– Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông. Ông là một ông vua yêu nước, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Năm 1299, ông thầy tu ở chùa Yên Tử (thuộc Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ sư thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
– Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) được sáng tác trong dịp ông về thăm quê cũ Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). C hú ý điểm nhìn ở bài thơ là điểm nhìn của một vị hoàng đế, nhưng không gian thơ lại thuần túy là không gian đồng quê, thôn đã điều đó cho thấy phong thái bình dị, dân chủ của triều đại nhà Trần.
– Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư (yên – biên – điền).
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Hai câu thơ đầu
Sau khi lãnh đạo quân dân ta chiến thắng chống giặc Mông – Nguyên đất nước trở lại thanh bình, nhân dịp về thăm quê hương ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng sáng tác bài thơ này. Bài thơ đã vẽ lên bức tranh cảnh vật và con người thắm thiết tình yêu quê hương, đất nước.
Hai câu thơ đầu là cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tà :
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Dịch nghĩa là :
Sau thôn trước thôn đều mở như khói phủ
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nửa như không
Bốn chữ “thôn hậu thôn tiền” và “bán vô bán hữu” liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng, hài hòa đã gợi lên cảnh thôn xóm nối tiếp nhau gần xa, đông đúc, trù phú. Đạm tự nhiên là nhạt như khói. Khói từ đâu tỏa ra ? Hay đây chính là những làn sương mỏng manh từ mặt đất hòa quyện với những làn khói bếp từ mái nhà tranh thành một màn sương mờ ảo bao phủ lên thôn xóm. Trong bóng chiều tà, cảnh vật được phủ lên một màn sương mỏng khiến chúng trở nên huyền ảo “bán vô bán hữu” (nửa có nửa không). Là sương chiều hoặc khói bếp mang theo mùi thơm của rơm rạ hòa quyện, đem đến cảm giác yên bình trong lòng người ngắm cảnh. Chỉ với ba nét vẽ rất chọn lọc, thi sĩ đã tái hiện một không gian chiều hôm ở nông thôn yên bình, nên thơ.
Cũng là cảnh hoàng hôn vẫn thường gặp trong thơ ca cổ, nhưng ở đây không có nỗi buồn bàng bạc, hoài cổ của Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan, cũng không phải cảnh Tà tà bóng ngả về cây đầy những dự cảm định mệnh của Thúy Kiều trên đường du xuân trở về – mà gợi một sự bình yên ấm áp của cuộc sống con người lao động. Có lẽ, vì mảnh đất này là quê hương thân yêu của nhà thơ, là nơi khởi đầu cho một triều đại nhà Trần rực rỡ những chiến công hiển hách. Lúc này, dường như thi sĩ cũng đã thả hồn mình vào trong cảnh vật. Cảnh vật nên thơ hay chính lòng người cũng đang lâng lâng, mơ màng. Từ tâm mà nhìn ra cảnh. Cảnh và tâm hòa hợp với nhau tạo một hồn quê man mác, gợi cảm.
Sau bao năm chinh chiến, sau bao chiến công rực rỡ, những đỉnh cao quyền lực, trở về với cõi tâm linh Phật giáo, ông vua ấy trở lại với nguồn cội của mình bình thản, thư thái ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên, giản dị của quê hương. Nên dường như trong cái không gian nghệ thuật của đạm tự yên, của bán vô bán hữu ấy, người đọc như cảm nhận được tâm hồn của một con người đã đắc đạo – ông vua đã sáng lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hai câu thơ cuối
Nếu hai câu thơ đầu là cảnh làng quê thiên về tĩnh, thì hai câu cuối, bức tranh quê thiên về động. Hai hình ảnh được lựa chọn cũng rất tiêu biểu cho không gian và thời gian chiều quê. Động vì có chuyển động của đàn trâu về chuồng, động vì có những cánh cò hạ xuống đồng, động vì có tiếng sáo và cánh cò trắng nổi bật trên nền trời đang tối dần (âm thanh và màu sắc phối hợp với vận động). Những hình ảnh được chọn lựa cũng rất tiêu biểu, ấn tượng :
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa là :
Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.
Trên bức tranh quê êm ả, có lũ trẻ chăn trâu “mục đồng” đang thổi sáo. Tiếng sáo trong trẻo, âm thanh réo rắt, lúc lên bổng lúc xuống trầm của lũ trẻ đang vắt vẻo trên lưng trâu, đàn trâu thong thả về chuồng. Bức tranh quê trở nên sống động hơn nhờ âm thanh tiếng sáo của lũ trẻ chăn trâu. Trời đang chuyển sang tối dần, do đó, sắc trắng của những cánh cò càng nổi bật, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng “Bạch lộ song song phi hạ điền” (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng) như để tìm chỗ nghỉ ngơi sau một ngày kiếm sống. Ở đây, tác giả nhấn mạnh “từng đôi”, như gửi gắm trong đó niềm hạnh phúc bình dị của cuộc đời. Chúng có đôi, có cặp, có trống có mái bên nhau hạnh phúc. Vạn vật đang chầm chậm chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Có sự gặp gỡ của cảnh với tâm trạng của vị hoàng đế đã trải qua cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên tàn bạo nay được hưởng những giây phút thư thái của hòa bình, càng thấy quý giá cuộc sống hòa bình. Trong cả bài thơ, thời gian vận động từ chiều sang tối một cách chậm rãi cũng góp phần tạo nên ấn tượng thanh bình, yên ả.
Nhà thơ đã khéo léo chọn lựa những chi tiết bình dị, đời thường nhưng giàu sức biểu cảm. Bài thơ như một bức họa huyền ảo, trong sáng, được vẽ nên bởi ngôn từ và một tâm hồn yêu mến, gắn bó sâu sắc với quê hương. Điều đáng trân trọng ở đây chính là tác giả bài thơ là một ông vua. Ở đỉnh cao của quyền lực chốn kinh kì, nhưng vẫn là một con người gắn bó máu thịt với quê hương, có những rung cảm tinh tế trước cuộc sống bình dị của những con người lao động và cảnh sắc thiên nhiên của quê hương.
* Bài thơ là bức tranh quê với những nét phác họa đơn sơ, trầm lặng và thanh bình. Bài thơ có sự lựa chọn chi tiết miêu tả khéo léo, giàu sức biểu cảm đã vẽ nên cảnh vật làng quê có hồn, sinh động. Nơi đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên nên thơ. Đằng sau bức tranh ấy là tâm hồn cao đẹp của một ông vua, tuy ở một địa vị tối cao nhưng vẫn gắn bó với quê hương.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.