TRUYỆN NGẮN – CÂY PHƯỢNG NHỎ
Không có phản hồi
CÂY PHƯỢNG NHỎ “ Ai rồi cũng đi qua một thời hoa đỏ…” Truyện ngắn Tháng Tư em viết thư bảo tôi lên chơi thăm em. Tôi lưỡng lự không dám trả lời vì trong đầu còn biết bao kế hoạch. Bẳng đi cả tháng trời không thấy em gọi điện, nhắn tin. Tôi giật mình, tự nhủ: Hay có chuyện chẳng lành? Tôi bấm máy liên tục nhưng đầu bên kia chỉ có những tiếng “tút” kéo dài. Ngày một, ngày hai…Tôi bắt đầu cảm thấy hoang mang…Cố vắt óc xem gần nơi em công tác có người thân quen nào không để nhờ họ hỏi thăm về em nhưng nghĩ mãi không ra một ai. Thôi đành. Phải đi mới được. Tôi gọi điện cho đám bạn thân ở Hà Nội để thông báo về một chuyến đi dài ngày rồi gọi điện cho phụ huynh xin phép “nghỉ ốm” để không phải lên lớp. Anh bạn phụ trách trung tâm nhìn tôi chán nản: – Đang lúc thi cử ông bỏ đi thế này, khác gì giết tôi… Tôi nhìn anh ta ái ngại rồi vỗ về an ủi: – Cho tao nghỉ một tuần. Đúng một tuần thôi. Rồi tao sẽ về “vắt kiệt sức” cho mày và lũ học trò. Tao hứa! Giải quyết ổn thỏa với mấy lớp dạy lớp dạy thêm, dẹp được dăm ba kế hoạch ăn chơi vụn vặt, tôi quyết định sáng sớm ngày mai sẽ đón chuyến xe 4h lên Cao Sơn. Buổi chiều, tôi ra phố Đinh Lễ tìm mua tặng em mấy cuốn sách. Vẫn nhớ thời sinh viên, mỗi lần sinh nhật, mùng tám tháng ba hay một dịp đặc biệt nào đó, hỏi em thích gì anh tặng, em chỉ có một câu trả lời: Sách ạ! Em thích những cuốn sách viết về nghề dạy học, thích những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Bốn năm rưỡi đại học, bằng số tiền làm thêm ít ỏi, tôi đã góp vào giá sách của “chúng ta” đến vài chục cuốn. Em và tôi thường ngồi dựa vào gốc cây những chiều rảnh rỗi, mỗi đứa một cuốn sách, lặng im, trôi dạt về những phương trời xa xôi. Mười giờ tối, chuông điện thoại reo, chưa kịp “alo” thì đã nghe tiếng em cười khúc khích. Cảm giác lúc đó thật khó hiểu. Vừa có chút gì đó nghẹn nghẹn, vừa thấy dễ thở, vừa muốn cáu lại vừa thấy thương đến lạvô cùng. Chẳng để tôi được nói, em tuôn cả một tràng dài: – Em về rồi. Xin lỗi nhá! Em đi bản từ đầu tháng. Dự định đi một tuần mà không xong việc. Phụ huynh nhất định không cho con quay lại lớp. Em phải nhờ đến cả chính quyền thuyết phục mà không ăn thua. Cuối cùng, anh biết em phải làm thế nào không? Em ở lại luôn nhà học sinh, giúp bố mẹ nó làm việc nhà, ăn cơm, tắm rửa, ngủ chung với nó. Con bé yêu ơi là yêu. Thế rồi rốt cục bố nó cũng bằng lòng cho nó theo em quay lại trường…Còn nữa… Tôi ngắt lời, giọng có vẻ đanh: – Sao đi không báo một câu. Gọi điện chỉ thấy tắt máy. Điên không chịu được…- Anh cáu em đấy à! Giọng em thỏ thẻ: – Đã bao lên đây đi với em mà chỉ mải kiếm tiền. Lại còn giận người ta…Lúc này thì tôi thấy tim mình nghẹn thật: – Thôi được mai anh lên… Em đón tôi ở lưng chừng con dốc. Vẫn kiểu áo sơ mi ngắn tay, quần jeam giản dị. Em gầy hơn, cứng cỏi hơn thì phải. Ba bốn năm từ lúc ra trường chứ đâu có ít ỏi gì. Tôi lửng thửng bước lại gần để em tựa nhẹ vào bờ vai. Hai đứa chẳng biết nói gì trong giây phút đó. Xung quanh thấp thoáng mây trời. Bốn năm trước, khi vừa mới ra trường, chúng tôi loay hoay tìm việc. Đứa nào may mắn thì được về quê dạy học. Đứa nào nản chí thì rẽ ngang. Em bảo tôi: Anh có đi miền núi với em không? Tôi lặng im không trả lời vì trong đầu đã mường tượng ra những chuỗi ngày buồn tẻ. Thế rồi em đi ngược, tôi về xuôi. Hà Nội không cho tôi được một chỗ làm ổn định nhưng với vốn kiến thức kha khá, tôi vẫn sống đàng hoàng ở các trung tâm dạy thêm. Giờ nghĩ lại vẫn thấy như mình mắc nợ ai đó, nơi nào đó một món nợ ân tình mà suốt đời không trả được. Tôi ở lại Cao Sơn đúng một tuần như đã định. Quảng thời gian ngắn ngủi đủ để tôi được trải nghiệm cuộc đời của một giáo viên miền núi. Lúc chia tay, tôi hỏi em: Lần sau anh lên em có đón nữa không? Em nhìn tôi bằng ánh nhìn xa xăm: – Nếu còn lần sau. Em vẫn đón anh. Nhớ mang lên cho em một cây phượng nhỏ. Ở đây chỉ có hoa ban. Anh thấy đấy. Sân trường này mà có một cây phượng đỏ rực thì mùa này đẹp biết bao. Ừ nhỉ! Ở Cao Sơn suốt một tuần mà tôi không để ý. Nơi đây chẳng có lấy một cây phượng nào. Tôi lại nhớ thuở sinh viên, khi còn ngồi trên tầng ba giảng đường sư phạm, chúng tôi vẫn hay thả hồn mình xuống những vòm phượng vĩ cháy rực dưới sân. Cái sắc hoa ấy mới kì lạ làm sao. Nó cứ thắp lên giữa tháng Năm cháy lửa. Nó đỏ rực rỡ vào đúng thời khắc chia li. Màu hoa ấy vừa như giục lòng, vừa như níu lại. Tôi nắm tay em rồi lại ghé nhẹ bờ vai cho em tựa thêm lần nữa. Rồi chia tay… Chuyến xe vội vã lăn bánh đưa tôi về Hà Nội. Nhìn lại phía sau, tôi vẫn thấy dáng hình nhỏ nhắn của em ở lưng chừng dốc. Chẳng hiểu sao, trong khoảnh khắc ấy tôi lại hình dung em như một cây phượng nhỏ. Cây phượng trổ hoa quanh năm, suốt bốn mùa, cây phượng thắp lửa âm thầm ở một nơi xa xôi, một miền tưởng như quên lãng ở khoảng trời Đông Bắc. Thầy giáo: Đặng Khương
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|