SANG THUSANG THU Hữu Thỉnh A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
– Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của nhà thơ. – Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, có nhiều hình ảnh đặc sắc, giàu sức biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, nhiều từ ngữ gợi trạng thái, cảm xúc. B – ĐỊNH HƯỚNG: TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Đây là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Khoảnh khắc giao mùa của tạo vật được thi nhận cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế. Tín hiệu báo thu về với Hữu Thỉnh không phải hoa cúc vàng hay bầu trời thu quen thuộc, hoặc hương cốm mà là từ ổi chín thơm: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió xe Đầu thu, ổi chín, hương thơm truyền đi náo nức như thông điệp của mùa thu. Cái thứ hương quê ấy không lạ trong đời nhưng lại hiếm trong thi ca, hương thu ấy vừa gần gũi vừa mới mẻ. Từ “phả” gợi hương đậm, như sánh lại, có lẽ còn bởi gió “se”. Gió đầu thu se sắt, chớm lạnh, hơi khô. – Cùng hương và gió là sương. Không gian đẫm hương là lãng đãng sương: Sương chùng chình qua ngõ Sương được nhân hóa. “Chùng chình” gợi màn sương giăng mắc, nhẹ nhàng, như có hồn, cố ý chậm lại, vừa mơ hồ, vừa động – chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. Trong sương có gió và có hương, có cả tình. Ngõ vừa là ngõ thực vừa gợi cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Sương bâng khuâng, lưu luyến như chưa muốn bước hẳn vào mùa thu. – Cảm hứng thu đã mở ra từ động thái bất chợt, ngỡ ngàng của người thơ (bỗng nhận ra). Từ bất ngờ, thi sĩ mở lòng đón nhận. Và thiên nhiên được cảm nhận qua nhiều yếu tố từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ), bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: Khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (hơi gió se); thị giác (sương chùng chình). Cảm nhận của nhà thơ có phần khá đột ngột (bỗng nhận ra). Và khi đã nhận ra những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu (hương thu, gió thu, sương thu) thì kết luận: “Hình như thu đã về”. Câu thơ như lời thăm hỏi, ngỡ ngàng, chưa thể tin. Đây là ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng ở trên nhưng vẫn là suy đoán bằng cảm giác bảng lảng, mơ hồ, hợp với cảnh giao mùa, còn chưa rõ rệt. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật. Cảnh sang thu của đất trời thấp thoáng hồn người sang thu.
– Sau phút ngỡ ngàng, bâng khuâng, nhà htow say sưa cảm nhận những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. Bức tranh thu được miêu tả ở tầm xa hơn, cao hơn, với những nét hữu tình, cụ thể, từ mặt đất hướng lên bầu trời: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Hai câu thơ đầu như đăng đối tạo nên không gian vừa rộng mở, vừa cao vời, với những động thái ngược nhau mà rất đặc trưng của mùa thu. Thiên nhiên được nhân hóa, có hồn, có tình. Dòng sông sang thu không được cuồn cuộn, gấp gáp như mùa mưa lũ ngày hạ mà :dềnh dàng” – chậm chạp, thong thả, lững lờ trôi như đang lắng lại, trầm xuống, ngẫm ngợi, suy tư, ngập ngừng. Đối lập với cảnh ấy là “chim bắt đầu vội vã” chuẩn bị chuyến di chú tránh rét vì đã chớm lạnh hay vội vã về tổ lúc chiều hôm, nhưng phải là cái “vội vã” mới chớm, mới bắt đầu thôi, chứ chưa phải đã “vội vã”. Phải tinh tế lắm mới nhận ra sự bắt đầu ấy. Không khí mùa thư vẫn thư thái, êm ả, lâng lâng, dịu dịu. Thu đang ở nơi cửa ngõ của mùa, vì thế đám mây mùa hạ mới “vắt nửa mình sang thu” cho bầu trời nhuộm nửa sắc thu. Cả cảnh vật và lòng người đang bước vào thu mà dường như còn rất quyến luyến mùa hạ. Đám mây trắng mềm mại trải dài như tấm khăn voan của người thiếu nữ duyên dáng, thảnh thơi, nhẹ nhàng, “vắt nửa mình” sang thu. Hình ảnh này có tính tạo hình không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới mùa là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất đỗi nên thơ và độc đáo của thi nhân. Đến lúc nào đó mây sẽ “thu” hẳn như trong thơ thu của Nguyễn Khuyến: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”.
– Từ say sưa cảm nhận bằng những giác quan tinh tế những biến chuyển nhẹ nhàng trong không gian sang thu, cái nhìn của thi nhân như lắng cùng sự trải nghiệm, nghĩ suy. Bức tranh sang thu đến đây được hoàn tất và có thêm hồn, đậm chất suy tư. – Thu đã hiện ra đậm đà hơn và nhà thơ cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như ở hai khổ thơ trên. Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác, lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, bớt chói gắt , nóng bức hơn. Những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ cũng vơi dần: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Và những tiếng sấm bất ngờ đi cùng những cơn mưa rào ngày hạ giờ cũng bớt đi, nhẹ đi Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Cũng có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã qua bao vụ chuyển mùa nên không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Có lẽ nên hiểu theo cả hai ý ấy. Hai câu thơ là hình ảnh thiên nhiên đầy sức gợi. Nhưng hình ảnh thơ còn nhuốm màu sắc tâm tư, mang ý nghĩa ẩn dụ. Sấm chỉ là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời, những khó khăn, trắc trở; hàng cây đứng tuổi là cách nói nhân hóa cây nhưng cũng là ẩn dụ chỉ con người đã từng trải, đã sang thu. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét bão giông lúc sang thu hay đó chính là sự chín chắn điềm đạm của con người đã từng trải sau những bão giông cuộc đời. Con người khi đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước hững tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” đặt ở vị trí cuối bài thơ vốn là vị trí rất quan trọng đã mở ra cánh cửa khác dẫn ta sang thế giới của hồn người. NHìn lại bài thơ ta càng thấm thía vì sao có sự “chùng chình”, bịn rịn lúc sang thu, vì sao vừa “dềnh dàng” vừa “vội vã”. Con người ta nhiều khi bận mải “quên cả vầng trăng lạc cả mùa”(Tô Hà), bất chợt nhận ra cảnh “sang thu” của tạo vật mà giật mình nhận ra sự “sang thu” của đời người. Con người lúc “sang thu” không còn bồng bột, sôi nổi, ào ạt như thời thanh xuân như sâu sắc, chín chắn, đúng mức hơn. Con người lưu luyến, bịn rịn, nhưn cũng khẩn trương, gáp gáp hơn, có bâng khuâng, bồi hồi nhưng trang nghiêm, chững chạc, tâm hồn vừa sâu lắng vừa rộng mở, vừa khiêm nhường, vừa có phần tự hào kiêu hãnh bởi “vào thu đang độ đẹp hết mình”(Phan Thị Thanh Nhàn). Sự sang hu của tạo vật nhịp với sự sang thu của con người, vũ trụ nhỏ hòa với vũ trụ lớn, cái riêng của nhà thơ mang tầm khái quát nhân loại. bài thơ còn có thể gợi những liên tưởng sâu xa về thế sự. Đất nước lúc đó vừa qua thời đạn bom bước vào cuộc sống hòa bình. Những tháng năm sôi động, hào hùng cũng lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới. Lối sống của con người cũng có nhiều đổi thay. Phải chăng đất nước cũng sang thu. Bài thơ trở nên lung linh, đa nghĩa, giàu sức gợi. Có lẽ đó mới chính là hương ổi riêng của Sang thu. Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu vốn rất phong phú và đẹp đẽ. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
( Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, số 1114 ngày 22/9/2005).
Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, giông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộn hồn người sang thu.” (Vũ Nho, Thơ chọn và lời bình, NXB văn học, H. 1993)
(Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc và hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005) D – LUYỆN TẬP
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
“ Quả thật, hai câu cuối của bài thơ Sang thu là hình ảnh thiên nhiên đầy sức gợi, đồng thời thể hiện sự suy ngẫm của nhà thơ về con người và cuộc đời”.
Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, mơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đêm đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. (Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, cố 114, ra ngày 22/9/2005) Để làm tốt bài văn này, theo em:
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận xét trên.
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|