Cảm nhận, phân tích đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” (O – hen – ri)CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) Ohen-ri
Chiếc lá cuối cùng là một khoảng 600 truyện ngắn của nhà văn OHen-ri. Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng nằm ở phần cuối truyện.
– Đoạn 1: từ đầu đến mái hiên thấp kiểu Hà Lan: tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của Xiu. – Đoạn 2: tiếp đến bồi dưỡng và chăm non, thế thôi: sự hồi sinh của Giôn-xi. – Đoạn 3: còn lại: sự hi sinh thầm lặng và cao thượng của cụ Bơ-men
Truyện kể về cuộc sống của ba họa sĩ nghèo sống trong một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men. Giôn-xi mắc phải căn bệnh sưng phổi và cô rất tuyệt vọng, chán nả. Hằng ngày, cô đếm những chiếc lá thường xuân trên tường ngoài cửa sổ và đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô phải từ giã cõi đời. Cả Xiu và cụ Bơ-men đều rất lo lắng cho Giôn-xi. Và trong một đêm mưa gió, bão tuyết, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Giôn-xi lấy lại nghị lực sống và khỏe mạnh trở lại trong khi cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh sưng phổi.
– Nội dung: Truyện ngắn của Ohen-ri thấm đượm tinh thần nhân đạo, cuộc sống bình dị của những con người nhỏ bé trong các đô thị Mĩ đầu thế kỉ XX. Chiếc lá cuối cùng nằm trong dòng chảy chung ấy, câu chuyện là bài thơ về tình bạn, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Nhà văn đã mang tới cho người đọc một bức thông điệp mà xanh: hãy luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa của niềm tin, hãy luôn quan tâm biết giúp đỡ với tất cả những người sống quanh ta bằng tình yêu thương, hãy đem nghệ thuật phụ vụ con người. nghệ thuật chân chính, lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người, vì con người. – Nghệ thuật: Truyện được xây dựng với nhiều tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo và đặc biệt là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần tạo nhiều hứng thú cho người đọc. + Từ đầu truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi như ngày càng tiến dần đến cái chết, khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi lấy lại được nghị lực, lòng yêu đời, niềm khát sống, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất, không những làm cho các nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ. + Lần đảo ngược tình huống thứ hai là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh lại được thông báo đã chết vì bị sưng phổi. cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men cũng được thông báo vào lúc truyện gần kết thúc khiến cho nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ.
– Giôn-xi là một nữ họa sĩ nghèo sống trong khu nhà ổ chuột cùng với cô bạn cùng phòng là Xiu. Họ thuê phòng sống ở đó và hàng ngày làm việc lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh họa cho những truyện ngắn của các tạp chí cho các nhà văn trẻ để lát con đường của họ dẫn tới văn học. Tất cả không ngoài mục đích tìm kiếm cái đèn lèn chặt dạ dày thường hay trống rỗng của họ và cao hơn nữa để duy trì sự sống của chính họ khi mùa đông băng giá tràn đến. – Giôn-ci bị sưng phổi nặng vì nghèo khổ không có tiền lo thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Dù Xiu chăm sóc, động viên rất tận tình. Giôn-xi vẫn nằm quay mặt ra ngoài cửa sổ, mở to cặp mắt thẫn thờ, chăm chăm nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh, nhìn những chiếc lá thường xuân vẫn đang rụng dần. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần với cái chết thêm một chút. Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời. cuộc đời cô, cô đã xây dựng một niềm tin bất hạnh: cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Một niềm tin định mệnh đau đớn! Người đọc có tâm trạng hồi hộp, căng thẳng khi hai lần Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Đêm hôm trước còn một chiếc lá, nếu sáng mai nó lìa cành thì Giôn-xi sẽ ra sao? Tâm lí giao phó mạng sống của mình khiến cô trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn với chính mình và với cả người bạn cùng phòng đang bằng mọi giá giành giật cô khỏi bàn tay lưỡi hái tử thần. Đối với Giôn-xi trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. So sánh cuộc đời con người với số phận chiếc lá mỏng manh trước làn gió mạnh phũ phàng của mùa đông là một cách so sánh tuyệt vời sâu sắc, gần gũi với kiểu tư duy hình tượng phương Đông. Cuộc đời được ví với cái mảnh mai yếu ớt, dễ vỡ, dễ đổ, là bóng câu vèo qu cửa sổ, là ngọn đèn dầu leo lắt trước gió. Nghèo thường đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuối với niềm tin và bản lĩnh. – Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi sống chết của mình. Giôn-xi đã tìm lại được nghị lực, niềm tin, cô lại ao ước một ngày nào đó được vẽ vịnh Na-phơ. Thì ra con người sống hay chết, tồn tại hay không là ở chỗ tinh thần chứ không phải thể xác, niềm tin chính là phương thức chính nuôi nấng họ. Bức tranh chiếc lá cuối cùng không chỉ đơn thuần là đã vẽ giống như thật một chiếc lá không bao giờ rơi, vì đã là lá, lại phải mùa đông thì tất sẽ rụng. Điều hiển nhiên ấy ắt Giôn-xi thừa hiểu. Đằng sau chi tiết ấy là dụng ý: trong tình huống kiệt cùng con người có khả năng làm chủ tình thế. Cái chết chỉ là sự ra đi, niềm tin thì ở lại mãi mãi. Có một sự sống đang trỗi dậy từ cái chết.
– Xiu là cô bạn ở cùng phòng với Giôn-xi. Tình yêu thương của Xiu dành cho Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc, động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chỉ còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám trên tường. Xiu hoàn toàn không biết ý định vẽ lá của cụ Bơ-men nên khi Giôn-xi nhờ kéo gièm lên, cô làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ. “Em thân yêu, thân yêu”, Xiu nói, xúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối: Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa! Chị sẽ làm gì đây? – Khi mành kéo lên, chình Xiu cũng ngạc nhiên bởi vì sau một đêm mưa gió, chiếc lá cuối cùng vẫn bám chặt vào cành. Xiu không hề biết đó chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng cô cho tới khi biết được sự thật. Có thể nói, nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và người đọc không được chứng kiến và thấu hiểu tâm trạng lo lắng, thấm đượm tình gười của cô.
– Là nhân vật chính như cụ Bơ-men chỉ xuất hiện có một lần ở giữa truyện còn lại là được nhắc qua lời dẫn truyện của tác gải, lời của Xiu nới với Giôn-xi về cái chết và tác phẩm kiệt xuất của cụ. Tuy xuất hiện không nhiều, nhưng phẩm chất, tính cách của cụ Bơ-men rất nổi bật, sâu sắc. – Cụ Bơ-men là một họa sĩ vô danh, đã ngoài 60 tuổi, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước cháy bỏng về một kiệt tác, nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được, cả đời làm nghệ thuật mà chưa bao giờ chạm được vào gấu áo của nàng nghệ thuật. – Khi biết Giôn-xi bị bệnh sắp chết, cả cụ Bơ-men và Xiu đều rất lo lắng, thái độ sợ sệt khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng đã toát lên lòng yêu thương nhân hậu của cụ dành cho Giôn-xi. Và cso lẽ giờ đây trong thâm tâm cụ đã lóe lên tia hi vọng để cứu sống cô. – Cụ Bơ-men tiến hành công việc ngay trong đêm mưa gió bão bùng: Một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ của nó và vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau… Đó là những gì người ta nhìn thấy sau đêm mưa bão để chứng minh cho sự hi sinh thầm lặng, cao thượng quên mình vì người khác của cụ. – Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác. Trước hết vì lẽ lá vẽ rất giống, ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. Tuy nhiên, chiếc lá ấy chỉ thật sự là kiệt tác khi nó đem lại sự sống, niềm tin cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi inh cao thượng. Cụ Bơ-men đã đổi mạng sống của mình cho Giôn-xi. Sự hi sinh thầm lặng ấy cứu sống cả một con người và để lại cho đời biết bao lòng trân trọng, kính yêu. Kiệt tác nghệ thuật ấy chứa đựng tâm hồn, tài năng của một nghệ sĩ chân chính. Cụ Bơ-men đã chết nhưng tác phẩm kiệt xuất của cụ vẫn sống mãi với hai cô gái nghèo, vẫn sống mãi trong lòng thế hệ các bạn đọc. Và nghệ thuật chân chính đã tìm được mực đích của nó:thầm lặng, hi sinh vì con người.
Ohen-ri là bậc thầy truyện ngắn, nổi tiếng với những cái kết bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng chinh phục độc giả đa phần là nhờ kết truyện ấy. Vai trò ông lão Bơ-men mờ nhạt ở đầu truyện bỗng chốc rực sáng bằng thứ ánh sáng kì lạ, ám ảnh độc giả khôn nguôi”. (Lê Huy Bắc. Dạy – học văn học nước ngoài trong chương trình trung học cơ sở, Tập 2, NXB Giáo dục, 2006).
Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất!”. (Tạ Thanh Sơn – Lê Thuận An – Nguyễn Việt Nga – Phạm Minh Tú- Theo kiến thức cơ bản và nâng cao Ngữ Văn 8, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39).
Ohen-ri đặt tên cho tác phẩm của mình là Chiếc lá cuối cùng nhằm khẳng định hình tượng nghệ thuật chiếc lá có vị trí vô cùng quan trọng, nó là đầu mối của sự sống và cái chết, của sự tuyệt vọng và niềm tin. Qua hình ảnh chiếc lá, phẩm chất, tình cách của các nhân vật cũng hiện lên khá rõ nét và sâu sắc. Cách đặt nhan đề còn thể hiện quan điểm nghệ thuật của Ohen-ri: nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
Kết thúc truyện, nhà văn không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Chỉ bằng lời kể của Xiu là vừa đủ. Như vậy, truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán.
Đoạn văn viết lại phần kết của truyện với những phản ứng, lời nói, suy nghĩ của Giôn-xi và Xiu, có thể sử dụng các câu kể, câu cảm thán đan xen với miêu tả.
Truyện còn gửi đến độc giả bức thông điệp về sức mạnh của nghệ thuật chân chính, đó là nghệ thuật vì con người. Bên cạnh đó, Ohen-ri cũng nói đến niềm khát vọng sống mãnh liệt của con người. Khát vọng sống chính là sức mạnh tinh thần cứu Giôn-xi thoát khỏi tay thần chết.
Lần đảo ngược tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men đang sống khỏe mạnh ai ngờ cái chết của cụ lại được thông báo vào kết thúc câu chuyện. Hai lần đảo ngược tình huống gấy bất ngờ cho các nhân vật trong bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên chết vì bị sưng phổi. Có thể nói gắn với nghệ thuật đảo ngược tình huống là sự mâu thuẫn ẩn chứa trong câu chuyện. Một người nhìn thấy chiếc lá cuối cùng mà sống lại, một người vì vẽ chiếc lá cuối cùng mà từ giã cõi đời. Chiếc lá cuối cùng vì cứu sống một sinh mạng mà tiễn đưa một sinh mạng khác về cõi vĩnh hằng. Nghệ thuật cứu sống con người nhưng ngược lại, con người cũng phải đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí hi sinh cả mạng sống cho nghệ thuật chân chính. Cụ Bơ-men trong suốt 40 năm cầm bút luôn khao khát có được một kiệt tác nghệ thuật nhưng không thể đạt được, vậy mà chỉ trong một đêm mưa gió bão bùng, hoàn toàn vô tình đã sáng tác ra một kiệt tác nghệ thuật để đời. Sự đối lập tưởng chừng mâu thuẫn ấy lại hết sức có lý. Nó nảy sinh, xuất phát và quy tụ vào hai chữ Tình người. Chỉ có tình người mới là động lực mạnh mẽ nhất cho sự tồn tại chân chính và khả năng cứu rỗi của nghệ thuật.
– Sau cái chết của cụ Bơ-men, Giôn-xi nhận ra được ý nghĩa của sự sống, quí trọng từng giây phút của cuộc đời. – Cô hoàn thành bức vẽ vịnh Na-pơ và bức Vị thánh dưới trần gian (vẽ cụ Bơ-men). Cả hai bức họa được đem đi triển lãm, được đánh giá cao -> cô trở thành người nổi tiếng. – Suốt chặng đời còn lại, cô đi về những miền quê nghèo, vẽ những bức tranh phản ánh sự khốn cùng của những số phận khốn khổ những giàu lòng nhân ái. – Lúc nào cô cũng lấy hình ảnh, cuộc đời cụ Bơ-men làm phương châm, mục đích sống và trọn đời cống hiến cho nghệ thuật. Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|