Cảm nhận đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều)KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều)
Gặp Tú Bà, biết rõ mình bị mắc lừa đưa vào lầu xanh, Kiều tự sat. Tú Bà sợ mất món hàng béo bở, mụ dỗ dành kiều, đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích nói là chăm lo thuốc thang rồi tìm nơi xứng đáng gả chồng cho nàng, kì thực là giam lỏng, đợi thực hiện mưu ma chước quỷ, buộc nàng phải tiếp khách lầu xanh kiếm lời cho mụ.
+ Lời tự sự ( lời kể ) của tác giả. + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh thế khi tả cảnh cũng như khi tả tình, đặc biệt là ở bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngôn ngữ văn học được sử dụng sáng tạo, trau chuốt.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày chông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Đặt nỗi nhớ người yêu lên đầu, Kiều đã không dấu diếm nỗi nhiws thương da diết, mãnh liệt của mình với Kim Trọng. Hiwn nữa điều này phù hợp với quy luật vật lí và thể hiện sự tinh tế của ngòi bút nhân đạo Nguyễn Du. Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và ép tiếp khách làng chơi, nên nỗi đau đớn nhất của Kiều lúc này “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Nàng nhớ tới lời hẹn ước hôm nào, “Vầng trăng vằng vặc giũa trời” , hai người đã cùng uống chén rượu thề nguyên son sắt một lòng cùng nhau đến trọn đời, mà giờ đây mỗi người một ngả, cách biệt, chia xa. Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình. Nàng tưởng tương Kim Trọng không hay biết gì, vẫn ngày đêm hướng về mình, đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cbo phai” có thể hiểu là tấm lòng son sắt, nỗi nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, hoặc tầm lòng son của Kiều đã bị dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa cho được. Hiểu theo cách nào cũng thấy tấm lòng chung thủy, vị tha của Kiều. Càng nhớ người yêu, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ trống trải của mình càng nuối tiếc những kỉ niệm đẹp đẽ của mỗi tình đầu thơ ngây, trong sáng, càng ý thức được chẳng bao giờ gột rủa được tấm lòng thủy chung, son sắt với chàng.
Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Đây là bức tranh chiều hôm nhớ nhà. Cảnh chiều hôm muôn thuở đã gợi buồn nhớ, lại giữa không gian mênh mông nơi của biển chỉ có một cảnh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh ấy gợi trong lòng người lưu lạc tha hương nỗi cô dơn, nỗi buồn nhớ da diết về cha mẹ, quê nhà xa cách, gợi nỗi khát khao được gặp người thân. Đại từ “ai” phiếm chỉ mang âm điệu sầu thương. Câu thơ là một câu hỏi tu từ ngân lên như một niềm khát khao, hoài vọng, ngóng chông.
Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa chôi man mác biết là về đâu?
Cái nhìn của Kiều lại hướng về không gian gần hơn. Nhìn cánh hoa trôi man mác giữa giòng nước, Kiều lại buồn cho số phận trôi nổi, vô định, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, vùi dập ra sao, lại xót xa cho duyên phận, số phận mình. Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ gợi nỗi tbuowng lo da diết. Câu hỏi tu từ ở đây là một nỗi băn khoăn, thắc thỏm, một niềm tự thương, một tiếng than.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân may mặt đất một màu xanh xanh. Đây là cảnh khá ấn tượng, dễ gợi đến cảnh xuân hôm nào trong tiết thanh minh. Không phải là cỏ ning xanh tận chân trời đầy sức sống mà là nội cỏ rầu rầu, héo úa, buồn bã, cùng màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây cành khiến Kiều trở nên chán ngán vì cuộc sônga vô vị tẻ nhạt này không biết kéo dài đến bao giờ. Cảnh mờ mịt như tương lai mờ mịt.
Buồn trong giố cuồn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Chiều đã muộn, màu sắc như tối lại, cảnh hiện không rõ nữa, âm thanh dội lẻn mạnh hơn. Một cơn gió cuốn trên mặt duềnh làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên “ ầm ầm “ như bủa vây quanh ghế Kiều ngồi. Tiếng sóng “kêu” như báo trước sóng gió giữ dằn của cuộc đời, hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà lo sợ kinh hãi như đang đứng trước sóng gió bão táp của cuộc đời sắp dội xuống đầu nàng. Sóng gió ở đây là những ẩn dụ chỉ những tai ương đang dồn dập, truy đuổi và đã tới rất gần.
– Để thể hiện một tâm trạng phức tạp, một nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn (buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ, buồn cho chính mình) của Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, tạo nên một đoạn thơ tuyệt bút, khắc họa hình tượng Thúy Kiều với thế giới nội tâm sâu thẳm và đầy bi kịch trên một chặng đường của số phận nàng, qua đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của Kiều. Đoạn thơ thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc của tác giả. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN
Với gam màu lạnh, nhà thơ – họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo lien tiếp bốn bức tứ bình lien hoàn tâm trạng (cứ mỗi cặp lục bát là một bức họa): Từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dung giai điệu trầm, nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng tơ long nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn. Kết đoạn thơ, hòa tấc phúc điệu sóng biển – sóng lòng – sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa của định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếng ghế đời mỏng manh, chông chênh.” (Trần Đồng Minh, Buồn trông… trong Tiếng nói tri âm, NXB trẻ. TP. Hồ Chí Minh, 1994)
Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều. (Đặng Thanh Lê, “Buồn trông cửa bể chiều hôm…” trong Giảng văn “Truyện Kiều”, NXB Giáo dục, Sdd)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|