Bài văn đạt giải quốc gia năm 2008
Không có phản hồi
NĂM 2008
ĐỂ BÀI
Câu 1. (8,0 điểm) Trong bài Mẹ yêu con, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa được con hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự: Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vi mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt. (Theo Trái tim người mẹ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) Lời tâm sự ấy gọi cho anh (chi) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời?
Câu 2. (6,0 điểm) Nói về quy luật sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go có câu: Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. (Theo Mười nhà thơ lớn của thế kỷ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1996) Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Câu 3. (6,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau: – Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
– Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống)
YÊU CẦU LÀM BÀI
Câu 1. Đây là dạng đề mở, người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau: – Về hình thức Truớc hết, người viết cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép người viết tự do lựa chọn các kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau, như chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về tình mẫu tử để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, vẫn phải nắm vững vấn đề ở đây là tình mẫu tử trong thực tế cuộc sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. – Về nội dung Người viết cần xác định vấn đề cơ bản ở đây là tình mẫu tử, mà cụ thể là cách mẹ thể hiện tình yêu với con và khả năng cảm nhận của con về lòng mẹ. + Trong đời, người mẹ thường thể hiện tình yêu đối với con theo hai cách: chiều theo ý con và làm trái ý con (tức là kiến quyết “nói không với những đòi hỏi vô lí của con”). + Cách thứ nhất, có thể cả mẹ và con đều dễ dàng cảm nhận được tình cảm của nhau. Cách thứ hai thì khó cảm nhận hơn, người mẹ có thể chưa được con hiểu đúng, thậm chí, người con có thể ghét mẹ. Tuy nhiên, đây mới chính là biểu hiện sâu sắc và cao cả hơn của tình mẹ. Bởi vì, theo cách này, người mẹ vừa phải có một tình yêu lớn vừa phải có một sự hi sinh lớn. Và đây cũng chính là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn của lòng mẹ mà chiến thắng thật không dễ dàng. Cuối cùng, vì sự thành đạt ngày mai của con, người mẹ đã chấp nhận mất mát hôm nay của mình. Chỉ có người con nào sớm có sự chín chắn thì mới thấu hiểu được chiều sâu của lòng mẹ qua cách thể hiện này. + Để hiểu được lời tâm sự đó của người mẹ, người viết cần trình bày những suy cảm của mình về tình mẫu tử với các bình diện như bản chất, vẻ đẹp, ý nghĩa, tầm quan trọng, và đặc biệt là những cách biểu hiện hết sức khác nhau của tình mẫu tử trong đó có những cách không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ cảm nhận. Có thể suy ngẫm đến tình mẫu tử nói chung của con người, nhưng cần ưu tiên cho những suy tư từ tình mẫu tử thiết thân của riêng mỗi người viết.
Câu 2. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được một số nội dung căn bản sau:
Cần hiểu được ý kiến của Ta-go trực tiếp nói về thể loại thơ nhưng không chỉ bó hẹp ở thơ, mà dây cũng là quy luật phổ biến chi phối quá trình sáng tạo nghệ thuật nói chung. Về thực chất, ý kiến đó nói đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức rong sáng tạo nghệ thuật, mà yếu tố hạt nhân của nội dung bao giờ cũng là tình cảm.
Cần khẳng định sự đúng đắn của ý kiến này. Bởi vì nó phù hợp với những nguyên lí lớn của sáng tạo mà lí luận văn học đã nói đến về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đằng sau đó cũng là mối quan hệ giữa cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ. Trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, nội dung là yếu tố có trước, hình thức là yếu tố có sau, nội dung quyết định hình thức, hình thức có tác dộng tích cực trở lại nội dung, nội dung và hình thức chuyển hóa sang nhau, tồn tjai trong nhau để làm nên một chỉnh thể nghệ thuật sống động. Quy luật này thể hiện đặc biệt rõ đối với thơ, một thể loại vẫn được xem là tiếng nói trực tiếp của trái tim. Mối quan hệ giữa cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ trong sáng tạo cũng diễn ra như vậy.
Để làm sáng tỏ và tăng tính thuyết phục cho ý kiến của mình, cần huy động được các kiến thức cụ thể về tác giả, tác phẩm của các thể loại, trước hết là thơ vào việc phân tích.
Câu 3.
– Sự tương đồng + Cả dòng sông trong thơ Tế Hanh và dòng sông trong thơ Hoàng Cầm đều toá lên vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng, đều là hình ảnh sống động của tình yêu quê hương thiết tha, đằm thắm. + Cả hai dòng sông đểu được hiện lên nhờ những bút pháp giàu tính tạo hình, đầy ánh sáng và màu sắc, với những ẩn dụ phù hợp và độc đáo. – Sự khác biệt + Nếu dòng sông của Tế Hanh nghiêng về vẻ đẹp trong trẻo, chứa đầy kỉ niệm tuổi thơ với những gắn bó máu thịt giữa dòng sông và tâm hồn người, thì dòng sông của Hoàng Cầm lại nghiêng về vẻ đẹp huyền ảo, mang hơi hướng cổ tích, chất chứa những hoài niệm của một người kháng chiến về một dĩ vãng yên bình. + Cùng viết về vẻ đẹp trong sáng của những dòng sông, trong khi Tế Hanh nghiêng về vẻ trong (ngầm so sánh lòng sông với tấm gương), thì Hoàng Cầm lại nghiêng về vẻ sáng (ngầm so sánh dòng sông với dòng ánh sáng). Cùng sử dụng phép ẩn dụ nhân hoá, trong khi Tế Hanh hình dung rặng tre bên sông như những cô gái uê xoã tóc soi gương, mang vẻ đẹp bình dị gần gũi, thì Hoàng Cầm lại hình dung dòng sông như một sinh thể với dáng nằm duyên dáng trên triền cát trắng phẳng lì, mang vẻ đẹp tình tứ huyền ảo,…
BÀI LÀM SỐ 1
Câu 1. Cuộc đời như tấm kính ẩn chứa nhiều rạn nứt. Vết nứt ấy cứ lớn dần nhưng không vỡ vụn nhờ chất keo dính bền chặt. Tình mẫu tử là một trong những chất keo như thế. Tình mẹ mặn nồng vị tha nhưng có lúc con không hiểu đúng. Lòng mẹ dành cho con dù thế nào cũng mãi ngọt ngào như chất keo quyện thắm, nuôi dưỡng con trưởng thành, mẹ luôn mong cho con những điều tốt đẹp nhất: Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt. (Mẹ yêu con) Lời tâm sự của mẹ chân thành, xúc động, cho ta nhiều nghĩ suy. Ai đó từng nói: Nỗi bất hạnh của con người là không thể sống một mình. Thật vậy, mỗi người sinh ra được ràng buộc với nhau bằng nhiều mối quan hệ. Nhưng hình như đó cũng là hạnh phúc. Bởi ta được yêu thương và có người để yêu thương. Mẹ là người không thể thiếu trong cuộc đời ta và là người ta yêu nhất. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Câu hát ấy mãi vấn vương trong tâm khảm nhắc ta về tình mẹ yêu thương. Lời tâm sự của người mẹ trên cũng là cái tình ấy. Mẹ nó “không” là đang từ chối, không đồng ý trước thái độ, hành động của ta. Bởi những đòi hỏi đó vô lý. Xin mẹ mua chiếc xe đạp hiệu để bằng chúng bạn hay nghỉ học một buổi để đi chơi đều là những yêu cầu không đúng. Vì đòi hỏi ấy không phù hợp với hoàn cảnh gia đình, đi ngược lại điều tốt mẹ dạy cho con. Nhưng tuổi trẻ thường bồng bột. Mẹ từ chối để dạy con nên người nhưng con không hiểu đúng. Vậy nên đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời mẹ. Lời tâm sự hay chính nói lòng chân thành của mẹ đang bộc bạch. Nếu cuộc đấu tranh với chính mình của mỗi người đã vô vàn gian khó thì cuộc đấu tranh nội tâm của người mẹ càng gian khó hơn gấp bội phần. Ấy là tình thương con không được cảm thông, chia sẻ. Hẳn mẹ phải nghĩ suy, trằn trọc nhiều lắm. Mẹ âm thầm chịu đựng tất cả để rồi mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt. Niềm vui của mẹ là niềm vui thấy con trưởng thành và hiểu mẹ. Lòng mẹ vị tha và ân tình như Thái Bình Dương dạt dào là thế! Cuộc sống đầy sóng gió, cam go. Và có lẽ trở về bên mẹ là giây phút yên bình, hạnh phúc nhất. Lời tâm sự của người mẹ ở trên cũng là nỗi lòng của bao bà mẹ khác. Mang nặng đẻ đau nên tình mẹ dành cho con như nước trong nguồn chảy ra. Tinh cảm ấy không bao giờ vơi cạn và là suối nguồn trong lành dưỡng nuôi khôn lớn từng ngày cả về thể chất lẫn tinh thần. Thương con nên mẹ sẵn sàng hi sinh, tha thứ những lỗi lầm của con. Sự hi sinh ấy âm thầm mà vất vả, gian khổ. con đâu mãi ở trong vòng tay của mẹ. Từ thuở chập chững bước những bước tiên đến khi cắp sách đến trường, con gặp gỡ bao điều mới lạ. Bạn bè, thầy cô, người đã quen rồi người mới gặp,… nhiều mối quan hệ phức tạp khiến con bận tâm suy nghĩ. Cuộc đời không ngừng chảy trôi kéo theo hàng loạt những nhu cầu số mới. Phong cách teen khiến con ham muốn, đua đòi để được giống bạn bè. Đòi hỏi ấy của con làm mẹ bận lòng. Mong cầu của con vượt quá hoàn cảnh gia đình không phù hợp với bản thân con. Nhưng tuổi trẻ thường có những ước muốn như thế. Lòng ham điều hay, điều lạ, việc hoà cùng lối sống thời đại là nhu cầu thiết yế của mỗi người. Nhưng nhu cầu ấy phải đặt trong cái chung của cả gia đình. Mẹ chối con không phải vì ghét con. Mẹ nói không bởi mẹ muốn con tự nhận thú được việc làm sai mà trưởng thành. Ông bà xưa từng dạy: Thương cho roi cho vọt Ghét cho ngọt cho bùi. Từ chối đòi hỏi vô lí của con cũng bởi mẹ thương con. Nhưng khi không có được điều mình đòi hỏi, người ta thưong kích hoạt lòng vị kỉ cá nhân mà không suy xét để ghét người không đáp ứng yêu cầu của mình. Đó là tâm lí thưomg tình của con người. Con ghét mẹ cũng vì thế. Nhưng mẹ em chỉ có một trên đời, con sẽ hiểu được tình thương ấy mà nhận ra bao điểu. Tình mẹ dành cho con ân tình mà nồng nàn, thiết tha như vậy. Cuộc đời như dòng sông bất tận những tình cảm. Tình mẫu tử là một trong những mạch nguồn trong dòng sông ấy. Câu chuyện anh sinh viên Đại học Y khoa Cần Thơ – Văn Hải Thi là minh chứng cảm động về tình mẹ. Để nuôi anh ăn học nơi giảng đường đại học, mẹ đã đứt ruột bán năm công đất ruộng. Thuyết gà mái tìm mồi nuôi con của mẹ nghĩa tình và giản dị biết mấy. Đằng sau chàng bác sĩ tương ai này là người mẹ nghèo hết lòng vì con. Chuyện chàng trai Lê Vũ Hoàng giải Nhất cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” mãi nhắc nhở ta về tình mẹ con trong cuộc sống. Ngày Hoàng đi thi là ngày mẹ lên bàn mổ. Đứa con ấy mang trong mình quyết âm chiến thắng để làm mẹ vui lòng. Hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được chứng kiến con thành đạt, được làm những điều tốt nhất cho con. Và cao cả biết bao bà mẹ xưa trong câu chuyện cổ, chuyển chỗ ở nhiều lần với ước mong con được yên việc sách đèn dùi mài kinh sử để ghi danh vào bảng vàng bia đá. Chuyện của những bà mẹ như thế làm ta phải giật mình. Ta cũng có lúc đòi mẹ mua áo đẹp, đôi giày sang nhưng quên nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt thắm sau nỗi buồn, không phải vì không thể đáp ứng đòi hỏi quá mức của con mà vì yêu con, muốn dạy con thành người chân chính nên không đáp ứng yêu cầu ấy. Mẹ bao đêm trằn trọc cũng vì những chuyện ta ngỡ bình thường như thế. Hiểu nỗi lòng mẹ qua tâm sự trên, lòng ta trào dâng niễm ân hận. Tình mẹ với con đã theo ta từ thuở nằm nôi trong những câu ca: Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Hình ảnh người mẹ – những cánh cò tần tảo trong mưa cứ đi về trong tâm trí ta. Mẹ luôn mong cầu được che chở cho con: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. (Chế Lan Viên, Con cò) Dòng sữa ấm lành của mẹ ngọt mãi suốt đời con. Lời tâm sự của người mẹ trong Mẹ yêu con là nỗi lòng xúc động, chân thực của những bà mẹ chân chính trong cõi đời này. Sự vị tha, hi sinh của mẹ mãi ám ảnh tâm hồn con. Mẹ yêu con và con càng không thể được phép quên tình mẹ. Cũng vì thế, thật đáng ghét, đáng giận, đáng trách và cần tránh biết bao những ý nghĩ và hành vi mà người ta gọi là bất hiếu đối với mẹ trong cuộc sống mỗi ngày. Hãy biết trân trọng những giây phút được sống bên mẹ và thương mẹ nhiều hơn. Hãy dành thời gian lắng nghe tiếng lòng của mẹ để hiểu mẹ hơn. Hãy thể hiện lòng con yêu mẹ bằng những hành động binh dị nhất trong cuộc sống hàng ngày. Cùng mẹ làm bữa cơm gia đình ta bỗng nghe bát canh mặn nồng, ấm áp hơn. Và nếu biết dõi cái nhìn cám thông chia sẻ vào những cảnh đời, mảnh đời thiếu mẹ, ta càng thêm quý trọng tình mẫu tử nguyên lành mình hiện có. Tình mẹ thiêng liêng và sưởi ấm giúp ta nên người. Hãy lắng nghe lời tâm sự của Mẹ yêu con và hãy biết lặng lòng nhìn lại bản thân ta theo sự chi dẫn của lời ca dao vang vọng: Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Tình mẫu tử là tình cảm đáng trân trọng, giữ gìn nhất trong vô vàn tình cảm khác của con người trong cõi nhân sinh. Yêu mẹ, hiểu mẹ, thương quý mẹ hơn, ta càng xác định đúng động lực sống của bản thân mình.
Câu 2. Biển cả nghìn năm không ngừng dào dạt sóng. Sóng biển có lúc êm đềm như cũng có khi thét gào dữ dội, Tâm hồn con người cũng như biển vậy. Thi nhân xúc cảm truớc cuộc đời mà viết nên trang. Con sóng lòng tràn bờ, tràn trên con chữ thành thơ. Đúng như Ra-bin-đra-nát Ta-go từng nói: Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. Ấy là quy luật cảm xúc, quy luật sáng tạo nghệ thuật muôn đời. Thi sĩ Anh Uy-li-am Uốt từng nói: Thơ ca là sự bột phát của những tình cảm mãnh liệt. Thi nhân xúc cảm và khao khát được bộc bạch nỗi lòng, tỏ bày tâm sự. Khi đó, họ tìm đến thơ: khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài chúng ta có thơ. Tình cảm là tiếng lòng người thơ. Câu chuyện thơ là câu chuyện tâm hồn thí sĩ. Thể loại thơ là hình thức cần có để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm. Thơ ca là lĩnh vực của tình cảm. Câu nói của Ta-go là tâm niệm của chính người trong cuộc. Đến với miền thơ là đi vào thế giới tâm tình của thi nhân. Bởi thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Sống ở đời với bao buồn vui, con người ta có nhu cầu bộc lộ nỗi niềm mình. Nhà thơ với trực giác nhiệm màu (Thạch Lam) của người nghệ sĩ lại càng tinh tế, nhạy cảm hơn trước đời. Tâm hồn họ tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn căng tràn trước ngoại cảnh để gaey thành thanh âm của tiếng lòng mình. Thi sĩ lãng mạn Pháp La-mác-tin tung tâm sự: Thế nào là thơ? Đó không chỉ là nghệ thuật, đó còn là sự giải thoát của lòng tôi. Mong cầu được bộc lộ, giải thoát tấc lòng khiến người thơ cầm bút. Thơ là thể loại trữ tình phù hợp với mọi cung bậc cảm xúc thi nhân. Bao buồn vui trong đời cảm rung thi sĩ, bao nỗi niềm chất chứa trong tâm can đến lúc mãnh liệt mà cất nên trang. Câu chữ sẽ tự tìm hình thức thích hợp để tuôn chảy tiếng lòng thi nhân. Ngay từ lúc sinh ra trên đời, con người đã có tình cảm. Tiếng khóc chào đời là khát vọng được giao tiếp với đời. Mỗi người thơ đều có tấc lòng riêng của mình. Từ tình yêu lửa đôi đến tình cảm gia đình, từ sự rung động trước một bức tranh quê đến lòng đau trước thân phận con người đều đi vào trang thơ. Quên sao được tấm lòng mong nhớ thiết tha trong ca dao: Chờ em đã tám hôm nay Hôm qua là chín, hôm nay là mười. Chờ nhau, nhớ nhau nên câu chữ cũng hoá bất thường. Thời gian tâm lí đã thay đổi thế trật tự thời gian bình thường. Những số từ đong đếm tâm trạng trong câu chữ vật chất hoá tiếng lòng người đang yêu. Yêu nhau nên ước mong cũng lạ thường: Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yến để chàng sang chơi. Cầu dải yếm hay tấm lòng em gửi trọn đến chàng? Vật dụng gần gũi và quá đỗi mỏng manh của người phụ nữ trở thành nhịp cầu chuyên chở tình yêu. Yêu nồng nàn nên mới có ước cao đẹp và duyên đến vậy! Lòng đau trước thân phận người phụ nữ không ngừng ám ảnh ta bên cạnh ước mong ca dao ngọt ngào: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om. Giọng thơ nghe chì chiết, xót xa! Xuân Hương làm thơ là để bộc lộ chính nỗi lòng mình. Tự tình là khát khao hạnh phúc hay đau đớn cho số kiếp đàn bà ? Nghe như nước mắt và cả tiếng cười người thơ đâu đây. Chua xót nhưng mạnh mẽ nên từ ngữ cũng không yên. Câu chữ cứ động cựa quẫy đạp, kêu đòi hạnh phúc và cũng như là vật vã cùng nỗi niềm xa xót của người thơ. Tình cảm tự tìm cho nó hình thức để bộc lộ. Chế Lan Viên – nhà thơ của những triết lý, triết luận cũng xôn xao tiếng lòng khi yêu: Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ trở về. Nắng sớm cũng mong. Cây cũng nhớ. Ngô cũng chờ. Và buớm cũng thêm màu trên cánh đang bay. (Tập qua hàng) Tình cảm đã hiển hiện nơi câu chữ. Tâm trạng mong chờ, đón đợi người yêu khiến tấc lòng không yên. Câu chữ cũng tuôn trào, dào dạt, cũng ngúc ngoắc, trúc trắc như chính tâm trạng thi nhân. Bồn chồn không yên nên mới có hình thức tập qua hàng độc đáo như thế! Thi sĩ muôn đời dành nhiều bút lực cho tình yêu nhưng cũng không quên tình bạn: Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. (Lí Bạch, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Con thuyền đã khuất nẻo mà đôi mắt ngóng trông vẫn đau đáu theo cùng. Cô là bóng dáng lẻ loi của con thuyền chở người đi hay là nỗi niềm đơn chiếc thấm trong lòng kẻ ở? Ý kiến của Ta-go chạm đến một trong những điểm đặc thù của sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Tình cảm dâng trào, hiển hiện thành câu chữ, hình ảnh thơ. Bởi mỗ thi nhân luôn mang trong mình thái độ rất riêng với đời sống nên trang thơ của mi người có sắc thái riêng không trộn lẫn. Cảm xúc chi phối câu chữ, tạo ra thơ mới lạ và hình thức dù mới lạ đến đâu cũng chỉ có giá trị khi chứa đựng nội dung sâu sắc. Thơ là tình cảm, là tiếng lòng thổn thức của thi nhân hiến thị trong cầu chữ và để có tiếng lòng thổn thức ấy người thơ phải sống trọn vẹn với đời. Chữ ài chỉ bừng nở khi chữ tâm với đời toả sáng. Là lời tâm niệm đúng đắn và sâu sắc của chính người trong cuộc, ý kiến của Ta-go cho ta thêm một lần hiểu rõ: Thơ ca là tiếng lòng thi sĩ bắt nguồn từ chính mảnh đất cuộc đời và thăng hoa trên bầu trời nghệ thuật. Cuộc đời là mạch nguồn khởi đầu và cũng là đích đến của mỗi trang thơ.
Câu 3. Giữa dàn giao hưởng trầm hùng, ta vẫn nghe tiếng vi-ô-lông réo rắt. Giữa muôn vàn tiếng chim ca, ta vẫn say lòng bởi giọng trong trẻo, thánh thót của họa mi. Giữa muôn điệu lòng với quê hương, ta vẫn nhận ra tấc lòng quê tha thiết của Tế Hanh: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Nhớ con sông quê hương) Và lòng ta mãi không thôi bồi hồi, đắm say trước tình quê Kinh Bắc của Hoàng Cầm với dòng sông Đuống lấp lánh ánh yêu thương: Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phảng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ (Bên kia sông Đuống) Phải chăng đó là “giọng riêng” của mỗi thi nhân trước giọng chung cuộc đời? Lê Quý Đôn từng nói: Thơ khởi phát tự trong lòng người ta. Tình quê luôn đong đầy, chứa chan trong tâm khảm của Tế Hanh và Hoàng Cầm. Xa quê, đau đáu nhớ quê nhà, hai thi nhân gặp gỡ nhau ở dòng sông quê hương. Con sông lai láng chảy nơi khúc ruột miền Trung hay dòng sông Thiên Đức lấp lánh ở miền quan họ đều mang chở trong mình vẻ đẹp quê hương. Và dòng sông đời đã hoá sông thơ, tưới mát tâm hồn thi nhân để đến với trang thơ, đi vào miền hoài niệm của những người tha hương. Tế Hanh không gợi mở cảm xúc bằng đối tượng trữ tình cụ thể nào mà bộc bạch tiếng lòng của chính mình trong thể thơ tám chữ trang nghiêm, tề chỉnh: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Giọng thơ đậm chất tự sự của mạch hồi tưởng trong kí ức thi nhân. Nhớ về quê rong là nhớ đến dòng sông quê: con sông xanh biếc. Câu thơ bình dị mà ấm nồng tình cảm kẻ tha hương. Chiến tranh chia cắt tình quê để dòng sông quê hiện về người hoài niệm. Hàng loạt tính từ được sử dụng gợi về con sông hiền hoà xanh mát ấu thơ. Ấy là con sông dịu hiền nơi hoa cỏ miền Trung đất Việt. Dòng sông hay tâm hồn quê: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. Người và sông quyện hoà, gắn bó trong nhau. Sắc nắng chói chang của miền Trung in đậm trang thơ. Lòng sông hay lòng người thuỷ chung, trong sáng không phai nhoà? Nếu Tế Hanh chọn cho mình thể thơ tám chữ đều đặn thì Hoàng Cảm lại trào dâng tấc lòng què voi the thơ tự do theo nhịp chảy của cảm xúc. Nghe tin giặc chiếm đóng quê hương, người thương quê xa tuôn nỗi niềm thơ: Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Tiếng em nghe sao tha thiết, trữ tình, khiến câu thơ nhẹ nhàng, ngân nga trong lòng người. Đó là bóng hình ảo mộng thường thấy trong thơ Hoàng Cầm. Chất Kinh Bắc ấy của hồn thơ khiến Hoàng Cẩm gợi nhớ bóng hình sông quê với nét duyên dáng, ý nhị rất riêng: Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Con sông mang dáng hình thiếu nữ. Nếu ở trên yên ả cát trắng phẳng lì thì giờ thao thức đẩy nỗi niềm trong dáng nghiêng nghiêng. Thế nằm nghiêng nghiêng là nét duyên ngầm hay nét chênh chao của hồn người, hồn thơ? Phải chăng đấy là sự trằn trọc đẩy nổi niềm của quê hương mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên giờ đang lâm vào cảnh tang tóc, thương đau. Chính Hoàng Cầm từng tâm niệm: nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm. Bên kia sông Đuống đong đẩy nhạc tình, nhạc lòng người thơ. Thể tự do khiến câu chữ co dãn nhịp nhàng trên trang viết. Tấm lòng quê thiết tha của Tế Hanh và Hoàng Cầm mãi khắc sâu trong ta hình ảnh quê hương của mỗi người, của quê hương Việt Nam nói chung. Yêu sao những con sông quê và hồn quê ấy! (Bài đoạt giải Nhì – 17/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu cơ bản đặt ra trong đề bài. Đối với câu 1, khi viết văn nghị luận xã hội không nên giáo điều và điều ấy lại càng không nên khi bàn luận về tình mẫu tử. Người viết đã tránh được điều này khi tìm cho mình một cách viết thông minh là cân bằng hai phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm trong bài viết. Vốn sống khá sâu sắc, đặc biệt là suy nghĩ sâu nặng về tình mẫu tử xuất phát từ trái tim yêu mẹ và hiểu mẹ đã làm nên những lời văn mượt mà, thấm đượm chất văn chương và có sức lay động. Tuy nhiên, nếu bớt đi một số câu văn mơ hồ về nghĩa thì hiệu quả của bài viết sẽ tốt hơn. Ở câu 2, người viết hiểu đúng ý kiến của nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go và biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức lí luận văn học với kiến thức về tác phẩm văn chương để làm sáng ro vấn đề. Kiến thức về tác phẩm khá phong phú cùng khả năng thẩm bình tốt. Diễn đạt lưu loát và sáng tạo, có nhiều câu, đoạn đáng khen như: Đến với miền thơ là đi vào thế giới tâm tình của thi nhân… Câu chữ sẽ tự tìm hình thức thích hợp để tuôn cháy tiếng lòng thi nhân. Có điều, nếu dựa vào quy luật sáng tạo của nghệ thuật, đặc biệt là của thơ ca để lí giải vấn đề sâu và rộng thêm một chút nữa thì bài viết sẽ hoàn hảo hơn. Hẳn là người viết cũng ý thức được điều này nhưng có lẽ là chưa làm được do thời gian không cho phép. Ở câu 3, người viết đã cảm nhận được điểm gặp gỡ ở hai đoạn thơ là hình ảnh dòng sông trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh và dòng sông trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là hình ảnh sống động của tình yêu quê hương thiết tha, đằm thắm. Đồng thời, cũng đã chỉ ra một vài nét khác biệt trong cảm xúc và sáng tạo nghệ thuật của Tế Hanh và Hoàng Cầm qua hai đoạn thơ. Tuy nhiên, bố cục bài viết chưa thật nhuần nhuyễn với kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh. Vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn thơ, do đó, cũng chưa được cảm nhận rõ nét.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|