BẾN QUÊ
Không có phản hồi
BẾN QUÊ (Trích)
Trong buổi sáng đầu thu hôm ấy, nhìn từ khung cửa sổ căn phòng cua mình, Nhĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông mà anh đã vố tình “ bỏ quên” cả một đời. Cảnh vật hiện ra ngoài khung cửa sổ gian gác đẹp như một bức tranh. Bức tranh đẹp nhưng muốn màu tâm trạng. Niềm khao khát sống và tình yêu quê hương của người biết mình đã ở điểm nút của sự sống khiến Nhĩ càng thấy cảnh đẹp và thân thiết, quý giá vô cùng. Cảnh trải ra theo tầm nhìn, từ gần đến xa, tạo thành mọt không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng, vòm trời và sau cùng là bài bồi bên kia sông. Mỗi cảnh vật hiện ra với vẻ đẹp riêng, đường nét, màu sắc rất tạo hình và gợi cảm mà chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc kinh tế. Những bông hoa bằng lăng cuối cùng thưa thớt nhưng lại đậm màu sắc hơn. Con sông Hồng đỏ nhạt, mặt sông nhu rộng thêm ra. Vòm trời như cao hơn, những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu càng thau xem với màu xanh non- Những màu sắc than thuộc quá như da thịt, hơi thở của màu đất mơ. Không gian và cảnh sắc ấy vốn quen thuộc và gần gũi, nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Nhưng đó cũng là lúc anh sắp mất nó vĩnh viễn, vì thế sự cảm nhận của Nhĩ mang một niềm ân hận à nỗi đau xót xa da diết bởi anh “từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” vạy mà lại chưa từng đặt chân lên “ cái bờ bên kai sông Hồng ngay trước cửa nhà mình”.
Bến sông la một không gian ước lệ tượng trưng trong truyền thống văn học. Ở đây, Nguyễn minh Châu không dựng một không gian bến sông như một không gian nào đó. Đây là bến quê ngay đầu tác phẩm. Nó là tất cra những phát hiện ấm áp tính người, tình đời của nhân vật và cũng là của tác giả trước những gì thân quen nhất, thương yêu nhất, những gì hồn nhiên, gần gũi nhất, những gì là giàu có, đẹp dễ và thuần phác, cổ sơ nhất của mảnh đất sinh ra ta và sẽ nhận ta về khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là “Bến quê”, là cuộc sống thường nhật của bao kiếp người lam lũ làm ăn vẫn thao thức hoài một câu hỏi lớn về hạnh phúc. Không gian bến quê vì vậy là một không gian mang tư tưởng quan niệm độc đáo của nhà văn về bước thức nhận c ủa đường đời. Chiếc phản hẹp, căn phòng, khung cửa sổ, cái bến sông, không gian nhỏ hẹp ấy là một không gian tìm tòi, là sự phát hiện cả một thế giới kì lạ và đầy sức sống. Không gian “bến quê”, là một thức nhận sáng ngời của nhân vật về đường đời và cuộc sống. Nhưng oái ăm thay, nhân vật mang một đau đớn trong một giới hạn mang tính bi kịch, đã nhìn thấy chân lí mà không còn điều kiện để thực hiện. Đó là “ sự bất lực của thực tiễn” trước khát vọng lành mạnh như một “ yêu cầu tất yếu”. Đó là một “ tình huống thê giới” của một nhân vật bi kịch chân chính. Điều đó là một thức nhận tuy đau khổ nhưng ngời sáng, cảnh tỉnh cho con anh và lớp người kế bước. Vì vậy không gian nhỏ hẹp kia là thước đo không gian rộng lớn của nhân vật,…
( Nguyễn Văn Long, Bến quê- sự chiêm nghiện về đời người hay là một bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học 9, Tập hai, NXB giáo dục) (Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|