TRÀNG GIANG
Không có phản hồi
TRÀNG GIANG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Phân tích bức tranh thiên nhiên (cảnh ) và bức tranh tâm trạng (tình) *Bức tranh thiên nhiên – Cảnh sông nước quê hương + Gần gũi, quen thuộc đến mức thân mật. Chi tiết chứng minh: dòng sông mùa nước lũ, cành cũi khô, bờ xanh, bãi vàng ngô lúa… + Cảnh quê hương sông nước quen thuộc được cảm nhận qua một tâm hồn thi sĩ lãng mạn nên nó trở thành một cảnh mênh mông, vắng lặng, hoang sơ, hiu hắt: Chí tiết: cồn nhỏ đìu hiu, dòng sông mênh mông, không cầu gợi niềm thân mật + Cảnh mang vẻ đẹp cổ điển, gắn với nét phong cách nghệ thuật của Huy cận: con thuyền xuôi mái, bờ xanh tiếp bãi vàng, cánh chim trong hoàng hôn..=> mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp cổ điển. * Bức tranh tình cảm – Lưu ý: (tình cảm của tác giả bị chi phối bởi đặc điểm riêng của người sáng tác đồng thời là t/chất chung của thơ ca lãng mạn 30 – 45. Bài thơ thể hiện nỗi sầu – buồn) – Nỗi sầu vũ trụ: thấm cả vào không gian,, sầu thiên cổ: thấm cả vào thời gian (mang mang thiên cổ sâu), – Sầu nhân thế: Sầu có trong hồn người, thấm vào lòng người. => Qua nỗi sầu vũ trụ và nỗi sầu nhân thế ta thấy được khát khao giao cảm với cuộc đời, con người (giống với Xuân Diệu) – Nỗi buồn nhớ quê hương: Thể hiện trong cả bài thơ nhưng tập trung ở hai câu cuối: Lòng quê….nước Không…nhớ nhà => Thể hiện quê hương, đất nước thầm kín, thiết th II. Thể hiện phong cách nghệ thuật thơ HC trước CM * Thể hiện ở hai khía cạnh: – Đây là một hồn thơ buồn thể hiện qua NT đối lập, tương phản giữa cái mênh mông, vắng lặng, nhỏ bé, mong manh, với cảnh rộng lớn, bao la, vĩnh hằng -> từ để nói lên tâm trạng. Chẳng hạn: Củi – lạc mấy dòng Cánh chim – bầu trời – Màu sắc cổ điển: “là nhà thơ cổ điển của phong trào thơ mới” (Hoài Thanh) + Bút pháp: Bút pháp gợi + Ngôn ngữ: Vận dụng sáng tạo những từ ngữ lấy từ thơ cổ: ví dụ “đìu hiu” lấy từ Chinh phụ ngâm, hoạc “đùn” lấy từ thơ Đỗ phủ – Mặt đất mây đùn cửa ải xa, từ “vời” lấy từ Truyện Kiều (Bốn phương mây trắng một màu/ Trông vời cố quốc biết đâu là nhà). Những từ ngữ này gợi nên phong vị cổ điển. + Hình tượng/hình ảnh: Có những hình ảnh thường sử dụng trong thơ cổ: thuyền xuôi mái, bờ xanh tiếp bãi vàng, cánh chim trong bóng chiều. + Ý thơ: Mượn, sáng tạo ý thơ của người xưa. Ví dụ như: “Sóng gợn…”phảng phất ý thơ Đỗ Phủ trong bài Đăng Cao, hai câu cuối phảng phất ý thơ Thôi Hiệu trong bài đăng cao. III. Ý nghĩa nhan đề – Tại sao dùng Tràng giang chứ không dùng Sông dài? – Tại sao dùng Tràng giang chứ không dùng Trường giang? – Tác giả sử dụng hai từ Hán – Việt chứ không dùng từ thuần Việt tương đương. Từ H – V thiên về sắc thái cổ kính, trang trọng. Bên cạnh đó từ Hán – Việt nghiêng về sắc thái khái quát, trừu tượng, vĩnh hằng. => Tràng giang lấy cảm hứng cụ thể về sông Hồng nhưng khi đi vào thơ nó trở thành dòng sông nói chung, một dòng sông chảy từ thuở xa xưa, chảy qua các áng thi ca. – Tác giả viết Tràng giang chứ không Trường giang vì Trang giang tạo nên điệp âm “ang” – là âm tiết mở, vừa là âm vang => gợi cảm giác dòng sông mênh mang, vĩnh hằng, âm hưởng hơn trong tâm trí người đọc. IV. Ý nghĩa câu thơ đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài – Có hai nghĩa: + Chủ thể của “bâng khuâng”…là con người: con người bâng khuâng nhớ nhung trước “trời rộng”, “sông dài”. Con người “bâng khuâng” trước “trời rộng” và “nhớ sông dài” + Chủ thể là tạo vật: Trời rộng “bâng khuâng” nhớ sông dài. => Dù là con người hay tạo vật thì nó cũng thể hiện cảm hứng về thiên nhiên và con người, đó là cả con người trời đất đều tràn ngập một nỗi bâng khuân nhung nhớ. Nỗi nhớ ấy dường như từ hồn người mà lan ra tạo vật.
B. PHÂN TÍCH
* Tác giả: HC là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào thơ mới, một nhà thơ lớn của văn học VN hiện đại. – “HC đã cùng với XD đã làm thanh xóm thơ Huy – Xuân” (Hoài Thanh) trong làng thơ mới. – Nếu XD là nhà thơ của cảm thức về thời gian thì HC là nhà thơ của cảm thức về không gian. Chính vì vậy HC hay hướng ngòi bút của mình tới vũ trụ bao la, sông dài, biển rộng. Bài Tràng giang nằm trong mạch cảm xúc không gian ấy. – Nếu XD là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thì HC là nhà thơ cổ điển nhất trong các nhà thơ mới. * Tác phẩm: – Là bài thơ đặc sắc của HC và cũng là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. In trong tập Lửa thiêng (1940). Trang giang là một bài thơ không dài nhưng đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng. – Với 4 khổ thơ TG đã thể hiện được phong cách thơ HC trước cách mạng. 2. PHÂN TÍCH Khổ 1 * Tô đậm thêm phong vị cổ điển của bài Tràng giang. Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển là nét hiện đại cua thơ mới (thể hiện ở câu cuối). Cảnh buồn vì được cảm nhận qua tâm trạng buồn. Phong vị cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. + Câu thơ đầu phảng phất phong vị cổ điển vì nói gợi nhớ đến câu ca dao xưa: Sóng bao nhiêu gợn dạ sầu bấy nhiều Bên cạnh đó nó còn phảng phất ý thơ của người xưa: Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai (Đăng cao – Đỗ Phủ) (Rào rào lá trút rừng cây thẳm Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn) – Đây không phải là sự bắt chước một cách mô phạm mà là sự thẩm thấu của hồn thơ. Như chúng ta đã biết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Huy Cận đã say mê những câu thơ Đường và âm hưởng thơ Đường đã ảnh hưởng đến hồn thơ HC một cách tự nhiên. Nếu câu thơ của Đỗ Phủ đối xứng trong sự đối chọi, thì đối xứng trong thơ HC là đối xứng của sự tương đồng. Cả hai nhà thơ đều sự dụng từ láy. Trong thơ ĐP thì là từ “tiêu tiêu” và thơ HC “điệp điệp”. Tuy nhiên từ láy ĐP dùng ở giữa câu thơ, còn HC dùng cuối câu thơ, tạo nên dư âm. – Câu 2 cũng gợi nên sự cổ điển, vì h/a con thuyền xuôi mái nước song song gợi lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, tỉnh lặng, như một nét vẻ trong bức tranh thủy mặc.
– Hai câu đầu bản thân cảnh không buồn, nhưng chính cái buồn của lòng người đã lan tỏ sang cảnh vật. Điều đó được thể hiện qua hệ thống từ ngữ: “buồn điệp điệp”. Từ láy “điệp điệp” vừa gợi hình lại vừa gợi cảm. Hai từ gợi lên h/a những làn sau nhấp nhô liên tiếp trên dòng sông và nỗi buồn của tác giả cũng như đang lan tỏ trên sóng nước. HC từng tâm sự: “Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như lớp sóng”. Về hình ảnh: trong câu thơ: “Sóng gợn…” dường như có hai con sóng, sóng nước và sóng lòng. “Sóng gợn tràng giang” là sóng nước, còn sóng “buồn điệp điệp” là sóng lòng. Hai con sóng hòa quyện vào nhau. Nhạc sóng và nhạc lòng cùng vỗ vào nhau tạo thành một dòng sông sóng nước và một dòng tâm trạng vỗ vào nhau chảy suốt cả bài. Hình ảnh thơ còn gợi lên sự mênh mông, vắng lặng. Những con thuyền lười biếng xuôi theo dòng nước, không còn nghe tiếng sóng vỗ mái chèo. Hình ảnh thơ còn gợi lên sự chia lìa: “thuyền về” – “nước lại” Hình ảnh còn gợi lên sự nhỏ bé chơ vơ, thông qua chi tiết: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Đây là một câu thơ hay, giàu ý nghĩa. Nếu ba câu trên mang phong vị cổ điển thì câu cuối mang vẻ đẹp hiện đại vì nếu như thơ xưa khi miêu tả thiên nhiên thường chọn những hình ảnh tao nhã, mĩ lệ còn ở đây tác giả lại đưa một chi tiết hết sức chân thực, thô ráp của đời sống. Ở đây tác giả sử dụng thành công biện pháp đối lập giữa “củi một cành/ khô” – “mấy dòng”, gợi sự nhỏ bé chơ vơ và khiến ta liên tưởng đến sự đối lập giữa những sô phận nhỏ bé với dòng đời xuôi ngược. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến “củi – một – cành – khô – lạc – mấy dòng”. Một câu thơ 7 chữ vỡ ra thành 6 mảnh cô đơn. Việc dùng từ của tác giả cũng đáng chú ý. Tại sao dùng “củi” mà không dùng “cây”, dùng “một” mà không dùng ‘vài”, dùng “cành” mà không dùng “thân”, tại sao dùng “khô” mà không dùng “tươi”? Dùng “củi” để nói lên trạng thái khô héo sự cô đơn, dùng “một” để tô đấm sự đơn chiếc, dùng “cành” để nói lên sự nhỏ bé, dùng “khô” để khẳng định sự khô héo. Tại sao lại dùng một cành củi khô mà không dùng cánh bèo trôi dạt? Vì néo dùng h/a cánh bèo thì chỉ diễn tả được cái trôi dạt nhỏ bé mà không diễn tả được sự khô héo, đau thương. => Tâm trạng cô đơn của HC đã tìm được h/a tương đồng để thể hiện. 2. Khổ 2 * So với khổ 1 cảnh có thêm đất, thêm người nhưng không vì thế mà hết buồn, hết cô đơn, thậm chí nó còn buồn hơn vì sự tàn tạ, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp. Cảnh thêm đất thêm người nhưng càng buồn hơn thể hiện rõ trong hai câu thơ đầu. – Giữa mênh mông sông nước có thêm cồn cát. Cồn cát đã nhỏ lại còn “lơ thơ”. Hai từ “lơ thơ” có thể được hiểu theo hai nghĩa về cảnh. + Thứ nhất là cồn cat nhiều nhưng nhỏ nên “lơ thơ”. Thứ hai trên cồn cát ấy cây cỏ “lơ thơ”. Dù hiểu theo cách nào thì hai chữ “lơ thơ” cũng gợi sự thưa thớt vắng vẻ. Trên cồn cát ấy có gió nhưng đó là ngọn gió “đìu hiu”. Hai chữ “đìu hiu” gợi lên tâm trạng con người. Hai chữ này HC đã lấy từ Chinh phụ ngâm nói về cảnh chiến trường thê lương, ẩm đạm: “Non Kì….treo Gió Phì…mấy gò” => Cảnh ở đây không chỉ buồn mà còn gợi sự thê lương. – Cảnh sông nước có thêm người: “Đâu tiếng làng xa..” + Chữ “đâu” có thể hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là đâu có/ làm gì có tiếng chợ chiều. Thứ hai đâu đó có tiếng chợ chiều từ làng xa vẳng lại, đây là nghệ thuật lấy động tả tỉnh, âm thanh nhỏ như thế mà còn nghe thấy chứng tỏ không gian rất im lặng. + Không gian đã thế, thời gian lại “vãn chợ chiều”. Nỗi buồn chợ chiều cộng hưởng với nỗi buồn của chợ tàn lại buồn hơn (liên hệ Hai đứa trẻ, Bên kia sông đuống) =>Cảnh có thêm đất thêm người mà lại buồn hơn. – Hai câu cuối, cảnh còn gợi nên sự mênh mông, rợn ngợp, thể hiện nỗi sầu vũ trụ của thơ HC: Nắng xuống trời lên sâu… Sông dài trời rộng ….. + Không gian được mở ra theo nhiều chiều, có “nắng xuống, trời lên” ở phía trên và “sông dài, trời rộng” ở phía dưới. Tác giả đã kiến tạo một không gian ba chiều thông qua cách dùng từ độc đáo: “sâu chót vót”. “Chót vót” chỉ dùng để chỉ độ cao ở đây tác giả lại kết hợp với từ “sâu”. Cảm giác sâu chót vót là có thật vì khi tác giả nhìn dòng sông thấy bầu trời dưới đáy sông sâu. Từ cách viết này không gian được mở rộng đến hai lần: vừa có chiều cao của chót vót, có cả chiều sâu của bầu trời dưới đáy sông sâu. Nó khiến cho chúng ta càng có cảm giác rợ ngợp và con người trở nên nhỏ bé. + “Nắng xuống/ trời lên” tương ứng với “sông dài/trời rộng”. Dài và rộng vốn là tính từ bị động từ hóa mang tính chất của đông từ vì nó bị chi phối bởi hai động từ lên/xuống ở câu trên. Và khi hai tính từ dài/rộng mang t/c của động từ thì ta có cảm nhận sông đã dài lại càng dài thêm, trời đã rộng càng rộng thêm, vì vậy không gian càng được mở rộng. – Câu thơ cuối còn độc đáo ở cách ngắt nhịp: “Sông dài, trời rộng/bến cô liu”. Tạo nên sự tương phản giữa cái rộng lớn với cái cô đơn, nhỏ bé. Bên cạnh đó câu thơ còn nhắc lại ý thơ của câu thơ đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Đúng như XD đã nhận xét: “HC quá cảm nghe cái mênh mông, thì giọng thơ của người cũng lây cái sầu của vũ trụ. Linh hồn của HC cũng là linh hồn của trời đất.” Khổ cuối: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà * Khổ này đã kết tinh nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Về nội dung khổ thơ này đã nỗi sầu vũ trụ cả nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả. Về nghệ thuật, khổ thơ này thể hiện thành công nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. – Hai câu đầu: Cảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển đồng thời cũng phảng phất màu sắc hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn: Lớp lớp.. Chim nghiêng cánh nhỏ Khi miêu tả hình ảnh cánh chim trong trời chiều là tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ của thơ xưa. Nó gợi nhớ đến câu ca dao: Chim bay về núi tối rồi Hay Chim hôm thoi thót về rừng Đóa trà mi đã ngậm trăng nữa vành (Truyện Kiều) Tuy nhiên hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn lại mang tâm trạng của nhà thơ mới. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng thành công biện pháp đối lập giữa một bên là h/a những lớp mấy “đùn núi bạc” kì vĩ đối lập với một cánh “chim nghiêng” trong trời chiều bé nhỏ. Hình ản thơ khiến chúng ta liên tương tới câu thơ của nhà thơ Vương Bột đời Đường. “Lạc hà dữ cô lộ tề phi, Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” (Ráng chiều với cánh cò cô độc đang bay lên Làn nước thu với bầu trời mênh mông một màu) Cánh chim không chỉ trĩu nặng nắng chiều mà dường như còn chở đầy tâm trạng của tác giả. Bản thân tác giả từng tâm sự: “Cánh chim bay liệng tuy gợi sự ấm cúng cho cảnh vật, nhưng nhỏ bé quá và nỗi buồn đến đây càng da diết trong thương nhớ”. Và nỗi buồn càng thể hiện rõ hơn trong hai câu cuối. – Hai câu cuối: Vừa mang phong vị cổ điển vừa trực tiếp nói lên tâm trạng buồn nhớ quê hương. Đọc hai câu thơ cuối ta nhớ tới ý thơ của nhà thơ Thôi Hiệu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) Hai câu thơ này được coi là những câu thơ hay nhất nói về nỗi buồn của những người con xa xứ. Láy lại ý thơ của người xưa, HC dường như neo cái nỗi buồn của lòng mình vào câu thơ xưa, khiến nỗi buồn của tác giả thêm chiều sâu, và đậm màu cổ điển. Tuy nhiên HC không rập khuôn hoàn toàn ý thơ của Thôi Hiệu. Nếu như nỗi nhà nhà của nhà thơ xưa được đánh thức bởi ngoại cảnh thì đối với HC nỗi nhớ quê hương bắt nguồn từ chính trong tâm khảm. Đọc câu thơ của HC ta có cảm giác nhà thơ mới buồn nhớ quê hương hơn nhà thơ xưa. Điều đó có thể được lí giải bởi xưa kia Thôi Hiệu nhớ quê khi phải xa quê còn ở đây HC nhớ quê ngay khi ở chính trên quê hương, đất nước mình. Đó chính là nỗi nhớ của một người dân mất nước. Hai câu cuối còn thành công ở phương diện sử dụng từ ngữ, chữ “vời” khiến ta liên tưởng đến câu thơ trong Truyện Kiều: Bốn phương mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà Bên cạnh đó hai chữ “dợn dợn”, không chỉ gợi cảm giác mà còn gợi hình ảnh những làn sóng nhấp nhô liên tiếp. Ta có cảm nước sóng nước và sóng lòng đang hòa quyện vào nhau, cùng vỗ vào nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả. Chữ “dợn dợn” kết hợp với cụm từ “vời con nước” khiến cho nỗi nhớ trở nên mênh mang. Một điểm đặc sắc ở câu thơ cuối là tác giả đã sử dụng biện pháp phủ định để khẳng định. “Không khói hoàng hôn” là phủ định, còn “cũng nhớ nhà” là khẳng định. Qua biện pháp này nỗi nhớ quê hương càng được nhấn mạnh, sâu sắc hơn. KL: Khổ thơ đã kết tinh được cả nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài Tràng giang
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|