Bài văn đạt giả quốc gia 2008 (BÀI LÀM SỐ 4)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giả quốc gia 2008 (BÀI LÀM SỐ 4) Câu 1. Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt. (Theo Trái tim người mẹ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) Trong cuộc đời, mỗi người đều có nhiều tình cảm tốt đẹp. Tình mẫu tử, hơn thế, là thứ tình cảm thiêng liêng, bởi lẽ nó vun đắp tâm hồn và nuôi dưỡng cuộc sống của ta từ lúc còn thơ bé. Ta lớn lên thành hình chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, hưởng những dưỡng chất tốt nhất thông qua dây nhau – sợi dây máu mủ thiêng liêng nối liền ta với mẹ hiền yêu dấu. Ta bước đi những bước chập chững đầu đời, mẹ cầm tay động viên khích lệ. Ta vấp ngã, té khóc, mẹ dỗ dành thương yêu. Mẹ đau cái đau của ta, vui nụ cười của ta, lo lắng những đêm ta sốt mê man. Mẹ là thế. Nhưng khó khăn hơn hết thảy, như tâm sự của mẹ, đó là nói “không” trước những đòi hỏi vô lý của con, dẫu biết con sẽ ghét mẹ. Mẹ yêu ta, luôn muốn ta cười, nay phải dằn lòng trước cái ghét, giận, hờn, dỗi của ta khó khăn lắm chứ. Có người mẹ nào không thương con, không muốn con mình hạnh phúc? Bà mẹ nào cũng thế. Họ, bằng tình yêu và cả tấm lòng dành cho con, đã thấy được bằng con mắt của mẹ sự vô lý trong những đòi hỏi ấy. Mẹ sẵn sàng chịu ghét để con tránh khỏi lầm lạc, dẫu đau xót vô cùng. Đó là tấm lòng vị tha của mẹ. Vị tha – sống vì người khác – nhưng phần tốt lành cho người khác, nhận về phía mình những bất công, thiệt thòi – một đức sống cao quý biết bao. Trong bản năng của người mẹ, đã luôn sẵn một tấm lòng vị tha như thế. Cậu học trò An Kim Bằng – Huy chương Vàng Toán học quốc tế năm 1997 – khi bước lên bục vinh quang đã phát biểu: Tôi có một người mẹ tốt nhất thế giới. Mẹ tôi là Lí Diệm Hà. Người mẹ nghèo của tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc đã bán con lừa duy nhất của gia đình để lo tiền ăn học cho con, tự đặt hai tay nắm của chiếc cày vào đôi vai, bước từng bước nặng nhọc. Người mẹ nghèo ấy đã hai chân trần đẩy xe bắp cải vượt quãng đường hơn bốn mươi cây số lên chợ bán, mua cho con một quyển sách. Người mẹ ấy ăn bắp cải, ngô khoai, rưới nước muối cải để qua bữa, nhường phần cơm ít ỏi cho đứa con học trên tỉnh. Người mẹ nghèo ấy đã nói, và đã khóc, khi Kim Bằng đòi bỏ học: Con phải học. Cả nhà ta dù mọi cách cũng để con ăn học nên người. Câu chuyện về một người mẹ nghèo ở tỉnh Thiên Tân đã làm rơi nước mắt bao hàng ghế đại biểu ngày hôm ấy. Lại nhớ đến những tiếng rao nơi hè phố, đêm cũng như ngày… Những bà mẹ oằn gánh trên vai nồi xôi, nổi chè sớm hôm khắp hang cùng ngõ hẻm để nuôi một gia đình. Những bà mẹ thức thâu đêm bên chiếc máy may cũ sờn, hối hả đạp những đường kim để kịp ngày giao hàng. Những bà mẹ tất tả buôn gánh bán bưng, còm cõi tích nhặt từng đồng lẻ đóng tiền học phí cho con. Tất cả họ, đều không một lời than thở. Những bà mẹ có trái tim nóng hổi tình thương. Mẹ là thế, không ngại nhọc nhằn, không từ nan vất vả, luôn nhận về phía mình những điều thua thiệt, dành lại cho con yêu những gì tốt đẹp nhất. Vì thế mà mẹ nói không – dẫu biết rằng con sẽ ghét mẹ. Mẹ sẽ nhận cái ghét đau đớn ấy về mình, để bảo vệ con trước những đòi hỏi vô lí – mẹ là thế. Để rồi cuối cùng, khi con đã thành đạt, mẹ lại vui mừng, sung sướng khôn nguôi. Tấm lòng bao dung của mẹ chứa tất thảy những lỗi lầm lạc của con, những ghét, giận, hờn dỗi vô cớ của con, những sai phạm của con, tất cả. Bao dung cũng là bản năng của mẹ. Cũng như vị tha là bản năng của mẹ. Bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa được con hiểu đúng – có hề chi. Mẹ sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm ta mắc phải, nếu ta biết hối lỗi. Mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con lầm lạc, nếu ta biết ăn năn. Mà dẫu cho gì chăng nữa, vòng tay mẹ vẫn luôn chờ đón con quay trở về yên giấc. Lòng mẹ lớn hơn cuộc đời này rất nhiều chẳng phải sao? Con dù lớn vẫn là con của mẹ (Chế Lan Viên, Con cò) Tấm lòng của mẹ là bến đỗ bình yên, dung chứa tâm hồn ta mỗi khi ta cần đến mà không chút đòi hỏi. Khi ta đòi rũ cánh rời khỏi cánh tay mẹ hiền, người cũng không chút đòi hỏi. Khi ta cần trốn chạy khỏi vòng đời bon chen hối hả, mẹ lại vẫn một tình thương bao la. Tôi nằm yên giấc truư hè trong lòng mẹ tôi. Như ba tôi nằm yên giấc trong lòng bà nội, mỗi lần về thăm quê. “Con của me”, đó là chân lí đầu nề hà chi tuổi tác. Bởi thế, lòng mẹ lớn vô cùng. Nếu như người cha cứng có chống đỡ, làm trụ cột gia đình, là bức tường cao vững chắc cho người con học tập, thì người mẹ hiền dịu lại là suối mát ngọt nuôi dưỡng tâm hồn. Nếu như tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn trong nhiều mối quan hệ, thì tình mẫu tử lại là động lực giúp ta vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc đời. Một con người có thể có nhiều bạn bè, nhiều mối quan hệ, nhưng chỉ duy nhất có một người mẹ. Và như thế, tình mẫu tử cũng là duy nhất, thiêng liêng và quý giá vô ngần. Tôi nhớ đến cánh cò trong ca dao xưa: Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng, Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Me là như thế. Là cánh cò đơn độc lặn lội bao đêm với bao hiểm nguy vất vả để nuôi cò con khôn lớn. Và cho tận khí đổi diện giữa sự sống – cái chết, một lòng cò mẹ vẫn hướng về cò con, không một chút suy nghĩ cho bản thân. Bao dung vô ngần và vị tha vô ngần, đó là Mẹ.
Câu 2. Ra-bin-dra-nát Ta-go, nhà thơ châu Á đoạt giải Nô-ben về văn học với tập Thơ Dâng, đã phát biểu một nguyên tắc của quy luật sáng tạo nghệ thuật: Khi tình cảm tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. Đó là một quan niệm sâu sắc, là tinh thần của một trong những nhà thơ lớn của thời đại. Về ý nghĩa cơ bản, quan niệm trên hầu như trùng khít với những quan niệm khác về thơ. Thơ trữ tình – như tên gọi của nó – là chứa đựng tình cảm, bao bọc tình cảm, nói lên tình cảm của con người. Bản thân nó cũng nêu lên một quy luật sáng tác thơ ca: hễ có tiếng nói tình cảm cất lên thì có thơ. Ta bắt gặp sự đồng điệu ấy trong nhiều cách nói khác nhau, qua nhiều thời đại khác nhau. Tư Mã Thiên đề ra nguyên tắc “phát phẫn… thư” – có uất phẫn trong lòng mà viết nên. Thị Đại Tự – bài tựa lớn của Kinh Thi cũng viết đại ý: tình cảm nổi lên, bất giác tay múa, chân giậm; lời nói tiếng hát bất giác cất lên tạo thành thi ca. Nghĩa là, khi con người có nhu cầu được giãi bày tình cảm tư tưởng của mình, họ sẽ làm thơ. Nhưng, bản thân tình cảm không chưa đủ, còn phải “tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài”. Hình thức đó chính là thơ ca. Từ thời Arít-xtốt đã chia văn ảnh ba loại hình chính: kịch, tự sự và trữ tình (nghệ thuật thơ ca). Trong đó trữ tình chính là thơ – nói lên tình cảm của con người. Nói cách khác, khi người ta cần hình thức để biểu lộ tình cảm, người ta tìm đến thơ ca. Quay trở lại về quy luật sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp, do vậy sáng tạo nghệ thuật chính là sáng tạo ra cái đẹp. Mọi quan niệm chi phối nghệ thuật không gì khác hơn quy luật của cái đẹp. Thơ cũng thế- khi “tình cảm” – cái đẹp của nội dung, bắt gặp “hình thức để bộc lộ” cái đẹp bên ngoài – chúng thống nhất dưới bàn tay của người nghệ sĩ tạo thành thơ ca – cái đẹp. Nó không đơn giản như món hàng và bao bì, mà để diễn tả chính xác quan hệ giữa “tình cảm” và “hình thức”, ta phải dùng hình ảnh “tâm hồn” và “thể xác”. Hai thứ đó không bao giờ tách bạch rõ rệt, riêng biệt được mà cái này bổ trợ cho cái kia, nội dung này hoàn thiện cho nội dung khác và ngược lại. Đó là quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức của cái đẹp, và cũng là tiêu chuẩn, điều kiện của một áng thơ hay.
Chế Lan Viên viết về quan niệm, quy luật sáng tạo nghệ thuật như sau: Bài thơ anh, anh làm một nửa Còn một nửa để mùa thu làm lấy Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh nhưng nó là mùa. Đồng thời, Hàn Mặc Tử cũng phát biểu: Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi lời thơ đều dính não cân ta. Hai ý kiến có vẻ ngược nhau, nhưng thực chất đều đi đến một mục tiêu thống nhất và minh chứng rõ rệt cho quan niệm của Ta-go. Bởi lẽ thơ ca là “tình cảm”. cho nên nó phải tự nhiên rót ra, tự nhiên viết thành một cách chân thật nhất. Nó không dung chứa sự ép uống rẻ mạt về tinh thần, bởi như thế sẽ làm chết đi tiếng nói trữ tình ở trong thơ. Nhà thơ làm một nửa “mùa thu” làm một nửa bởi lẽ “cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá” – là một thể duy nhất – tình cảm. Còn Hàn Mặc Tử, lại chính là lời khẳng định cho việc phải có một hình thức cụ thể – một sự dụng công toàn tâm toàn ý của người làm thơ – phải trăn trở vật mình với con chữ để tìm đúng từ ngữ giải thoát cho tình cảm chất chứa trong lòng. Tình cảm sẽ “tự tìm” đến thơ ca – hình thức cho nó giãi bày, dưới con mắt nhìn và bàn tay của người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. Quay trở lại thơ ca, Hê-ghen cho rằng “thơ ca… là những quan niệm về tinh thần” chứ không phải về những nội dung vật chất hiện hữu bên ngoài cuộc sống. Do vậy, lao động sáng tạo nghệ thuật cũng chính bằng những mối quan hệ về tinh thần – lao động tinh thần. Lời phát biểu của Ta-go ngắn gọn và tưởng chừng như đơn giản, thực chất lại là một trong những khó khăn khôn cùng của sáng tạo nghệ thuật. Làm sao để tình cảm có thể tìm đúng được hình thức để bộc lộ ra ngoài? Làm sao để dẫn dắt con người đến thơ ca? Làm sao để sáng tạo thơ ca? Trả lời cho những câu hỏi ấy chính là bản thân thi sĩ – người làm thơ. Người làm thơ chính là làm sứ mệnh người dẫn dắt tình cảm tìm đến hình thức thích hợp bộc lộ ra ngoài. Để làm được điều này không nằm ngoài tài năng sáng tạo và bút pháp, năng lực của nhà thơ. Bản thân nhà thơ phải nuôi dưỡng tình cảm, nắm giữ cho riêng mình một cốt lõi tinh thần bên trong luôn rực cháy, đồng thời lại phải mài giũa ngói bút của mình để sáng tạo ra những hình thức đặc biệt phù hợp nhằm thăng hoa cảm xúc nội tại thành thi ca. Có những nhà thơ rất dễ tìm được con đường cho tình cảm có hình thức bộc lộ; như Nguyễn Bính – từng câu thơ nhẹ nhàng duyên dáng viết ra như sẵn có từ tâm thức: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tuơng tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư) Bởi lẽ dùng lối lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc, cùng với bản tính “chân quê”, “quê mùa” của mình mà Bính đã thổi hồn từ lòng mình thành thơ vậy. Ngược lại, có những nhà thơ phải vật lộn, trăn trở với ngôn từ để tìm ra phương thức giải thoát cho nội dung tình cảm của mình. Điển hình như nhà thơ trí tuệ Chế Lan Viên: Ôi con đường không ra đường của kẻ tìm thơ Cái thơ không ra thơ của kẻ tìm đường. Đó là sự trăn trở, giày vò để sáng tạo nghệ thuật. Là cách thức nhà văn, nhà thơ dẫn dắt để “tình cảm tự tìm cho nó một hình thức bộc lộ ra ngoài”. Nếu ngược lại, tình cảm không tự tìm cho mình một thể loại – hình thức thích hợp – thì nó sẽ chết. Minh chứng rõ ràng trong tiến trình lịch sử văn học: khi thời đại Nguyễn Du cần tìm đến tiếng nói “đau đớn lòng” ẩn sau những “bốn bể phẳng lặng” của kinh kì, Truyện Kiều ra đời. Các tác phẩm khác không giãi bày dược tâm trạng con người thời đại bấy giờ đều chịu chung số phận quên lãng. Người ta chỉ còn nhớ đến Tự tình của Hồ Xuân Hương, nhớ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du bởi lẽ nó là tiếng nói của con người thời đại. Hay như trong cuộc đấu tranh giữa “thơ Cũ” và “thơ Mới” đầu thế kỉ XX, khi thơ ca bị ép uổng trong lớp áo mục ruỗng của thể thơ luật cứng nhắc, thêm sự nghèo nàn tinh thần của tầng lớp nho sĩ tàn cuộc, đã ngắc ngoải thoi thóp. Cho đến khi một luồng gió mới thổi đến: Thơ Mới – đã làm thức dậy cả “một thời đại trong thi ca”. Thơ Mới sống và chiến thắng bởi lẽ nó tuân theo đúng quy luật sáng tạo của nghệ thuật: tình cảm tự nó đã tìm được đúng hình thức để giãi bày, và ta có thơ ca. Thật vậy, cầu phát biểu của Ta-go đã khái quát được một chân lí trong quy luật sáng tạo nghệ thuật. Rằng đó phải là sự “tìm thấy” tự nhiên và phù hợp giữa tình cảm – nội dung và hình thức thể hiện, mới tạo được thơ ca. Điểu đó có phần đóng góp không nhỏ của những nghệ sĩ – người lao động trên địa hạt của cái đẹp. Đi ngược lại cái tự nhiên ấy, thơ ca sẽ chết.
Câu 3. Không hẹn mà gặp, nhiều nhà thơ đã tìm đến – cùng nhau – chốn quê hương xứ sở. Mỗi người lại có một miền quê trong mình, gắn liền với những kỉ niệm trong tâm hồn và cuộc đời đã sống. Cả Tế Hanh và Hoàng Cầm, vô tình hay hữu ý, đều gắn liền quê hương với dòng sông “huyển thoại”. Con sông quê của Tế Hanh gắn với tuổi thơ, gắn liền với cuộc đời và rịn chặt chất Nam Bộ. Bài thơ Nhớ con sông quê hương được tác giả làm khi tập kết ra Bắc, do vậy càng tràn đầy thương nhớ và kỉ niệm đặc biệt:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. Con sông hiện lên với tất cả vẻ đẹp bình lặng: màu xanh biếc của nước hay là màu nền trời trong xanh của miền Nam – được phán chiếu bởi nước gương trong sáng và sạch vô cùng. Hàng tre được tác giả cảm nhận như người con gái – soi tóc minh dưới tấm gương trong của đất trời – là dòng sông. Cái đặc trưng của sông quê Tế Hanh chính là nước gương trong soi nắng ấy. Tác giả lại dùng một hình ảnh tạo liên tưởng: tâm hồn tôi – buổi trưa hè – cái nắng vàng rực miền Nam được tâm hồn của nhân vật trữ tình hoá thân vào, chuyển xuống hoà cùng với dòng sông: “tỏa nắng xuống dòng sông”. Lấp loáng là từ láy tượng hình, miêu tả cái lung linh của sắc nắng khi rọi xuống lòng sông guơng trong, và hồ như, cái lấp loáng ấy còn gợi cho ta liên tưởng đến sự hoà nhập giữa hồn nắng và nước gương, như tôi và dòng sông xanh biếc. Đó là sự hoá thân, kết hợp giữa chủ thể trừ tình và dòng sông – biểu tượng của quê hương, biểu tượng của cuộc sống, và đâu đó ta thấy lẩn khuất biểu tượng của lòng mẹ đang dang tay ôm dúa con của mình: Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ. Và nhân vật trữ tình đã cất lên tiếng nói tha thiết: Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi Người con xa xứ giữ mãi một tấm lòng với quê hương, với dòng sông ki niệm. Cùng một cảm thức về quê hương, Hoàng Cầm lại mang trong tim con sông khác, sông Đuống của xứ sở Kinh Bắc trù phú, nên thơ: Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Nếu con sông quê của Tế Hanh nổi bật với màu xanh biếc, thì con sông Đuống của Hoàng Cầm lặng lẽ với một màu cát trắng phẳng lì bình yên. Dòng sông miền Nam rộng lớn, bởi thế nên bờ sông không sắc nét, không đậm dấu ấn như con sông vùng Kinh Bắc – duyên dáng thon dài. Nếu Tế Hanh tắm mình trong dòng sông quê theo mặt phẳng – nước guơng bao la, thì Hoàng Cẩm thả ánh mắt trôi theo dòng sông Đuống – cũng đang trôi thành một dòng lấp lánh – và nếu con sông miền Nam là người con gái duyên dáng soi mình trong gương nắng hè thì con sông đất Thuận Thành – Bắc Ninh điệu đàng với dáng nằm nghiêng nghiêng, trải suốt qua không gian – “dòng” – và thời gian – kháng chiến trường kì man mác. Hai con sông quê là hai bóng hình, hai nét đặc trưng của hai xứ sở khác nhau. Một bên trải đẩy những náng lung linh, lấp loáng của miền Nam, một bên duyên dáng trong cái thoai thoải, bình yên, mơ mộng của xứ Kinh Bắc. Đó cũng là hai thế giới mẫu gốc các hình tượng trong thơ các tác giả. Tế Hanh nói tiếng với con sông miền Nam, phong vị miền Nam. Hình ảnh thơ ông gắn liền với con thuyền đánh cá, làng chài, nước sông Nam Bộ. Chủ đề thưởng gặp trong thơ ông là quê hương, như chính bài Quê hương: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biến nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Đó là phong vị xứ sở đã in dấu trong tiếm thức của nhà thơ. Trong khi đó, đến với thơ Hoàng Cầm, ta lại miên man giữa một vùng quê Kinh Bắc có kính thâm trầm với những hội hè truyền thống, những xanh xanh bãi mía bờ dâu/ ngô khoai biếng biếc, với những con người đậm chất Bắc những cô hàng xén rãng den/ cười như mùa thu tỏa nắng. Ta tìm thấy trong thơ Hoàng Cầm bóng hình của một vùng cổ tích với cầu bà Sấm, ông Mưa, với lá Diêu Bông, với chiếc váy Đình Bảng,… lang thang qua những vườn ổi, cây tam cúc tràn đầy tưởng tượng và gắn chặt với tâm thức của nhà thơ. Bởi thế mà, con sông Đuống của Hoàng Cầm có nét gì đó huyền thoại, hư ảo; khác với cái chất dân dã hồn hậu thực tại của con sông trong thơ Tế Hanh – khi tắm mình trong dòng sông tuổi thơ dào dạt. Hai đoạn thơ đều cùng viết về một đề tài: con sông quê hương, nhưng lại mang hai cái nhìn riêng biệt. Điều đó được chi phối bởi phong cách, quan niệm, cái nhìn và thế giới nghệ thuật của nhà văn. So sánh với một vài bài thơ cùng viết về quê hương khác như Quê hương của Giang Nam – gắn chặt hồn mình với từng mảnh đất: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. Hay như Quê hương của Đỗ Trung Quân: Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Quê hương gắn liền với con đường, cây cầu tre, bóng mẹ hiền,… Quê hương gắn liền với tuổi thơ êm đểm “thả diều bắt bướm”… Quê hương gắn liền với kỉ niệm tâm hồn, là máu thịt của cuộc đời, của những con người thân thuộc,… Quê hương là tất cả những gì thuộc về tâm thức. Mỗi nhà thơ viết về quê hương, lại chọn cho mình một biểu tượng riêng, một kí ức riêng, và cái nào cũng mang vẻ đẹp riêng của nó. Tế Hanh chọn sông quê và làm sống lại hình ảnh con sông miền Nam hiển hoà lấp loáng nắng vàng, Hoàng Cầm cũng chọn sông quê – nhưng làm sống dậy cả một vùng quê Kinh Bắc duyên dáng… Đấy là cái tài của nhà thơ, và cái đẹp của bài thơ. Như một nhà phê bình từng phát biểu: “quan trọng nhất khi viết về quê hương là làm bật lên được cái hồn của vùng quê ấy”. Tế Hanh và Hoàng Cầm đã thành công khi tái hiện hồn quê qua con sông của lòng mình. (Bài đoạt giải Nhì – 15/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong đề bài. Câu 1 bàn luận về lòng khoan dung và đức vị tha của mẹ khá thuyết phục; từ đó, có những thức nhận đúng đắn về vai trò của tình mẫu tử. Tuy nhiên, do chưa tập trung vào việc luận bàn để làm sáng tỏ cách mẹ thể hiện tình yêu với con và khả năng cảm nhận của con về lòng mẹ nên bài viết chưa thật sự hấp dẫn người đọc. Ở câu 2, người viết hiểu đúng ý kiến của nhà thơ Ra-bin-dra-nát Ta-go. Trên cơ sở đó, biết vận dụng kiến thức lí luận văn học về quy luật sáng tạo văn học, đặc trưng của thơ trữ tình để cắt nghĩa lời nhận định và bàn luận vấn đề một cách tướng đối khoa học, sâu sắc. Vốn kiến thức lí luận văn học khá chắc chắn. Song điểm yếu dễ thấy là còn tham thể hiện kiến thức nên phần thẩm bình thơ để chứng minh chưa sâu, chưa tạo được điểm nhấn; mở bài chưa hay và sáng tạo; còn mắc lỗi về dùng từ và liên kết khiến câu văn mờ nghĩa như: Đồng thời, Hàn Mặc Tử cũng phát biểu… hoặc cầu kì như: Nó không dung chứa sự ép uổng rẻ mạt về tinh thần… Ở câu 3, người viết đã thấy được những nét khác biệt cơ bản trong cảm xúc và sáng tạo nghệ thuật của Tế Hanh và Hoàng Cầm khi miêu tả hình ảnh dòng sông qua hai đoạn thơ trong Nhớ con sông quê hương và Bên kia sông Đuống. Do hiểu biết khá sâu về thơ của Tế Hanh và Hoàng Cẩm nên người viết đã lí giải khá thuyết phục về những điểm mang vẻ đẹp khác biệt của hai dòng sông. Tuy nhiên, cảm thụ thơ còn chưa tinh tế và sâu sắc; điểm gặp gỡ của hình ảnh dòng sông trong hai đoạn thơ chưa được làm sáng rõ.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|