Phân tích, cảm nhận đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (Đôn – ki – hô – tê)ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích Đôn Ki-hô-tê) Xéc-van-tét
Văn bản này trích từ tiểu thuyết Đon Ki-hô-tê. Bộ tiểu thuyết dày gần ngàn trang, gồm hai phần: phần I, 52 chương, xuất bản năm 1605; phần II, 74 chương, xuất bản năm 1615.
Đôn Ki-hô-tê đươc viết hơn 10 năm (1605-1615). Ra đời trong bối cảnh xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, Đôn Ki-hô-tê được coi là một kiệt tác văn chương. Tác phẩm đã chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, tính cách mới, nghị lực mới, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
– Đoạn 1: từ đầu đến bọn khổng lồ: Hai thầy trò nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió. – Đoạn 2: tiếp đến bị toạc nửa vai: Thái độ và hành động của mỗi người trong cuộc giao tranh với những chiếc cối xay gió. – Đoạn 3: còn lại: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn, về việc ăn, việc ngủ.
Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò Đon Ki-hô-tê phát hiện thấy ba chục bốn chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ và quyết giao chiến. Bỗng gió nổi lên, cối xay gió chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Kết cục, giáo gẫy, ngựa và người văng ra xa. Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Sau đó hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xe vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
– Về nội dung: tính cách của hai nhân vật được bộc lộ trước một tình thế: GẶp gỡ với những chiếc cối xay gió. Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ những điểm đáng chê trách. – Nghệ thuật: Xây dựng cặp nhân vật tài tình, giọng điệu hài hước.
Nhân vật Đôn Ki-hô-tê được khắc họa với những chi tiết rấ đặc biệt: – Lai lịch và chân dung: Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xuất thân trong một gia đình quý tộc, tuổi đã trạc năm mươi. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ đa han rỉ của tổ tiên mà lão đac lục tìm được ròi đem đi đánh bóng, lão bắt chước những nhân vật trong loại truyện hiệp sĩ mà lão đã ngốn quá nhiều, lão ước mơ trở thành một hiệp sĩ giàng hồ đi khắp Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập trật tự công lí, để lại bao nhiêu chiến công oanh liệt cho đời. – Thái độ và nhận định của Đôn Ki-hô-tê khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió: Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo nên khi nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng đó là những tên khổng lồ ghê sớm và quyết giao chiến giết hết bọn chúng, quét sạch cái giống xấu xa đó khỏi mặt đất. Lão còn tưởng tượng những cánh tay của chúng dài ngẵng, có đứa cánh tay dài hơn hai dặm. Mặc dù cho rằng đó sẽ là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức nhưng Đôn Ki-hô-tê quyết không sợ. Khát vọng của lão là tốt đẹp, tiếc rằng đầu óc hoan tưởng đã làm cho cái nhìn của lão sai lệch đi và khát vọng kia trở nên hão huyền. Thái độ tinh thần của lão thật dũng cảm nếu đối thủ quả là quân gian ác. Tiếc rằng đó chỉ là những chiếc cố xay gió nên trở thành nực cười. – Hành động trong cuộc giao tranh: Đôn Ki-hô-tê lao vào cuộc đấu với dũng khí của một hiệp sĩ: lão thét lớn, lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, đâm mũi giáo vào cánh quạt. Hành động của lão thật hài hước, lố bịch, điên rồ. Thất bại nặng nề, người và ngựa bị cũ ngã đau như trời giáng, Đôn Ki-hô-tê vẫn không nguôi cam nhận thất bại chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường là do lão pháp sư Phô-re-xtơn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… Thất bại vẫn không làm lão tỉnh ra được mà tiếp tục rơi vào những hoang tưởng. – Quan niệm và cách xử sự sau cuộc giao tranh: Bị trọng thương, Đôn Ki-hô-tê vẫn không hề rên rỉ, không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nà cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Nghị lực chịu đựng của lão kể cũng đáng học tập song lại cũng chỉ là làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách! Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kể cả chuyện ăn, chuyện ngủ, nhưng cũng chỉ vì để nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a của lão. Đó cũng là bắt chước các hiệp sĩ trong sách mà lão từng đọc: thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Tóm lại, Đôn Ki-hô-tê có ưu điểm là yêu tự do, chuộng công bằng, lẽ phải, quyết ra tay cứu khổ, trừ gian, dũng cảm, không sợ gian khó, nhưng lại có nhược điểm là đầu óc quá ảo tưởng, hão huyền do ngốn quá nhiều loại truyện xấu. Đôn Ki-hô-tê đáng giận, đáng cười nhưng cũng đáng quý, đáng thương.
– Chân dung, lai lịch: Xan-chô Pan-xa là một nông dân béo, lùn, nhận làm giá mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo. Bác đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn ngon. – Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, khác với chủ, đầu óc bác hoàn toàn tỉnh táo. Khi chủ muốn tấn công, bác can ngăn. – Khi chủ xông tới giao tranh với cối xay gió, bác không làm theo chủ, không hẳn vì bác hèn nhát mà vì tỉnh táo, nhưng dù sao cũng nhát sợ. Khi chủ bị ngã, bác đã làm đúng phận sự của mình vội thúc lừa chạy đến cứu. – Quan niệm về chuyện đau đớn, bác cho rằng chỉ hơi đau một chút là rên rỉ ngay thì cũng hơi quá. Quan tâm đến những việc ăn ngủ là bình thường nhưng cũng quá chú trọng đến những nhu cầu vật chất cho cá nhân như bác lại là tầm thường. Tóm lại, Xan-chô Pan-xa có ưu điểm là đầu óc tỉnh táo, thiết thực, lạc quan, nhưng lại có nhược điểm là ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân và hèn nhát.
Vượt trên cả văn phong và nội dung câu truyện, lí do để tác phẩm trở thanh kiệt tác hàng đầu nằm ở khát vọng tự do của tác gải, hiểu theo nghĩa rộng và phức tạp nhất của nó. Trong cuốn tiểu thuyết, tất cả đều toát lên ý tưởng tự do, các sự việc được kể không theo một trật tự ổn định, những quan điểm của tác giả cùng luôn thay đổi, không gian không xác định và thời gian quay vòng và mang tính ngẫu hứng. Cũng như vậy, các nhân vật sinh ra và sống hoàn toàn tự do, không có tên cố định và thậm chí họ có thể tự quyết định mình muốn là cái gì và những ai và những gì được ở xung quanh họ. Quá khứ và ràng buộc không tồn tại cũng như không quyết định cuộc sống của những người đã quyết định trở thành chủ nhân của chính hiện thực của mình. Đúng như Đôn Ki-hô-tê đã định nghĩa:… tự do, Xan-chô ạ, là một trong những thứ quý giá nhất mà Chúa trời đã ban cho con người, những của cải cũng như những biển xanh trên trái đất này đều không thể sánh được với tự do, vì tự do và vì danh dự, người ta có thể và cần phải coi nhẹ cuộc sống của mình…” (Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Gonzalo Ortiz, Báo Thể thao và văn hóa, số 89, 5/11/2004).
(Nguyễn Văn Khỏa, Từ điển văn học, tập I, NVB Khoa học Xã hội, 1983)
Đôn Ki-hô-tê yêu tự do, công lí, chính nghĩa… với một tinh thần dũng cảm, không biết sợ, không ngại gian nguy, đơn phương độc mã, chàng lao vào cuộc chiến đấu không cân xứng, luôn luôn tin tưởng và lạc quan, mặc dù mỗi lần lại bị bưu đầu sứt trán trước những thực tế đáng buồn của thời đại. Đôn Ki-hô-tê là biểu hiện của sự tương phản giữa thực tế phũ phàng với lí tưởng cao đẹp mà chàng mơ ước và chiến đấu cho nó, là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đấu tranh giữa thế giới thực tại và thế giới tuowg lai mà chúng ta vươn tới”. (Trương Đắc Vị dịch và giới thiệu, Đôn Ki-hô-tê – Nhà quý tộc tài ba xứ Man-cha, tập một, NXB Văn học, Hà Nội, 2005).
(Lương Duy Trung, văn học phương Tây, NXB Giáo dục, H, 1997) Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|