-Văn bản được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay). Tên bài do người soạn SGK đặt. Đây là thời kì nhân dân ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Chương trình Ngữ văn lớp 7 có 4 văn bản nghị luận hiện đại ở các thể loại : nghị luận xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ) và nghị luận văn chương (Ý nghĩa văn chương). Các bài này tuy chỉ là những đoạn trích những đã đủ sức chứng tỏ tính tiêu biểu, mẫu mực của nghệ thuật viết văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, ở nhiều phương diện. Tính mẫu mực đó được thể hiện qua những dẫn chứng cụ thể, phong phú, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Đây cũng là những yếu tố cần khai thác, phân tích trong quá trính tìm hiểu chi tiết văn bản nghị luận (khác với việc tìm hiểu các văn bản thuộc các phương thức biểu đạt khác). Các bài nghị luận này đã nêu và góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng với thiết thực, bức xúc, vừa mang tính thời sự vừa có ý nghĩa lâu dài, nhiều mặt. Đó là các vấn đề chính trị – xã hội, ngôn ngữ, văn học : phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) ; đề cao và tuyên truyền đức tính giản dị của Bác Hồ (Đức tính giản dị của Bác Hồ) ; chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt (Sự giàu đẹp của tiếng Việt) và bàn luận về ý nghĩa của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người và sự phát triển của nhân loại (Ý nghĩa văn chương).
– Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tuy là một đoạn trích từ một báo cáo chính trị nhưng lại mang tính mẫu mực của một bài văn nghị luận.
II – PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận
Văn bản này được xếp vào kiểu văn bản nghị luận căn cứ vào một số điểm cơ bản sau :
-Nêu lên vấn đề : Truyền thống yêu nước của nhân dân ta từ trước tới nay (tính từ thời điểm ra đời văn bản).
– Luận điểm rõ rang, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục : nêu lên truyền thống yêu nước của dân tộc ta, những biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống : Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về truyền thống yêu nước để từ đó khích lệ, khơi dậy, động viên lòng yêu nước của toàn dân trong cuộc kháng chiến.
Văn bản tập trung làm rõ luận điểm chính : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Vì vậy, xét về kiểu bài cụ thể,đây là một văn bản nghị luận chứng minh.
2.Bố cục của văn bản
Tuy là một đoạn trích trong một bản báo cáo nhưng văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có bố cục chặt chẽ, lập luận khoa học của một bài văn nghị luận xã hội mẫu mực với bố cục ba phần :
-Mở bài (từ đầu đến “lũ cướp nước”) : Nhận định tổng quát về truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta, đó là sức mạnh to lớn của dân tộc trong lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm.
– Thân bài (tiếp theo đến “nồng nàn yêu nước”) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến hiện tại.
– Kết bài (còn lại) : Đề ra nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong toàn dân.
3.Nghệ thuật nghị luận của văn bản
Để làm nổi bật nhận định “nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tác giả đã chứng minh dựa trên cơ sở :
-Lòng yêu nước ấy thể hiện qua những cuộc kháng chiến vĩ đại ở những bậc anh hùng từ “Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” đến cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại. Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian thông qua việc nêu tên những anh hùng tiêu biểu của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
– Lòng yêu nước đặc biệt còn được thể hiện rất sinh động trong thực tế đời sống kháng chiến hiện tại. Các dẫn chứng được đưa ra rất toàn diện, có tính bao quát : về lứa tuổi (từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ), về khu vực cư trú (từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi), theo tầng lớp, giai cấp, giới tính (chiến sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương ; phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ ; công nhân, nông dân, đồng bào điền chủ ;…). Bên cạnh đó, việc sử dụng cấu trúc “từ… đến…” giúp việc liệt kê các dẫn chứng được tự nhiên có thứ tự, hợp lí nhằm nói lên rằng, toàn thể nhân dân Việt Nam ngày nay ai cũng “rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, họ “tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. Nhấn mạnh các dẫn chứng hiện tại, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ đó, tác giả chuyển sang phần đề ra nhiệm vụ “làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Tuy là một văn bản nghị luận, nhưng tác giả đã sử dụng hiệu quả những từ có giá trị biểu cảm, các phép tu từ như liệt kê, so sánh, điệp từ làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh và bộc lộ được cảm xúc. Đó là việc sử dụng nhiều động từ giàu tính biểu cảm : kết thành, lướt qua, nhấn chìm ; từ láy nồng nàn. Thủ pháp so sánh, liệt kê cũng được sử dụng hiệu quả. Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng, vô hình được so sánh với sự vật cụ thể, hữu hình : như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn như các thứ của quý ; từ đó làm câu văn giàu hình ảnh diễn tả được sinh động sức mạnh vĩ đại và sự tồn tại ở dạng tiềm tàng của lòng yêu nước, qua đó cũng thể hiện được cách đánh giá của tác giả về lòng yêu nước của dân tộc. Thủ pháp liệt kê kết hợp với cấu trúc có câu có mô hình từ – đến đã góp phần làm cho lời văn mạch lạc, thể hiện sâu sắc tư tưởng được nêu ở phần đầu bài viết.
* Văn bản đã làm sáng tỏ một chân lí : Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống vô cùng quý báu mà chúng ta cần phát huy. Văn bản là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận, bố cục và cách trình bày dẫn chứng cụ thể của văn nghị luận chứng minh ; các dẫn chứng cụ thể, phong phú, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục ; cách dùng từ chuẩn xác, có giá trị biểu cảm cao ; câu văn giàu hình ảnh ; sử dụng thủ pháp so sánh, liệt kê và điệp cấu trúc câu một cách hiệu quả.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.