Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn số 11
Không có phản hồi
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong Tuyến tập Đặng Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984). Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? . Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? . Câu 3: Đoạn (2) có những phép liên kết nào? Nêu tác dụng của các phép liên kết đó trong việc thể hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn. . Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): “Người mình cũng ít công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hoá cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Châu Á ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ. Nếu có thì ráng moi móc chê bai nhau cho được, dù chỉ là một lỗi nhỏ xíu”. (Tony Buổi sáng – nguồn https://www.facebook.com/TonyBuoiSang) Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về căn bệnh đố kị được đề cập đến trong đoạn trích trên. Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề nhận đường, tìm đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Anh/chị hãy so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|