Tiếng Việt lớp 5
Không có phản hồi
ĐỀ 4 I – 1. Cho một số từ sau: thương yêu, tha thứ, độ lượng, bao dung, thẳng tính, ngay thật, thật tình, thông cảm, đồng cảm, ngay thẳng, thẳng thắn, thật thà, đùm bọc, cứu trợ, cứu giúp, bộc trực, chính trực, thành thật, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, nâng đỡ, tự trọng, thật lòng, chân thật, nhân ái, nhân đức, nhân từ. Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm, tương ứng với hai chủ đề từ ngữ đã học: Nhân hậu – Đoàn kết và Trung thực – Tự trọng.
Tiếng gà / Giục quả na / Mở mắt / Tròn xoe / Giục hàng tre / Đâm măng / Nhọn hoắt / Giục buồng chuối / Thơm lừng / Trứng cuốc / Giục hạt đậu / Nảy mầm / Giục bông lúa / Uốn câu / Giục con trâu / Ra đồng / Giục đàn sao / Trên trời / Chạy trốn/ Gọi ông trời / Nhô lên / Rửa mặt… (Trần Đăng Khoa) II – Đọc trích đoạn kịch Lòng dân, sách Tiếng Việt 5 sau : Thời gian : Vùng nông thôn Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp. Buổi trưa. Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới. Tên cai hỏi An, con dì Năm. Cai : – Hừm ! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mày không ? Nói dối, tao bắn . An : – Dạ, hổng phải tía… Cai : – (Hí hửng) Ờ, giỏi ! Vậy là ai nào ? An : – Dạ, cháu…kêu bằng ba, chứ hổng phải tía. Cai : – Thằng ranh ! (Theo Nguyễn Văn Xe) Theo em, chi tiết trong đoạn kịch có gây hồi hộp cho người xem không ? Vì sao em nhận xét như thế ? III – Đã nhiều năm nay, chiếc đồng hồ báo thức nằm ở góc học tập đã trở thành người bạn gắn bó, thân thiết của em, hằng ngày cùng em chăm chỉ học hành. Em hãy tả chiếc đồng hồ đó.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|