, em đã chọn cuộc chơi hay hơn với mẹ, hay nói cách khác, mẹ vẫn là thiên đường êm ả nhất và bên mẹ, em bé nào cũng tìm được niềm vui và hạnh phúc nhất. Những khổ thơ cuối mỗi bài thơ đã trở thành tứ thơ giàu ý nghĩa và hấp dẫn lạ lùng. Tứ thơ của “mây và sóng” chính là chỗ này: chúng ta và tất cả trẻ em đều sống trong thiên đường có mẹ và mỗi đứa trẻ cũng là thiên đường của mẹ”. (Nguyễn Thanh Hùng, Văn học tầm nhìn biến đổi, NXB VH, HN, 1995) 2, “Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi tới mức: “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con ở đó có bóng hình mẹ. Tình mẹ con – tình mẫu tử từ giấc mơ bước ra cuộc đời, rồi lại từ cuộc đời ẩn tàng vào tâm tưởng, vào suy tư, vào các trò chơi để cho người mẹ quanh năm vất vả thêm được niềm vui và thêm được nụ cười. Tình mẫu tử xa xưa hiện về trong hiện tại, tình mẫu tử từ hiện tại lại lan tỏa tới tương lai. Nó được lồng trong trò chơi về mây và song ở mọi lĩnh vực. Mây và sóng là các hiện tượng thiên nhiên cụ thể nhưng tạo ra được một khung không gian với chiều thời gian. Mây và sóng được nhân hóa trở thành những người bạn cùng trò chuyện, rủ rê em bé, để từ đó em bé nói ra những suy nghĩ của mình về người mẹ, về tình cảm mẹ con mãi bất tử, giống như sự gắn bó mãi mãi giữa “mây” và “trăng”, giữa “sóng” và “bờ”. (Lê Nguyên Cấn, Mây và Sóng, Cảm thụ và phân tích tác phảm văn học 9, Sdd) D – LUYỆN TẬP
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào long mẹ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào (Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|