Phân tích, cảm nhận đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố)TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích Tắt đèn) Ngô Tất Tố
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Do còn thiếu suất sưu của chú Hợi – người em trai, nên anh Dậu bị bắt trói, bị đánh đến ngất đi, rũ rượi như xác chết, được khiêng trả về nhà. Sáng sớm hôm sau khi anh Dậu đang cố gượng dậy húp bát cháo từ tay vợ thì cai lệ và người nhà lí trưởng sấn sổ tiến vào tay roi, ty thước. Chúng quát tháo, dọa nạt đòi tiền sưu và định bắt trói anh Dậu. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng chúng không buông tha. Tên cai lệ còn chửi mắng và bịch luôn vào ngực chị Dậu, lúc này, chị Dậu tức quá không chịu được liền cự lại bằng lí lẽ. Nhưng cai lệ vẫn không dừng lại, hắn tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào trói anh Dậu. Không chịu đựng được nữa, chị Dậu đã vùng lên đánh ngã cai lệ và cả tên người nhà lí trường.
– Nội dung: Đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, bế tắc, khiiesn họ phải liều mình cự lại. đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. – Nghệ thuật: Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố với khả năng tạo dựng tình huống đầy kịch tính, khắc họa nhân vật rõ nét, ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt.
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyện viết về nông thôn trước cách mạng. Qua tiểu thuyết “Tắt đèn”, tác giả đã lên án và tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại hiện lên đầy đủ, rõ rệt nhất cho cái nhà nước, cái xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sầm tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giựt phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh Dậu đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ biểu hiện cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. có thể nói, “Tắt đèn” là mọt bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: Chị Dậu là tất cả cuốn “Tắt đèn”. Quả thật, chị Dậu là hình tượng đẹp đẽ, vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ nông dân trong xã hội xưa vừa mang những nét riêng đầy ấn tượng với người đọc. Giá trị nổi bật của đoạn “Tức nước vỡ bờ” là ở chỗ nhà văn đã khắc họa được những nét đẹp trong hình tượng chị Dậu. ấn tượng hơn khi những nét đẹp ấy tỏ sáng từ bóng tối, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Dẫu cuộc sống là bước đường cùng với chính sách sưu thuế bất công, với sự tàn ác, bất lương của bộ máy cai trị ở nông thôn, thì chị Dậu vẫn sống với những phẩm chất đẹp, với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Chị Dậu trước hết là một người vợ giàu tình thương yêu chồng. Trong cơn nguy kịch chị Dậu đã tìm mọi cách cứu chữa, chăm sóc chồng. Chị nấu cháo, múc cháo bưng đến chỗ chồng nằm. Cử chỉ, lời nói của chị thật nhẹ nhàng, an ủi, vỗ về: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Chị lo lắng bế tắc cái Tỉu ngồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không. Đó thực sự là một người vợ yêu thương chồng tha thiết, chân thành. Tình yêu thương ấy đã tạo cho chị nguồn sức mạnh khiến chị vùng lên chống lại hai tên tay sai để bảo vệ chồng. Lúc đầu khi cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước, roi song, dây thừng sầm sập tiến vào, anh Dậu thì sợ quá lăn đùng xuống phản, chị Dậu đã bình tĩnh, cố gắng van xin bằng lời lẽ khẩn thiết đến ba lần. Đầu tiên chị vừa van xin vừa giải thích: Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất. Không để cho chị được nói hết câu, cai lệ trợn ngược mắt lên quát: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! Trước thái độ đó chị Dậu vẫn thiết tha: Xin ông trông lại. vậy mà cai lệ vẫn khong dừng lại, hắn đùng đùng giật phắt cái thừng trong tay tên người nhà lí trưởng tiến đến trói anh Dậu. Chị Dậu khẩn khẩn thiết van xin cho chồng nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho! Thì bị cai lệ bịch luôn vào ngực, rồi hắn sấn đến để trói anh Dậu. Không chịu đựng nổi sự áp bức thô bạo, dã man đến táng tận lương tâm, chị Dậu đã vùng lên chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng như dòng nước chứa đầy uất hận, tràn lên làm vỡ bờ. Trước hết, chị cự lại chúng bằng lĩ lẽ: Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ. Cai lệ vẫn không buông tha, hắn tát vào mặt chị Dậu và nhả cạnh danh Dậu. Lòng uất hận lên đến tột cùng, chị Dậu nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn chịu đựng, chị Dậu đã trở nên thẳng thắn, quyết liệt. Chị không còn xưng hô là cháu – ông mà đã chuyển thành bà – mày và ngay sau đó là cùng lệ đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Hành động của chị Dậu chống lại hai tên tay sai đã chứng tỏ một quy luật tất yếu của cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh. Đó không phải sự liều lĩnh, vô ý thức mà bắt nguồn từ sự ý thức rất rõ ràng: Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… Câu nói ấy thể hiện một tinh thần phản kháng tiềm tàng mà mãnh liệt ở người phụ nữ nông dân này. Như vậy, chị Dậu không chỉ bộc lộ vẻ đẹp của người phụ nữ giàu yêu thương, ở chị còn toát lên vẻ đẹp của một tính cách thẳng thắn, cứng cỏi, một tư thế hiên ngang dũng cảm và đặc biệt là một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị Dậu xứng đáng là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam. Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|