CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều)
A – KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
– Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều. – Bốn câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân. – Mười hai câu còn lại: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều. – Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em.
– Đoạn trích Chị em Thúy Kiều khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Qua đó, ta thấy được biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. – Đoạn thơ khác họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển; đặc biệt sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người; ngôn từ chọn lọc, trau chuốt. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Với bút pháp ước lệ, tác giả đã gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (cốt cách như mai, tinh thần như tuyết). Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thể lẫn tâm hồn. – Cả hai đều tuyệt đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng khác nhau. Chỉ một câu thơ, tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của mỗi người.
– Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả Thúy Vân. Câu mở đầu vừa giới thiệu, vừa khái quát về vẻ đẹp của nhân vật: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng” gợi lên vẻ đẹp cao sang, quý phái. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với hình ảnh thiên nhiên, những thứ cao đẹp trên đời như: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. – Tác giả miêu tả khá toàn vẹn chân dung Thúy Vân từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc cho đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử. Mỗi chi tiết miêu tả được cụ thể hơn nhờ các định ngữ, bổ ngữ, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhà thơ đã vẽ lên bằng ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt bức chân dung xinh đẹp của Thúy Vân: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tươi sáng như mặt trăng, long mày sắc nét như copn ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thối ra từ hàm rang ngà ngọc, mái tóc đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Nhờ nét bút cụ thể mà chân dung Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp riêng. Các từ ngữ: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, kết hợp với các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã tô đậm vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ. – Chân dung Thúy Vân hé mở, dự báo về tính cách, số phận của nàng, Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên, nhưng tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua”, “tuyết nhường nhường” trước vẻ đẹp của nàng. Từ những thông điệp nghệ thuật này, Thúy Vân hẳn có một tính cách thung dung, điềm đạm, một cuộc đời bình yên không sóng gió.
– Tác giả miêu tả Thúy Kiều trong sự so sánh với Thúy Vân. Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Câu thơ đầu cũng khái quát đặc điểm của nhân vật “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn. – Nguyễn Du cũng dung những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân) “hoa”, “liễu” để gợi tả sắc đẹp của Kiều nhưng không thiên về cụ thể như khi tả Vân mà gợi một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả không tả nhiều chi tiết mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn”- vẽ hồn của chân dung: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”- Những hình ảnh ẩn dụ này gợi lên đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi long mày thanh tú nổi bật trên gương mặt trẻ trung như nét núi mùa xuân. Đôi mắt đó là “cửa sổ tâm hồn”, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ. Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm nước nghiêng thành đổ: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Nhà thơ không miêu tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị ghét ghen với vẻ vẻ đẹp ấy hay sự ngưỡng mộ, say mê trước vẻ đẹp đó. “Nghiêng nước nghiêng thành” là thành ngữ, cách nói sáng tạo từ điển cố để cực tả giai nhân. – Cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ lạ lùng, như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong cao quý là tài và tình rất đặc biệt của nàng. – Khi tả Thúy Vân, chủ yếu tác giả tả nhan sắc mà không nói đến tài và tình của nàng, còn khi tả Kiều, nhà thơ tả sắc một phần, còn dành đến hai phần để tả cái tài của nàng. Kiều rất mực thông minh. “Thông minh vốn sẵn tính trời” và rất đa tài “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm, Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: Đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ). Đặc biệt tài đàn là sở trường năng khiếu, là “nghề riêng”, vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Không những giỏi ca hát, chơi đàn, Kiều còn giỏi cả sáng tác nhạc nữa. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là tiếng long của một trái tim đa sầu đa cảm. Tài năng của Kiều nghiêng về văn họa nghệ thuật, đó là phát lộ của một trái tim nồng nhiệt, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Cực tả tài năng của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. – Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc – tài – tình, tất cả đều đến mức lí tưởng. – Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp khiến tạo hóa ghét ghen, các vẻ đẹp khác đố kị, và tài hoa, trí tuệ thiên bẩm đến “lầu bậc”, “đủ mùi”, cái tâm hồn đa sầu đa cảm của Kiều sẽ khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận nàng sẽ phải éo le, đau khổ như Nguyễn Du đã viết từ mở đầu Truyện Kiều: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Đặc biệt là cung đàn Bạc mệnh đầy sầu não khổ đau do Kiều sáng tác dự báo cuộc cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, tài hoa bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều. – Như vậy, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật “đòn bẩy”. Và nhà thơ hết lời ca ngợi cả hai nhưng lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người: Dành bốn câu để tả Vân và mười hai câu để tả Kiều, chỉ tả nhan sắc của Vân, còn tả cả sắc, tài, tình của Kiều. Dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ để miêu tả nhân vật nhưng ngòi bút tác giả vẫn rất sinh động, chân thực và mang tính cá thể hóa sâu sắc khi miêu tả nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhưng tác giả cũng hé mở tính cách, số phận nhân vật.
Khép lại hai bức chân dung tuyệt mĩ, Nguyễn Du lại dung những ngôn từ đẹp đẽ để nói chung về cuộc sống của hai nàng. Họ sống phong lưu, khuôn phép, đức hạnh, cả hai đều đã đến tuổi búi tóc cài tram nhưng vẫn “tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Hai câu kết trong sáng, đằm thắm như chở che, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh “êm đềm”, chưa một lần hương tỏa vì ai.
– Gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao những giá trị, vẻ đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm cách, … Nghệ thuật lí tưởng ở đây phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, thơ ca. – Dự cảm đầy xót thương về kiếp người hồng nhan bạc mệnh, tài hoa mệnh bạc cũng là biểu hiện của tấm long cảm thương sâu sắc với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN 1.“Nổi bật bên hình ảnh người em gái có tính cách thung dung, điềm đạm và cuộc đời phẳng lặng bình yên là hình tượng Thúy Kiều với sắc – tài – tình mệnh phi thường. Một sắc đẹp rực rỡ, đằm thắm bởi sự phong phú của tâm hồn, sự thông tuệ và tấm lòng giàu cảm xúc đã ngời sáng trên dung nhan Thúy Kiều … và vẻ đẹp hoàn thiện sắc – tài – tình của cô thiếu nữ đương tuổi thanh xuân cài tram hôm nay còn chất chứa một viễn ảnh về cuộc đời bi kịch mai sau”. (Đặng Thanh Lê, Giảng văn “Truyện Kiều”, NXB Giáo dục, 1997) 2.“Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy đều được vẽ ra rất khéo, bút pháp đa dạng ( mỗi nhân vật có một cách vẽ riêng), nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Nhưng đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật, nhấn mạnh nét này, bỏ qua nét kia, làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của mỗi người. Nàng Thúy Vân rồi sẽ được hưởng phúc đấy, nàng Thúy Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét, làm cho đời nàng trôi bạt, tan nát suốt mười lăm năm. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của thơ cổ điển.” ( Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001) Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|