Bài văn đạt giải quốc gia năm 2008 (BÀI LÀM SỐ 3)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2008 (BÀI LÀM SỐ 3)
Câu 1. Tôi còn nhớ một câu nói nổi tiếng: Bàn tay đưa nôi là bàn tay thống trị thế giới và phải chăng nếu không có những người mẹ thì sẽ không có anh hùng và có những nhà thơ trên cuộc đời này. Mẹ không chỉ là người sinh ra những thiên tài mà điều quan trọng hơn, mẹ là người nuôi nấng, dạy dỗ để những con người bình thường trở thành vĩ nhân. Giáo dục con là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi người mẹ phải có tình thương con vô bờ đồng thời phải có lí trí tỉnh táo để quyết định phương pháp giáo dục tốt nhất dành cho con. Và trong bài Mẹ yêu con, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể con chưa hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự: Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt.. (Theo Trái tim người mẹ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) Lời tâm sự ấy đã gợi nhắc chúng ta nhớ về một tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời này: tình mẫu tử. Mỗi con người đều có mẹ. Mẹ chính là người mang nặng đẻ đau, sinh ra ta sau chín tháng mười ngày thai nghén. Khi còn trong bụng mẹ, mẹ cuu mang ta, dùm bọc ta, truyền cho ta chất dinh dưỡng. Khi ta cất tiếng khóc chào đời, mẹ vui mừng đón chào con bằng những giọt nước mắt của hạnh phúc ngập tràn. Trải qua cơn vượt cạn hiểm nghèo, mẹ bồng con trên tay, ban cho con dòng sữa ấm nóng tình yêu của mẹ. Những giọt sữa ngọt ngào, mỗi giọt là một giọt yêu thương đã nuôi con khôn lớn. Mẹ thương con bằng tình thương bao la, con là tất cả cuộc đời của mẹ. Mẹ luôn dành cho con những gì tốt nhất, đẹp nhất bởi con là niềm vui, là hạnh phúc, là niềm hi vọng, ước mơ của đời mẹ. Và chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước, Ê-xê-nhin, nhà thơ nổi tiếng của nước Nga đã từng thốt lên như vậy. Còn gì cao quý, thiêng liêng hơn tình mẫu tử – tình cảm ngọn nguồn của mọi tình cảm trên đời. Người mẹ của chúng ta không xinh đẹp như một bà tiên, nhưng sự hiền hậu, bao dung của mẹ thì không gì sánh nổi. Bàn tay mẹ không mịn màng, trắng đẹp, bàn tay ấy thô ráp, chai sần vì công việc vất vả, nhọc nhằn. Nhưng chính bàn tay ấy đã nâng đỡ con bước đi những bước đầu đời, bàn tay ấy đã dắt con trên con đường tới lớp, bàn tay ấy đã ru con ngủ, ôm con khi con khóc. Bàn tay mẹ có sức mạnh diệu kỳ, bàn tay mang hơi ấm tình thương của mẹ. Không gì có thể đong đếm được tình cảm của mẹ dành cho con: Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Và biểu hiện của tình mẫu tử thì vô cùng phong phú, đa dạng, nó như một cây đàn muốn điệu mà mỗi cung bậc cất lên lại chan chứa yêu thương. Đó có thể là điệu ngọt ngào của những lời âu yếm vỗ về nhưng cũng có khi nó là một nốt trầm xao xuyến. Đó là khi mẹ từng làm bao việc vì con mà con không hiểu đúng, là khi con ghét mẹ bởi mẹ đã nói không trước những đòi hỏi vô lí của con. Còn gì đau đớn hơn khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả mọi thứ mà mẹ có, kể cả tính mạng của mẹ. Nhưng mẹ sẵn sàng nói không trước những đòi hỏi vô lí của con vì mẹ hiểu rằng điều đó sẽ không tốt cho con. Cuộc đấu tranh giữa việc chấp nhận hay không chấp nhận những điều vô lí ấy thật quyết liệt và dai dẳng. Nếu mẹ chấp nhận, con sẽ vui, còn gì tuyệt vời hơn dành cho mẹ khi nhìn thấy niềm vui trong ánh mắt của con. Nhưng làm như vậy đồng nghĩa với việc mẹ nuông chiều con và sói muon con sẽ trở nên hư hỏng. Khi đó, tình yêu con sẽ trở thành lưỡi dao đâm nát trái tim mẹ, phá huỷ cuộc đời con. Và mẹ sẽ phải ân hận. Mẹ thà để con ghét mẹ trong lúc ấy, để con thành đạt, con trở thành người có ích còn hơn nuông chiều con. Và trong cuộc đấu tranh khó khăn nhất ấy, mẹ đã thắng. Mẹ đã dùng lý trí tỉnh táo để chiến thắng con tim, nhiều khi thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Tất cả những việc làm ấy của mẹ tôi đến một ngày con sẽ hiểu ra, con sẽ nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng mà mẹ dành cho con. Con sẽ hiểu rằng mẹ đã hi sình hạnh phúc của đời mẹ để ươm mầm hạnh phúc cho tương lai của con. Và sự lựa chọn để biết cách nói không ấy chính là sự hi sinh cao cả nhất của mẹ, nó trên tất cả mọi biểu hiện yêu thương khác. Mẹ là người từng trải, là người có nhiều kinh nghiệm trên cuộc đời. Mẹ luôn nhận ra cái gì là tốt nhất đối với con. Mẹ cũng nhận ra những đòi hỏi của con nhiều khi thật vô lí. Nếu con muốn mẹ cho tiền mua một cuốn sách hay để ủng hộ cho các bạn học sinh nghèo, mẹ sẵn sàng đồng ý. Thậm chí mẹ còn rất vui khi con say mê học tập, biết quan tâm tới mọi người. Nhưng nếu con xin mẹ tiền chỉ để chơi trò chơi, mua nhiều quần áo cho hợp mốt, cho “sành điệu” mà không phù hợp với bản thân thì mẹ dứt khoát nói không. Nói không để con nhận ra điều đó là không phù hợp, nói không để con biết sống tốt đẹp hơn. Mẹ không tiếc con một thứ gì nhưng những yêu cầu của con phải có ích, phải tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Vếu mẹ vì thương con, sợ con giận dỗi, ghét bỏ mà đổng ý, con sẽ có thói quen xấu: muốn gì được nấy. Con sẽ không biết tôn trọng những gì mà con có được. Giữa mẹ và con có mối quan hệ khăng khít, gắn bó nhưng cũng có một khoảng cách giữa hai thế hệ. Chính vì thế mà những suy nghĩ, những quan niệm khác nhau, nhiều khi dẫn tới những xung đột, bất hoà nho nhỏ. Mẹ với con mắt của những thế hệ trước sẽ có cách nhìn nhận khác với con – một con người trẻ trung, hiện đại. Chính vì vậy, có những việc làm của mẹ, con sẽ không hiểu. Mẹ muốn con đi chơi tối phải về nhà trước mười giờ nhưng con lại cho rằng mẹ cấm đoán, xét nét, mẹ không cho con tự do như các bạn, nhung con dâu biết mẹ luôn lo lắng cho sự an toàn của con, thấy con về muộn mẹ đứng ngồi không yên vì mẹ biết xã hội còn nhiều cạm bẫy, tệ nạn mà con thì non nớt. Đọc truyện ngắn Một đám cưới của nhà văn Nam Cao ta cũng bắt gặp một tình mẫu tử cao quý của mẹ con cái Dần. Mẹ Dần với những suy nghĩ của những người phụ nữ nghèo bất hạnh đã sớm lo cho tương lai của con khi con còn nhỏ. Bà bắt Dần đi ở cho nhà bà Chánh Liễu, dù biết ăn được miếng cơm nhà người không hề đơn giản. Thấy con về nhà khóc lóc muốn về ở với cha mẹ, với các em dù no dù đói cũng ở cùng gia đình, bà thương con đứt ruột. Thế nhưng ngoài mặt bà vẫn lạnh lùng, hắt hủi đuổi con đi chỉ mong con ở nhà người ta có cơm ăn, việc làm rồi việc sau này không hư hỏng, biếng nhác. Người mẹ ấy giấu kín nỗi đau, chỉ khóc oà lên khi con gái đã đi rồi. Phải chăng, tình mẹ dù ở thời đại nào cũng vậy. Trong xã hội ngày nay, nhiều người phụ nữ thành đạt trong công việc, mải lo kiếm tiền, làm giàu mà xao nhãng công việc dạy dỗ con cái. Họ cho rằng cứ có tiền mua sắm cho con những thứ tốt nhất, cho con tự do làm theo ý thích là cách nuôi dạy tốt nhất. Nhưng họ đã lầm, tiền không phải là tất cả, những đứa trẻ đó thiếu tình thương của cha mẹ lại sẵn có tiền bạc trong tay dễ sinh ra chơi bời, nghien hút, tệ nạn xã hội. Trong một xã hội còn nhiều cám dỗ thì việc giáo dục con chu đáo, biết nói không khi cần thiết là điều thực sự quan trọng với mỗi người mẹ. Để không ai có thể đổ lỗi con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Có nhiều đứa trẻ bất hạnh khi sinh ra đã thiếu vắng hơi ấm tình thương của mẹ. Nhưng cũng có rất nhiều những người mẹ không phải là người sinh ra ta nhưng lại yêu thương ta như đứa con ruột thịt. Và chúng ta phải vinh danh tất cả những người mẹ trên đời, những người đã trao cho ta sự sống, giúp do ta trong việc hình thành nhân cách, cá tính. Người mẹ luôn bao dung, tha thứ cho ta khi ta phạm sai lầm, và: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. (Chế Lan Viên) Còn gì hạnh phúc hơn khi trải qua bao vất vả, bao khó khăn trong cuộc đời, ta lại được trở về bên mẹ, được mẹ ôm ấp, vỗ về trong vòng tay ngọt ngào, và lại được nói: Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Câu 3. Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà, một nhạc sĩ đã hát như vậy. Và dòng sông đã từ cuộc đời chảy mãi vào trong thơ từ nghìn đời nay mà ta không hề hay biết. Đó là con sông mà người con gái vẫn chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Đó là Bạch Đằng Giang, con sông huyền thoại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, là con sông Bến Hải đau xót chia hai miền đất Nước. Và thêm một lần những con sông đã chảy vào trái tim hai nhà thơ Tế Hanh và Hoàng Cầm, để họ cất lên những lời thơ ngọt ngào mà tha thiết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước guơng trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Nhớ con sông quê hương)
Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ (Bên kia sông Đuống) Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi hai bài thơ đều được dựng lên trong nỗi nhớ, nỗi khao khát cháy bỏng của Tế Hanh và Hoàng Cầm được trở về quê hương. Khi viết Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh đang phải sống trong cảnh “ngày Bắc đêm Nam”, miền Nam đau thương, miền Nam anh dũng không khi nào phai mờ trong tâm trí nhà thơ. Mọi tình yêu, nỗi nhớ, niềm thương với miền Nam yêu dấu đã được nhà thơ dồn nén trong bài thơ này. Những câu thơ đầu tiên trong bài Nhớ con sông quê hương được cất lên, nhà thơ giới thiệu với người đọc về hương trăm mến ngàn thương của mình. Và quê hương, trước hết là con sông quê đẹp đến mê hồn: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước guơng trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. Một con sông được tái hiện lại trong tình yêu và nỗi nhớ, chính vì thế mọi hình ảnh của sông là những hình ảnh đẹp nhất, in dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của thi nhân. Ngay trong câu đầu tiên, hình ảnh con sông đã được hiện ra với bao niềm tự hào, con sông là biểu tượng của quê hương. Và càng tự hào hơn khi đó là một con sông xanh biếc thơ mộng và hiền hoà, con sông của mảnh đất miền Nam. Đó không phải là dòng sông Đà hung bạo và trữ tình trong trang văn Nguyễn Tuân, không phải là con sông Hồng đỏ nặng phù sa từng được ngợi ca trong nhiều bài hát. Đó là con sông của chính quê hương tác giả, dù nhà thơ không hề nhắc tên, nhắc tuổi, nhưng nó vẫn mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo so với hơn ba nghìn con sông chảy trên đất nước này. Bởi đơn giản, đó là “con sông quê hương”, con sông tuổi thơ của Tế Hanh. Trong tâm trí nhà thơ, đó là con sông đẹp nhất so với mọi con sông trên trái đất. Con sông quê hiện lên gần gũi quen thuộc với làn nước xanh biếc, trong vắt như gương. Hai bên bờ sông là những hàng tre thướt tha rủ bóng mà trong tâm hồn của nhà thơ: tre đang soi tóc trước làn gương trong của mặt sông. Chỉ với một bút pháp nhân hoá đơn giản, nhà thơ đã biến bức tranh về con sông quê trở nên sống động, có hồn. Dường như tre cũng như người con gái miền Nam duyên dáng mà cũng rất điệu đàng đang soi bóng trên sông. Và mặt sông vô tình đã hoá thành một chiếc gương khổng lồ của tạo hoá để dành cho những khóm tre soi mình. Dòng sông không trong xanh đến vậy thì không thể có được sự so sánh kì lạ ấy. Câu thơ vẽ lên một không gian quen thuộc của làng quê: Những luỹ tre xanh, mặt sông hiển hoà phẳng lặng. Và chính tại nơi đó, Tế Hanh đã có những tháng ngày tuyệt đẹp nhất của tuổi thơ: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. Mặt gương sông trong vắt lấp lánh ánh sáng của mặt trời, ánh nắng tạo nên những dòng lấp loáng của con sông. Một hình ảnh bình dị mà gợi nhắc bao kỉ niệm. Trong số chúng ta, ai chẳng một lần lặng người quan sát khung cảnh tuyệt vời ấy, khi bầu trời, mặt nước bừng sáng, thứ ánh sáng chói loà, rực rỡ của những buổi trưa hè. Và hình ảnh đó đã để thương, để nhớ trong tâm hồn Tế Hanh, tâm hồn ông chính là những buổi trưa hè được nô đùa trên con sông yêu dấu. Có phải mặt trời chói lọi hay chính là hồn nhà tho da toå náng xuống mặt sông? Tâm hồn ấy chính là những rung động sâu sắc của nhà thơ truớc cái đẹp, là tình cảm thương yêu, gắn bó của nhà thơ với con sông quê. Và chính những tình cảm đó dã làm cho bốn câu thơ võ cùng giản dị, gần gũi kia trở nên hấp dẫn với người đọc. Tế Hanh khi còn nhỏ đã có những kỉ niệm sâu sắc cùng dòng sông quê: Tội dang tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ. Dòng sông như một người mẹ ôm ấp, vỗ về nhà thơ và giờ đây khi sống giữa lòng miễn Bắc, dòng sông ấy đã thêm một lần xoa dịu nỗi đau chia cắt trong trái tim thi sĩ, nó làm sáng lên vẻ đẹp của tình yêu quê hương. Và dòng song không chỉ 1à một dòng chảy đơn thuần của tự nhiên mà còn là dòng chảy của tình yêu, nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ. Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng có tới ba nghìn hai trăm sáu mươi ba cơn sóng, và có lẽ không vùng đất nào trên đất nước này không gắn liền với một dòng sông nhất định. Và Hoàng Cầm đã đưa ta về với quê hương Kinh Bắc – cái nôi truyền thống văn hoá vùng Bắc Bộ, đưa ta về với con sông Đuống, ngọn nguồn của những cảm xúc thi ca trong thơ ông: Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Ngay trong đêm khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm đóng, Hoàng Cầm cảm bút viết Bên kia sông Đuống trong niềm đau đớn xót xa, căm giận khôn cùng. Và những hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí của người con Kinh Bắc này chính là dòng sông Đuống, phải chăng con sông Đuống thơ mộng, hiền hoà từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thay thế của mảnh đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến.
Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phảng lì. Ngày xưa, câu thơ sao mà chua xót. Ngày xưa như một nỗi niềm cổ tích, con sông Đuống hiện ra như trong một xứ sở thần tiên. Hai bên bờ sông những dải cát rắn chạy dài xa tít tắp như tới tận cuối chân trời. Và sông Đuống vẫn cứ trôi, thanh bình và êm ả: Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Ánh nắng mặt trời rực rỡ chiếu xuống mặt sông, con sông quê đã trở thành một dòng lấp lánh. Mặt nước lấp lánh ánh sáng, hay lấp lánh tình yêu, niềm tự hào của tác giả Hoàng Cầm. Và yêu nhất vẫn là cái dáng nằm nghiêng nghiêng của nó: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Câu thơ kéo ta về thực tại với kháng chiến trường kì nhưng ngay lập tức nó lại đưa ta vào cõi mơ. Sao lại nằm nghiêng nghiêng? Sông Đuống như vượt trên ranh giới của không gian và thời gian, nó như một phạm trù siêu thực. Dáng nằm nghiêng nghiêng của con sông trong kháng chiến hay chính là dáng vẻ duyên dáng. đầy tình tứ của những cô thiếu nữ búp sen cười như mùa thu toả nắng. Cả hai đoạn thơ đều được viết lên bởi tình cảm chân thành, sự gắn bó mật thiết của Tế Hanh, Hoàng Cầm về con sông quê mình. Dù không sử dụng nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo hay những biện pháp nghệ thuật tân kì nhưng chính sự chân thành của cảm xúc, sự dộc dáo, đẹp kì lạ của mỗi con sông dã làm nên sức sống cho mỗi bài thơ. Ta hiểu vì sao những dòng sông lại hay đi vào thơ văn đến vậy. Sông không chỉ đẹp mà sông còn gắn bó với con người, nuôi nấng con người và bồi đắp tâm hồn người Việt. Trong thế giới văn học, ta không thể nào quên dòng sông Đa-nuýp xanh hiền hoà, dải trường giang Vôn-ga hùng vĩ cũng như con sông Đuống trữ tình, thơ mộng. Phải chăng mọi dòng sông đểu đẹp, đều nên thơ đến thế? Và ngọn nguồn thi ca có phải đều bắt nguồn từ những dòng sông?
Câu 2. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người (Tố Hữu). Phải chăng đối với thơ tình là gốc và thơ ca ra đời khi con người có nhu cầu tự biểu hiện, tự bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của cá nhân mình. Và bàn về quy luật sáng tạo nghệ thuật thơ ca, nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go có câu: Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. (Theo Mười nhà thơ lớn của thế kỉ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986) Thơ là một trong những thể loại văn học xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Từ những câu thơ trong trường ca I-li-át và Ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ đến những câu ca dao ngọt ngào, đằm thắm, hay những câu thơ đầy bí ẩn của trường phái thơ Tượng trưng, Siêu thực, ở thời đại nào thơ ca cũng có sức hấp dẫn kì diệu đối với con người. Và những bài thơ hay có sức mạnh vượt qua mọi định luật băng hoại của thời gian, trở nên bất tử trong lòng bạn đọc muôn đời. Nhưng thơ là gì? Để trả lời câu hỏi đó thật không đơn giản, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này nhưng ta vẫn chưa tìm được một câu trả lời chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều nhất trí cho rằng: thơ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn; và khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. Tình cảm là những cảm xúc, những rung động của con người trước những hiện tượng, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Đó có thể là một nỗi buồn dịu nhẹ thoáng qua khi mỗi độ thu sang, có thể là một niềm vui nho nhỏ khi nhìn chồi non xòe mắt biếc. Nhưng đó cũng là tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, là nỗi nhớ cồn cào khi xa cách; là nỗi đau đến vò xé tâm can khi đất nước bị xâm lăng… Và khi cảm xúc đã tràn đầy, đã lên tới đỉnh điểm thì những cảm xúc ấy thôi thúc con người bộc lộ bằng một hình thức nhất định để chia sẻ cảm xúc với mọi người, đó là lúc thơ ra đời. Chẳng thế mà một người nghệ sĩ cũng đã cho rằng: thơ là sự giải toả cảm xúc. Chính những tình cảm, cảm xúc đã làm nên nét đặc trưng của thơ so với những thể loại khác. Nếu trong văn xuôi, trong các thể tự sự, người nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng tình cảm qua hệ thống những nhân vật, cốt truyện, thì trong thơ người nghệ sĩ thể hiện trực tiếp những tình cảm này bằng ngôn từ: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. hay: Tôi yêu em chân thành không hi vọng. Rõ ràng thơ trao cho người sáng tác quyền bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của mình. Và chính cảm xúc, tình cảm đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho thi nhân. Cảm hứng sáng tác chỉ được xây dựng trên hệ thống tình cảm phong phú, sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống. Trong thơ không chấp nhận thứ tình cảm hời hợt, nông cạn. Tình cảm trong thơ phải là tình cảm mãnh liệt, sâu sắc và trào dâng trong tâm hồn nhà thơ, chính cảm xúc ấy đã truyền tải sức sống cho những hình tượng nghệ thuật trong thơ, làm cho những hình tượng ấy trở nên sinh động, hấp dẫn đối với người đọc. Nếu không có tình cảm, thơ chỉ là những con chữ vô hon ghép thành vần, thành điệu. Chính sự trào dâng của tình cảm đã tạo nên những giây phút thần hứng cho người nghệ sĩ: hãy xúc động hon thơ cho ngòi bút có thần. Ta hiểu vì sao những bài thơ như Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng) hay Tôi yêu em (Pu-skin) lại có sức lay động mãnh liệt tâm hồn người đọc đến vậy. Bởi những bài thơ ấy trước hết là những dòng cảm xúc sâu sắc của mỗi nhà thơ. Hoàng Cầm đã viết bài thơ Bên kia sông Đuống chỉ trong một đêm bởi cảm xúc dâng trào, ông tưởng như “nghe thấy một giọng nữ cao đọc cho ông chép” và nhữmg câu thơ cứ lần lượt hiện ra trong niềm đau đớn, xót xa tột cùng khi nghe tin quê hương thân yêu đang bị giày xéo duới gót giày quân xâm lược: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì. Và có lúc bài thơ tràn đầy sự xót xa, nuối tiếc: Bây giờ tan tác về đâu? Bảy giờ đi đâu về đâu?. Có lúc đó là sự tê tái, nhức nhối đến tận đáy lòng khi nhà thơ tưởng tượng ra cảnh: Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường tron mưa lạnh mái đầu bạc phơ. Có lúc đó là niềm căm giận đến tột cùng: Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn. Cả bài thơ là một dòng cảm xúc mãnh liệt và đã truyền cảm xúc tới tâm hồn người đọc. Thơ không thể thiếu cảm xúc nhưng nó phải thể hiện bằng một hình thức phù hợp: thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu… Có như vậy thì nhà thơ mới có thể truyền tải đầy đủ, sâu sắc những thông điệp thẩm mĩ, thông điệp tình cảm của minh với bạn đọc. Hình thức thơ không chỉ là vỏ bọc của nội dung mà còn chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, truyền tải cảm xúc tình cảm của nhà thơ tới người đọc. Do vậy, làm thơ phải kết hợp hài hoà các yếu tố nội dung và hình thức. Nhà thơ phải sống chân thành, sống mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, như thế mới có những tình cảm cao đẹp, sâu sắc, những rung động trước đời sống. Chỉ khi đó, tình cảm mà nhà thơ thể hiện mới có giá trị chung cho cả loài người. (Bài đoạt giải Nhì – 15/20 điểm)
NHẬN XÉT Về cơ bản, những yêu cầu đặt ra trong để bài đã được bài làm đáp ứng. Ở câu 1, người viết đã bày tỏ những nhận thức đúng đắn, sâu sắc, xúc động về tình mẫu tử, từ đó luận bàn khá sáng rõ về bức thông điệp được nêu lên ở để bài. Với vốn trải nghiệm cuộc sống khá sâu rộng, người viết đã lí giải thuyết phục vì sao mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề viết khá tốt. Tuy nhiên, dẫn chứng còn ít và chưa hay. Ở câu 2, người viết hiểu đúng ý kiến của nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go và biết vận dụng kiến thức lí luận văn học về đặc trưng của thơ trữ tình để cắt nghĩa lời nhận định, bàn luận về vai trò của tình cảm, cảm xúc trong sáng tác thơ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật thơ ca chưa được luận giải kĩ; phần chứng minh qua các tác phẩm chưa được thẩm bình trên cơ sở thấu hiểu sự hài hoà giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật nên sức thuyết phục chưa cao. Ở câu 3, người viết đã thấy được những nét khác biệt cơ bản trong cảm xúc và sáng tạo nghệ thuật của Tế Hanh và Hoàng Cầm khi miêu tả hình ảnh dòng sông qua hai đoạn thơ trong bài thơ Nhớ con sông quê hương và Bên kia sông Đuống. Nếu dòng sông của Tế Hanh nghiêng về vẻ đẹp trong trẻo, chứa đầy kỉ niệm tuổi thơ với những gắn bó máu thịt giữa dòng sông và tâm hồn người, thì dòng sông của Hoàng Cầm lại nghiêng về vẻ đẹp huyền ảo, chất chứa những hoài niệm của một người kháng chiến về một dĩ vãng yên bình và nỗi niềm xót xa khi nghe quê hương bị quân giặc tàn phá. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ của việc thể hiện hình ảnh dòng sông trong hai đoạn thơ chưa được người viết làm sáng rõ.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|