– Hạ Tri Chương (659 – 744), là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, người huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm 695, học tập và làm quan ở kinh đô Trường An khoảng 50 năm. Là người có tài năng, ông được vua Đường Huyền Tông rất vị nể và tin dùng. Ông cũng có quan hệ thân thiết với Lí Bạch, dù hai người có sự chênh lệch về tuổi tác ; ông từng gọi đùa Lí Bạch là trích tiên (tiên bị đày). Hạ Tri Chương có tính cách hào phóng, thích uống rượu.
– Theo một số tài liệu, năm 744, Hạ Tri Chương mới trở về quê, ở quê chưa đầy một năm thì ông mất. Trong lần trở về quê hương cuối cùng này, ông đã viết bài Hồi hương ngẫu thư – cả hai bài đều đặc sắc và nổi tiếng. Bài được đưa vào SGK là bài thứ nhất. Căn cứ vào những tài liệu đó, ta thấy khi trở về quê, nhà thơ 85 tuổi. Thời xưa, thọ được đến 70 tuổi đã có thể xem như là hiếm (Nhân sinh thất thập cổ lai hi), nên tuổi 85 của nhà thơ lúc đó là quá cao, những người sống cùng thời với nhà thơ có lẽ đã không còn ai nữa. Đặt trong hoàn cảnh này, chúng ta mới cảm nhận và lí giải được tình huống trớ trêu và cả tâm trạng, tình cảm của nhà thơ khi trở về quê cũ.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1.Bố cục của bài thơ
Bài thơ có thể chia làm hai phần :
Hai câu thơ đầu : Cuộc trở về quê hương của nhà thơ.
Hai câu thơ cuối : Tình cảnh trớ trêu của nhà thơ.
Nhan đề bài thơ đã hé lộ tình huống sáng tác rất độc đáo và tâm trạng, tình cảm của bài thơ. Bên cạnh đó, từ ngẫu cho thấy không phải tác giả có chủ định viết bài thơ này từ trước, mà khi cảm xúc bất chợt ùa đến, nhà thơ mới viết. Chính từ sự ngẫu nhiên này mà người đọc hiểu được tâm trạng và tình quê của tác giả – tình cảm ấy lúc nào cũng thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
Cuộc đời xa quê đằng đẵng và sự trở về của nhà thơ
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Dịch nghĩa là :
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Hai câu thơ sử dụng phép tiểu đối (đối trong nội bộ câu thơ). Câu thơ thứ nhất : thiếu tiểu li gia – lão đại hồi (Rời nhà từ lúc còn trẻ – quay về khi đã già). Phép đối với những từ trái nghĩa chỉ tuổi tác già – trẻ đã khái quát được cả một cuộc đời xa quê của nhà thơ, đồng thời cũng gợi ra một nỗi niềm xúc động của nhà thơ khi đã trải qua biết bao thăng trầm, buồn vui, già cả rồi mới quay về quê hương. Khoảnh khắc ấy, tự bản thân nó đã chứa đựng biết bao nỗi niềm rồi.
Câu thơ thứ hai cũng sử dụng phép tiểu đối : hương âm – mấn mao, vô cải – tồi. Sự đối lập giữa cái đổi thay tất yếu không thể tránh khỏi bởi thời gian (mấn mao tồi) với cái còn nguyên vẹn (hương âm vô cải) như một sự khẳng định : về hình hài vóc dáng, con người có thể đổi thay, có thể tàn tạ bởi thời gian, nhưng giọng nói của quê hương thì vẫn không hề thay đổi. Mấy chục năm xa quê mà giọng quê vẫn không đổi, không bị lẫn tạp giọng của nơi đất khách – điều ấy chứng tỏ con người phải luôn nghĩ về quê hương. Lời thơ thật giản dị nhưng đã diễn tả tinh tế và sâu sắc tình cảm với quê hương của một ông quan, tuy có được bao vinh hoa phú quý ở chốn kinh thành nhưng vẫn không bao giờ quên gốc gác, quên giọng nói của quê hương mình. Đồng thời cho thấy sự tự tin của tác giả khi về quê : với giọng quê ấy, hẳn tất cả sẽ nhận ra mình !
Tình cảm trớ trêu của nhà thơ
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?
Nhà thơ trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình mà không còn ai quen biết ra đón, chỉ có lũ trẻ ngây thơ, hồn nhiên hỏi : Khách ở nơi nào đến ? Sau bao nhiêu năm ra đi, trong giây phút trở về bỗng nhiên trở thành khách ngay chính trên quê hương mình. Sự trớ trêu ấy vừa hài vừa bi. Từ “tiêu vấn” (cười hỏi) cho thấy lũ trẻ rất hồn nhiên, ngây thơ, chúng đâu có ác ý sâu xa gì, nhưng câu hỏi của chúng lại làm nhà thơ thấy ngậm ngùi, buồn bã, chua xót. Sự thay đổi của hình hài cũng chẳng thể ngậm ngùi bằng sự đổi thay của thân phận từ chủ thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình. Những người cùng thời giờ chắc chẳng còn ai nữa, lũ trẻ đã là thế hệ cháu chắt rồi, làm sao mà chúng biết được nhà thơ là ai sau bao năm ông rời xa quê hương. Hai câu thơ thấm thía một nỗi buồn da diết. Sự hồi hương mà lại trở thành xa lạ ngay ở cố hương của mình. Cảm thức về sự nghiệt ngã của thời gian, về những đổi thay cuộc đời đã được thể hiện thật tinh tế, đằng sau đó là một tấm lòng tha thiết, nồng ấm tình quê của nhà thơ.
* Bài thơ biểu hiện một cách chân thực và cảm động, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc mới đặt chân trở về quê cũ. Bài thơ ngắn gọn mà hàm súc, có sự kết hợp yếu tố trữ tình và tự sự, đối ý, đối lời trong câu thơ rất tinh tế.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.