Rằm tháng giêng là một bài thơ viết bằng chữ Hán, nguyên tác là Nguyên tiêu. Nguyên tác bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, được nhà thơ Xuân Thủy dịch ra thể lục bát. Trong việc chuyển tải nội dung của bản gốc sang bản dịch thơ, đôi khi dịch giả rất khó thể hiện được ý đồ nghệ thuật của nguyên tác trong bản dịch. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu, phân tích, rất cần phải có sự bám sát ý nghĩa của nguyên tác qua bản phiên âm và bản dịch nghĩa.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bố cục của bài thơ
Bài thơ gồm bốn câu, căn cứ vào nội dung có thể chia thành hai phần :
– Hai câu đầu : Cảnh đêm rằm tháng giêng.
– Hai câu cuối : Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.
Tuy nhiên, cách chia trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, vì ở hai câu đầu đằng sau cảnh đêm rằm là tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng – nhân vật trữ tình, và hai câu cuối tuy hình ảnh trung tâm là con người, song hình ảnh con người lại gắn với không gian và cảnh vật của đêm trăng.
Bức tranh đêm rằm tháng giêng
Bức tranh được mở ra với vẻ đẹp viên mãn của vầng trăng đêm rằm :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Dịch nghĩa là :
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất
Vẻ đẹp của vầng trăng đêm rằm, lại là đêm rằm tháng giêng – tháng khởi đầu của một năm mới, là một vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn, tỏa ánh sáng tràn ngập khắp nơi. Cùng với ánh sáng trong trẻo, tươi đẹp ấy làm sức xuân, hơi thở mùa xuân cũng lan tỏa, tràn khắp đất trời sông nước :
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Dịch nghĩa là :
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân
Một câu thơ bảy tiếng mà có tới ba từ “xuân” khiến người đọc có cảm giác sức xuân, khí xuân rất mạnh mẽ, đang trỗi dậy, lan tỏa khắp dòng sông, mặt nước, bầu trời. Trăng rằm tròn vành vạnh đem nguồn sáng chiếu rọi để thấy được bầu không khí xuân tràn ngập toàn vũ trụ. Người dịch đã đưa chữ “xuân” lên câu thứ nhất để giữ đủ ba chữ “xuân”, tuy nhiên, nếu như đọc liền cả ba chữ “xuân” thì ý nghĩa hơn ; và câu thơ dịch đầu tiên cũng chưa chuyển tải ý nghĩa của nguyên tác, dịch là “lồng lộng trăng soi” chưa chuyển tải được ý nghĩa của cụm từ “nguyệt chính viên” – miêu tả vầng trăng đúng độ tròn đầy, viên mãn. Mặc dù vậy, bản dịch cũng đã phần nào thể hiện được cái hồn của nguyên tác khi phác họa được cảnh một đêm rằm mùa xuân tươi đẹp, phơi phới, tràn đầy vẻ xuân, sắc xuân. Nhân vật trữ tình hòa vào bầu không khí xuân ấy ở vị trí đang ngồi trên thuyền, dễ cảm nhận được cái mênh mông vô tận của sắc xuân tràn ngập xung quanh.
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng
Nếu như hai câu thơ đầu là cảm hứng trước vẻ đẹp của đêm nguyên tiêu, thì ở hai câu cuối lại là một cảm hứng lớn lao, cao đẹp hơn :
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa là :
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Có thể nói, ở hai câu thơ cuối, đặc biệt là câu thơ thứ ba, hình tượng trung tâm của bài thơ là một hình tượng mới mẻ của những bài thơ viết về “trăng”. Hình ảnh “yên ba thâm xứ” là một hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong thơ cổ, diễn tả làn sương bay trên sông mờ ảo như khói tỏa trên mặt sóng. Và ở nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng, trong ánh trăng chan hòa không gian và hơi xuân lan tỏa khắp đất trời, sông nước, hóa ra không phải là những bậc tao nhân mặc khách đang uống rượu thưởng trăng, đàm đạo thơ phú, cũng không phải là ẩn sĩ tìm đến thâm sơn cùng cốc để di dưỡng tính tình mà là những người cách mạng đang “đàm quân sự”, đang bàn kế sách đánh giặc. Không gian sông nước với khói sóng mịt mờ hóa ra chỉ là yếu tố, điều kiện để đảm bảo an toàn, bí mật cho những kế hoạch, chiến lược của những người lãnh đạo cách mạng. Và sau khi bàn việc quân, công việc dâyd tính thực tế, khô khan họ đã trở về với cảm hứng lãng mạn tràn ngập : “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Con thuyền để bàn việc quân – con thuyền quân sự khi trở về đã trở thành con thuyền thơ, con thuyền ánh sáng, đầy ắp ánh trăng xuân. Tưởng chừng việc quân cơ sẽ làm mất đi cảm hứng, sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thế nhưng, với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, cả hai đã hòa nhập thống nhất tuyệt đẹp ở câu thơ kết. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thép và tình, giữa màu sắc cổ điển và chất hiện đại trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối đã thể hiện một phong thái ung dung, lạc quan của một tâm hồn đầy chất nghệ sĩ.
Sự kế thừa đầy sáng tạo vẻ đẹp của thơ cổ điển
Thơ xưa thường lấy thi liệu là thiên nhiên. Vẻ đẹp của trăng, sông nước, núi non, mùa xuân, hình ảnh khói sóng trên sông,… thường là khơi dậy trong tâm hồn thi nhân cảm hứng sáng tác.Vậy nên, trong Rằm tháng giêng, những hình ảnh của trăng xuân, sông xuân, trời xuân, hình ảnh con thuyền đi trong hơi sương mịt mờ như khói sóng, mang đậm hương vị cổ. Lí Bạch có Tĩnh dạ tứ, Trương Kế có Phong Kiều dạ bạc, Thôi Hiệu có Hoàng Hạc lâu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng rất nhiều lần tả hình ảnh vầng trăng, sông núi,… Việc vận dụng những thi liệu của thơ ca cổ đã đem lại cho Rằm tháng giêng một màu sắc, một dáng vẻ cổ điển.
Tuy nhiên, nhà thơ ở đây không chỉ biết kế thừa mà còn thổi hồn vào bài thơ hơi thở của thời đại cách mạng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh những ngày tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, thiếu thốn, vận mệnh dân tộc đang bị đe dọa, ta mới thấm thía được phong thái lạc quan, ung dung làm chủ hoàn cảnh của người chèo lái con thuyền cách mạng. Con người vĩ đại ấy là nhà tư tưởng, nhà cách mạng đồng thời có tâm hồn nghệ sĩ kinh tế. Chính vì vậy mà bài thơ tuy mang phong vị thơ cổ điển, nhưng vẫn thấy toát lên chất hiện đại, hơi thở và nhịp sống của thời đại cách mạng.
* Bài thơ đã miêu tả thành công vẻ đẹp của đêm nguyên tiêu, với ánh trăng tươi đẹp viên mãn, tỏa sáng khắp đất trời sông nước, sức sống mùa xuân tràn ngập. Đằng sau bức tranh ấy là sự hòa quyện vẻ đẹp của tâm hồn người chiến sĩ cách mạng với tâm hồn một thi sĩ giàu cảm xúc.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.