Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn số 5
Không có phản hồi
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Màu hoa sim chi màu hoa vậy thôi Khắp đảo tiền tiêu này chăng có Lời riêng nói cùng ngọn gió Nhờ gió hái những chùm hoa Gió hái những chùm hoa quê nhà Vẹn nguyên màu thược dược Hoa mướp vàng tương tư hoa cúc Hoa đào, hoa mận nhở thương…
Đảo xa Chum nước dần vơi Không đủ tưới bồn hoa bên công sự Mùa khô đi qua lá vàng rơi lối nhớ Con chuồn chuồn cảnh đỏ nép bờ lau Thiếu vắng mùa hoa trên đảo xa Cùng đồng đội đón mặt trời nhìn hoa sóng Khẩu súng ngược chiều gió lộng Đem về san hô đá làm hoa. (Hoa đảo xa, Bùi Văn Bồng) Câu 1: Các phương thức liên kết chính trong đoạn thơ là gì? Trình bày giá trị của các phương thức liên kết đó? Câu 2: Hình thức ngắt dòng của các câu thơ có gì đặc biệt? Anh (chị) hãy trình bày giá trị của hình thức đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà thơ Bùi Văn Bồng? Câu 3: Khổ thơ cuối xuất hiện những loài hoa đặc biệt theo cách nhìn tinh nghịch của người lính. Đó là những loài hoa nào? Anh (chị) hãy phân tích giá trị của những hình ảnh này trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của người lính biền đảo xa nhà. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ biển đảo quê hương. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Từ câu nói trên, anh (chị) bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người. Câu 2 (5 điểm): Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng cũng có ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|