Đề Ôn luyện Tiếng Việt
Không có phản hồi
ĐỀ 8 I – 1. Nghĩa của từ ghép sách vở có hoàn toàn trùng với nghĩa của từng từ đơn sách, vở hay không ? Tại sao ? Yêu cầu như trên đối với các từ ghép : nhà cửa, đất nước.
– Nhóm 1 : đọc sách, viết thư, mở cửa, ăn cơm, đánh giặc, bổ củi, cuốc đất, cày ruộng, tát nước, trồng cây. – Nhóm 2 : yêu bạn, ghét kẻ thù, kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ, chán cơm, thèm món ốc luộc, hiểu hoàn cảnh của bạn. II – Sau một hồi len lách, mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. (Theo Nguyễn Phan Hách) Những đặc điểm nào tạo nên vẻ đẹp của rừng khộp khiến cho tác giả cảm thấy mình lạc vào một thế giới thần bí ? III – Nhiều năm nay, chú mèo này đã trở thành người bạn thân thiết của gia đình em. Chú là một “dũng sĩ diệt chuột”, bảo vệ đồ dùng trong nhà không cho loài gặm nhấm bẩn thỉu kia bén mảng tới. Chú còn là người bạn thân quấn quýt, vui đùa cùng em. Hãy tả lại hình dáng và hoạt động của chú mèo nhà em.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|