Phân tích – cảm nhận tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh)TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh
Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
Truyện ngắn trữ tình
Truyện có thể chia làm bốn phần theo trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên: – Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng: biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh những em nhỏ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của mình. – Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi trên đường cùng mẹ tới trường. – Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường Mĩ Lí và lúc nghe gọi tên vào lớp. – Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học.
– Nội dung: Truyện ngắn thể hiện dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật tôi về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. – Nghệ thuật: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này chính là ở lối viết chan chứa tình cảm, cảm xúc với bố cụ theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu nhẹ nhàng êm dịu.
Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu cho một khuynh hướng văn xuôi độc đáo thời kì 1930-1945 đó là “truyện ngắn trữ tình”. Truyện ngắn này không đề cập đến vấn đề gì lớn lao nhưng đã khơi dậy những cảm xúc tinh tế của con người về cuộc sống xung quanh bình dị mà không thiếu chất thơ. Sức cuốn hút của truyện không ở tình huống, sự việc mà được tạo nên bởi bố cụ truyện theo tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, khiến cho truyện trở nên giàu chất thơ – một chất thơ nhẹ nhàng, man mác mà xao xuyến, bâng khuâng.
Toàn truyện ngắn Tôi đi học là dòng cảm nghĩ trong sáng, tha thiết của nhân vật tôi về buổi tựu trường đầu tiên. Dòng cảm nghĩ được khơi nguồn từ hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người trong hiện tại. đó là cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc và lúc mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường. Chỉ vậy thôi là cảm xúc của nhân vật tôi về ngày khai trường đầu tiên với biết bao nhiêu kỉ niệm êm đềm, trong sáng cứ dâng lên bồi hồi, xao xuyến. Đầu tiên là tâm trạng phấn khởi, hồi hộp, vui mừng khi nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường. Vẫn đi trên con đường quen thuộc, vậy mà hôm nay bỗng nhiên cậu bé cảm nhận con đường tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh có sự thay đổi lớn bởi hôm nay là ngày đầu tiên cậu đi học. Trong giờ phút quan trọng và đáng nhớ ấy, cậu cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở mới trên tay, thấy mình lướn hơn lên, nên muốn thử sức mình xin mẹ được tự cầm sách vở. Vui mừng, háo hức được đến trường nhưng khi đã đến nơi, đứng trên sân trường nhân vật tôi lại có cảm giác hồi hộp, lo sợ vẩn vơ bởi cậu thấy ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai ngiêm khác thường, khác với ngôi trường mà cậu đã từng nhìn thấy khi đi chơi qua ghé thăm và còn bởi hôm nay, ai cũng mặc quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui, mấy cậu học trò nhỏ thì cũng vụng về như mình. Lúc xếp hàng vào lớp cậu bé có cảm giác chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cảm giác ấy được diễn tả tinh tế qua các chi tiết: chờ nghe gọi tên như thấy quả tim ngừng đập, gọi đến tên thì giật mình lúng túng, sắp phải rời xa vòng tay mẹ thì khóc nức nở bởi chưa bao giờ cậu cảm thấy mình xa mẹ như lúc này. Ở trong lớp học, nhân vật tôi lại cảm thấy vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, vừa lạ lẫm vừa trang nghiêm. Cảm xúc đan xen như vậy bởi cậu thấy hình gì treo trên tường cũng lạ lạ và hay hay, người bạn ngồi bên thì vừa lạ vừa quyến luyến, cậu dõi mắt nhìn theo cánh chim ngoài cửa sổ, mơ màng về những kỉ niệm đi bẫy chim nhưng lại ngay lập tức trở về thực tại để trang nghiêm đón nhận giờ học đầu tiên, giờ viết tập: Tôi đi học. Kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện qua dòng hồi tưởng thiết tha, trong trẻo của nhân vật tôi đã gieo vào lòng người đọc những ấn tượng khó quên.
Thạch Lam từ có một truyện ngắn rất giống Tôi đi học của Thanh Tịch ở lối viết nhẹ nhàng, man mác chất thơ, đó là truyện Gió lạnh đầu mùa. Ở truyện ngắn ấy, dẫu trong cái gió lạnh đầu mùa, người đọc vẫn cảm nhận được tình cảm ấm áp của những con người nơi xóm chợ. Cũng như vậy, ấm tượng của truyện ngắn Tôi đi học không chỉ từ dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi dã được diễn tả tinh tế. Đọc truyện, ta còn thấy xúc động trước tình cảm ấm áp mà người lớn (người mẹ, các bậc phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ) dành cho con trẻ. Người mẹ đi cùng con đến trường, âu yếm nắm tay con, nhẹ vuốt mái tóc con, đẩy con tới trước bằng bàn tay dịu dàng. Các bậc phụ huynh khác cũng hết sức chăm lo cho các con, họ cùng dự buổi lễ khai giảng để chia sẻ với con bao cảm xúc hồi hộp, lo âu, xao xuyến. Và biết đâu, họ cũng đang sống lại những giờ phút thiêng liêng như thế trong tuổi thơ ngọt ngào. Ông đốc thì nhìn học trò bằng ánh mắt hiền từ, cảm động. Đặc biệt ông an ủi, động viên học trò bằng sự thấu hiểu, nhân từ bao dung như tấm lòng một người cha: Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. Còn thầy giáo trẻ dạy các em cũng đón chào các em bằng khuôn mặt tươi cười, thái độ trìu mến. Những tình cảm ấm áp của người lớn dành cho con trẻ đã thể hiện sự quan tâm của gia đình và nhà trường dành cho thế hệ trẻ. Những vòng tay yêu thương ấy sẽ nâng đỡ các em, giúp các em vững bước vào đời. Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|