Truyện Kiều – Nguyễn DuTRUYỆN KIỀU A – TÁC GIẢ – Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. – Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn lên thay. Những thay đổi lớn lao ấy đã tác động mạnh tới ngòi bút của Nguyễn Du. – Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng, anh cùng cha khác mẹ từng làm quan to dưới triều Lê- Trịnh và là người say mê nghệ thuật. Nhưng Nguyễn Du sớm mồ côi cha (năm 9 tuổi) rồi mồ côi mẹ (năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình ấy cũng có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời sáng tác của Nguyễn Du. – Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, từng sống ở những nơi là cái nôi văn hóa của đất nước. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ từng sống nhiều năm lưu lạc, khi trên đất Bắc, khi về quê nội ở Hà Tĩnh. Khi Trung Hoa rộng lớn có nền văn hóa rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải đời, … Tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ. – Ngoài năng khiếu văn học bẩm sinh và ham học, Nguyễn Du còn là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ từng viết trong Truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. – Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. – Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Về chữ Nôm, ngoài kiệt tác Truyện Kiều còn có Văn chiêu hồn, …
Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào đầu thế kỉ XIX (1850-1890). Lúc đầu truyện có tên là Đoạn trường tân thanh, tên thường gọi là Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ lục bát, bằng chữ Nôm. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc (viết bằng văn xuôi chữ Hán). Nhưng Truyện Kiều với cảm hứng nhân đạo cao cả, xuất phát từ cuộc sống, con người Việt Nam, và có sự sáng tạo lớn của Nguyễn Du ở nghệ thuật tự sự – kể chuyện bằng thơ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, … nên đã và sẽ mãi mãi là sáng tạo văn chương đích thực của thiên tài văn học Nguyễn Du và là một kiệt tác.
Theo ba phần như sách giáo khoa, xoay quanh nhân vật chính là Thúy Kiều:
– Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phản ứng sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. – Giá trị nhân đạo: + Truyện Kiều thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc trước những đau khổ của con người. + Tác phẩm cũng là tiếng nói phê phán, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã gây đau khổ cho con người. + Tác phẩm còn là tiếng nói trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tài năng, đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
Truyện Kiều đạt thành tựu lớn về nhiều phương diện nghệ thuật, trong đó phải kể đến hai thành tựu nổi bật: – Về ngôn ngữ: Trong Truyện Kiều, tiếng Việt đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp. – Về thể loại: Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều đã có sự phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều cách tân, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng vẻ bên ngoài) và con người cảm nghĩ (đời sống nội tâm bên trong). Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh những bức tranh chân thực, sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thể thơ lục bát cũng đạt tới đỉnh cao chói lọi có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN 1.Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân còn có tên là Song kì mộng, khi mới ra đời nó đã bị quên đi, ít ai nhắc đến. Còn Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, gần hai trăm năm nay chiếm một vị trí rực rơc trong lịch sử văn học Việt Nam. Điều đó thì đã rõ. Tại sao Kim Vân Kiều truyện và Đoạn trường tân thanh có hai số phận khác nhau ấy? Điều đó không thể chỉ giải thích vì ngôn ngữ, vì văn chương họ Nguyễn hay hơn văn chương Thanh Tâm Tài Nhân; hay vì Đoạn trường tân thanh là một bài thơ dài, còn Kim Vân Kiều truyện là một cuốn truyện văn xuôi. Nó chỉ có thể giải thích được bằng cái nội dung với những hình tượng được xây dựng của tác phẩm; hay nói một cách khác, nó chỉ có thể giải thích được bằng sự sáng tạo của Nguyễn Du trên cơ sở nhào nặn lại cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà xây dựng những bức tranh sống của xã hội có một nội dung phong phú, sâu sắc.” (Nguyễn Thạch Giang, Một số nhận xét về “Kim Vân Kiều truyện” với Đoạn trường tân thanh”, trong “Nguyễn Du- về tác giả và tác phẩm”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)
(Nguyễn Văn Dân, Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003)
“Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng” … Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như? “Mai sau dù có bao giờ…” Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay …Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người! … ( Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu- Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội,1994) Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|