CHIẾC LƯỢC NGÀ
Không có phản hồi
CHIẾC LƯỢC NGÀ (TRÍCH)
+ Tình huống thứ nhất đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là Thu không nhận cha, cho đến lúc em nhạn ra biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông sáu lại phải lên đường. + Tình huống thứ hai, ở khu căn cứ, ông sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà
+ gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương, ông sau vô cùng xúc động, nôn nóng, vồ vập. Nhưng thật trớ trêu Thu không nhận được cha, tỏ ra ngờ vực, lẳng tránh. Thu đã hốt hoảng, tái mặt đi, vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu. Những ngày ở nhà, ông Sáu càng muốn gần con thì Thu lại càng lẳng tránh, xa cách. Bé kiên quyết không chịu gọi ông là ba, chỉ nói trống không, không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm đang sôi, bát trứng cả mà ông gắp cho, khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà Ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng thật to. + Thái độ của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé còn quá nhỏ để hiểu được chiến tranh là gì, người lớn cũng chưa lường trước, chưa kịp giải thích, chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba. Trong cái cứng đầu của nó có sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình cảm dành cho cha khác- người trong bức hình chụp chung với má em, một cá tính mạnh mẽ, cá tính mà sau này sẽ trở thành nét đẹp của cô giao liên Thu
Qua đó, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu về tâm lí trẻ thơ và yêu mến, trân trọng những tình cảm của các em nhỏ, nhờ thế đã có những trang viêt thạt sinh động, cảm động.
Mấy ngày ở nhà, Thu vẫn không nhận ba, ông đau khổ và càng thương con hơn. Ông kiên nhẫn đợi tình cảm của con : “ suốt ngày ở nhà, anh chẳng đi đâu xa, suốt ngày vỗ về con”. Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười, có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải vậy thôi”. Lúc chia tay, sợ con lại bỏ chạy, “ anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi con đã nhận r aba, ông “ khoogn ghìm được xúc dộng và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khan ra lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là những phút giây định mệnh, những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha.
Khi kiếm được khúc ngà, ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”, rồi dành tâm trí, công sức vào làm cây lược: “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tỉ mần khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. “Chiếc lược như phần nào gỡ rối được tâm trạng người cha. Nhớ con ông mang cây lược ra ngắm rồi mài lên mái tóc mình cho thêm mượt them bóng. Chiếc lược trở thành vât quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách. Đó là chiếc lược – tình cha, đơn sơ, bình dị, mà thiêng liêng vô cùng.
Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy tăng them sự chân thực cho những tình tiết được kể. Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dãn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe, chẳng hạn: “Trong cuộc sống kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bào giờ tôi xúc động như lần ấy”, “Cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như phần nào gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.”,…
Thế rồi, anh không kịp đưa cây lược đến tận tay cho con. Người cha ấy đã hi sinh. Nhưng hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được.” Không còn đủ sức trăng trối điều gì, tất cả tâm lực cuối cung chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là lời trăn trối không lời, nó rõ rang và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Đổi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng cảu người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu. (Chu Văn Sơn, Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000)
(Vũ Dương Quý – Lê Bảo, Bài giảng văn 9, NXB Giáo dục, 2000) (Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|