Bài văn đạt giải quốc gia năm 2009 (BÀI LÀM SỐ 2)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2009 (BÀI LÀM SỐ 2)
Câu 1. Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Thành công là gì mà bao nhiêu người theo đuổi? Và cũng đã rất nhiều lần tôi nghĩ ngợi thật lâu trước những vấn để nhân sinh mà con người đối mặt trong cuộc sống. Tự ngẫm suy rồi cũng tự tìm thấy câu trả lời qua những va chạm thường ngày của cuộc sống, tôi thấy mình trưởng thành lên thật nhiều. Thế nhưng, tôi buộc phải dừng lại thật lâu trước câu hỏi “Suy nghĩ của bạn về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống?”. Băn khoăn mãi, tôi vẫn chưa thật hài lòng với suy nghĩ của mình. Vậy nên, xin được chia sẻ những tâm tư của mình trên trang giấy về vấn để nhân sinh thú vị này. Con người – một sinh thể kì diệu trong cuộc đời. Tạo hoá đã thật ưu ái khi ban tặng cho sinh thể ấy những phẩm chất kì diệu mà không phải sinh thể nào có linh hồn đều có được. Thế nhưng, giữa cái bộn bề tấp nập của phiên chợ “cuộc đời” nhiều người đã chọn cho mình một lối rẽ riêng. Lối rẽ ấy có thể đem lại niềm vui, hạnh phúc. Tuy nhiên cũng không ít những ngã rẽ cuộc đời với biết bao đau thương, buồn khổ. Bản chất cuộc sống là thế. Nó đem đến cho ta quyền lựa chọn cuộc đời cho mỗi con người để rồi người đó tự bước đi trên chính con đường mà mình đã chọn. Có người thành công, có người thất bại để rồi một ngày mọi người đều nhận ra giá th dich thực của cuộc sống. Và giá trị ấy giá trị đích thực và dáng nói nhất chính là “danh” và “thực” trong cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và kể cả một xã hội. “Danh” là một mĩ từ để thế diện danh dự của một con người. Rộng hơn, “danh” còn là một khái niệm mà con người dùng ké đánh giá tài năng, phẩm chất của một cá nhân, tập thể nào đó. “Danh” là đích đến của những tâm hồn khao khát được cao, bay xa, muốn được chứng tỏ tài năng, phẩm chất của mình. Tuy nhiên, “danh” ấy cũng sẽ được hiểu theo cái nghĩa bình thường nhất của những con người cũng bình thường và giản dị nhất, đó là một sự đánh giá mình sao cho thật đúng, không phụ những gian khó, nỗ lực mà mình phấn đấu, dày công rèn luyện. Nôm na rằng “cái danh” chi là từ ngữ để người này bình phẩm cho người kia, “Cái danh” là thế, vậy còn “cái thực” trong cuộc đời của mỗi con người thì như thế nào? “Cái thực” – một từ ngữ đã nêu lên khái niệm của chính nó ngay từ cái cách gọi tên. “Thực” là những gì tồn tại bên trong. Ta bắt gặp thật nhiều những khái niệm để phân biệt: vàng giả, đồ giả… Thế nhưng, nghĩa của “thực” không đơn thuần là như thể. “Cái thực”, là những gì chân khiết, cao quý ẩn sâu trong tâm hồn của con người, khó có ai nhìn thấu, kiểm tra và nhìn thấy bằng những giác quan bình thường được. Trái với “cái danh”, “cái thuc” là một khoảng không để con người tự bình phẩm, không ai đánh giá, phê bình. Đó là một khoảng của tâm hồn con người, là cái bên trong, thầm kín, sâu sắc của mỗi cá nhân. Vậy “cái danh” và “cái thực” có thực sự đối chọi với nhau gay gắt để tranh giành phần thắng trong tâm tư, suy ngẫm của con người? Bản thân tôi tâm niệm, “cái danh” và “cái thực” bổ sung cho nhau, tôn trọng lẫn nhau. Cả “danh” và “thực” đều tôn con người lên với những ý nghĩa nhân bản nhất. Con người trước những va chạm cuộc sống thường bộc lộ bản thân mình. “Danh” và “thực” chỉ là một sự suy tư để giúp cho mỗi người sống tốt hơn, sống đúng đắn hơn mà thôi. Một con người thực tài, với tâm hồn trong sáng, thanh sạch thì sẽ được xã hội thừa nhận. Đó chính là “cái danh” mà một con người với “cái thực” vươn đến, hướng đến, muốn đạt được. Mặt khác, một cá nhân, tập thể khi đã được xã hội hay cá nhân khác, tập thể khác công nhận “cái danh” của mình thì sẽ luôn hướng đến, làm toàn diện hơn “cái thực tại của mình”. Đó là một chiều hướng tốt. Nhờ “cái danh”, “cái thực” mà mỗi con người phấn đấu, hoàn thiện bản thân mình để sống sao cho đáng sống, sống đẹp, sống vui vẻ và đầy ý nghĩa. Thế nhưng, như tôi đã nói, con người đứng trước quá nhiều ngã rẽ cuộc đời đôi lộc sẽ chọn sai con đường. Và một trong những con đường sai trái đó có lẽ nhiều người mắc phải, con đường “hữu danh vô thực”. “Hữu danh vô thực” là một con đường sai trái đã đành, tuy nhiên đó còn là một “căn bệnh xă hội” nữa. Đó là một chứng bệnh mà mọi người đểu “ham hố”, “vỏ đập” cái danh hão, cái danh dự không xứng đáng là của mình, có “danh” mà không sống đúng với bản thân của mình, họ làm cho chính tâm hồn và nhân cách của minh bị tổn thương mà không hề hay biết hoặc có chăng là biết đấy nhưng vẫn muốn chạy theo ráo riết cái danh dự hão huyền đó. Một câu hỏi đặt ra: Nguyên nhân là vì đâu? Xã hội ư? Lỗi tại con người ư Hoàn cảnh sống ư? Tất cả, tất cả cứ như một guồng quay quanh những ai sống thiếu bản lĩnh để bản thân không bao giờ được là chính mình cả. Tác động xã hội – vâng, có tác động của xã hội đến con người. Đó là một xã hội trọng tài năng, nhưng là cái tài năng thực sự kia! Xã hội tôn trọng và quý mến tạo ưu đãi để cho chính mỗi con người có “cái thực” vươn đến “cái danh”, đó là sự thúc đẩy tốt. Vậy là vì con người ư? Vì con người ham danh lợi, phồn vinh muốn nhanh bước đến đài vinh quang mà không phải tốn một giọt mồ hôi, nước mắt, tâm tư, nguyện vọng ư? Có thể lắm chứ. Hoàn cảnh xã hội – môi trường hình thành nên nhân cách của con người. Tuy nhiên hoàn cảnh xã hội cũng không ngăn được những “đôi chân giả” leo lên nấc thang vinh dự được. Chính những con người thiểu nghị lực, tài năng, phẩm chất và thiếu tự trọng đã muốn “đi nhanh”, đi trên “đôi chân giả”, đôi chân chỉ dùng để chạy chọt, van nài. Đôi chân ấy thật nham hiểm và đáng khinh bỉ biết bao. Ta không còn bất ngờ trước những hiện tượng “học giả, bằng thật” hay “ngồi lộn chỗ” và thậm chí là “bệnh thành tích”. Xã hội đang lên án – một xã hội văn minh, dân chủ sẽ không bao giờ chấp nhận những “cái danh” hão như thế. Rồi cũng sẽ có lúc, với những “phấn đấu không biết mệt mỏi để trèo cao mà không có thực tài, phẩm chất” ấy sẽ phải trả giá cho lựa chọn lầm lạc của mình. Ho sẽ bị gi? Bị lên án ư? Bị dư luận xã hội lên tiếng ư? Không, những bản án ấy làm sao nặng nề bằng chính sự dằn vặt, trăn trở, day dứt, khổ đau và sự tủi nhục ghê gớm đang mãi dằn vặt họ trong chính thâm tâm được. Tôi nghĩ, đấy có lẽ là một kết cục bi đát nhất dành cho những ai “hữu danh vô thực” nếu như trong họ còn chút lòng tự trọng cơ bản nhất của con người. Hiểu được điều đó, mỗi con người chúng ta càng thêm quý trọng những con người thực tài, có tâm, có phẩm chất. Mỗi cá nhân đều luôn cố gắng và tạo dựng cho mình một “cái thực” làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Ai rồi cũng sẽ có lúc được bay cao, bay xa nếu luôn phấn đấu, cố gắng hoàn thiện mình về nhân cách cũng như tài năng. Đó là quy luật của cuộc sống. Một xã hội văn minh và tiến bộ sẽ luôn tạo mọi điều kiện để nâng đỡ và chấp cánh cho mỗi con người có tài và có tâm bay cao, bay xa. Thấm được ý nghĩa ấy, chúng ta càng thêm cố gắng hoàn thiện minh, vượt qua những gian khó trước mất, bản lĩnh và nghị lực cho những công trình ước mơ của mình. Viết những dòng tâm sự của mình lên trang giấy, tôi bỗng nhận ra cuộc sống còn nhiều thật nhiều những điều mà mình chưa biết và còn đây thật đây những ước mơ và khao khát. Tuy nhiên, con người với lối sống đẹp, sống không có nghĩa là tồn tại thì luôn cần xác định cho mình cái ranh giới giữa “danh” và “thực” trong cuộc sống. Một khi con người xé toạc cái ranh giới để trở nên “hữu danh vô thực” ấy thi chắc chắn người đó sẽ bị thất bại và ôm đầy cay đắng. Vậy nên, chúng ta luôn luôn cần thật bản lĩnh, tự tin, tự trọng trước những ngã rẽ lớn của cuộc đời. Đế đừng mãi ân hận trước những điều mà mình đã làm trong quá khứ. Bin Cờ-lin-ton đã từng trò chuyện với các sinh viên ở Mĩ: Sống gần một cuộc đời, tôi mới thấy cuộc sống mình đầy ý nghĩa. Qua phong ba, tôi nhận ra mình có quá khứ dài hơn tương lai. Đến khi già, bạn sẽ không phải buồn sầu, trách móc. Sao mình lại như thế này? Sao mình không kiếm nhiều tiền khi còn trẻ? Lúc đó bạn sẽ luôn an nhàn và được an úi bởi bạn đã sống một cuộc sống đẹp với những ước mơ, lí tưởng của mình. (Hạt giống tâm hồn – Điểm tựa của niềm tin). Vậy đấy, cuộc đời của một con người luôn có biến đổi và vì thế con người khẳng định mình, chứng tỏ mình. Thà vui vẻ, thanh nhàn còn hơn giàu sang, danh vọng mà mãi luôn dằn vặt, khổ đau. Tôi nghĩ đây có lẽ là ý nghĩa đơn giản và bình dị nhất của “cái danh” và “cái thực” trong cuộc sống. Tôi cũng đã đôi lần phải lựa chọn giữa những bờ biên giới ấy mỗi khi tôi không tự chủ và thiếu niềm tin, bản lĩnh, chỉ đơn giản là không học mà muốn điểm cao hay giở tài liệu… đó là những lúc tôi thật tệ và thiếu tự trọng. Nhưng sau những lúc ấy, tôi đã quyết tâm và không bao giờ lặp lại nữa. Và tôi đã đúng. Hi vọng với những hiểu biết hạn hẹp cùng những kinh nghiệm ít ỏi của tôi sẽ góp thêm một cách nhìn mới về “cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống”.
Câu 2. Tinh yêu muôn đời là cảm hứng dạt dào của thi ca. Ở đó ta bắt gặp những “tình yêu đầu đời”, những “tình yêu đau khổ”,.. nhưng với sự thể hiện của nhiều thi nhân, đề tài tình yêu mãi phong phú, lôi cuốn tâm hồn bạn đọc. Đã rất nhiều nhà thơ nói tiếng trong đề tài tình yêu, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đó là một minh chứng cho sự thống trị của đề tài tình yêu trong thi ca. Thế nhưng mỗi chúng ta lại như đồng cảm hơn, tha thiết hơn với những vầ thơ của các nữ sĩ. Có ý kiến cho rằng “Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ”. Thực tế văn học đã chứng minh điều đó. Cùng tìm hiếu, so sánh bài thơ Tự tình (Bải II) của Hồ Xuân Huong và Sóng của Xuân Quỳnh ta sẽ thấy rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai tác giả ở hai thời đại khác nhau để làm sáng tỏ ý kiến về các nhà thơ nữ thể hiện mình trong đề tài tình yêu. Cùng là những nữ sĩ tài ba, Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đều để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả qua bao thế hệ. Thế nhưng, một nét đặc biệt ở đây mà mỗi chúng ta đều cảm nhận được đó là cuộc đời bất hạnh, nhiều đố vỡ trong tình yêu đã được hai nữ sĩ thể hiện ở trong thơ. Nhưng đau khổ, đổ vỡ đó lại không bi luỵ, đau thương mà trở nên thật “bản lĩnh” và mạnh mẽ biết mấy.
Thơ nữ thường thể hiện “sâu sắc bản lĩnh”, đó là một thứ “bản lĩnh” của con người đặc biệt là phận liễu yếu đào tơ trong chuyện tình cảm. Dễ thấy “sâu sắc bản linh” trong thơ nữ được Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ của minh đó là sự tự chủ, sự khao khát “hiểu nổi minh” của các nhân vật trữ tình được nói đến trong thơ. Tuy nhiên, không chỉ thế hiện sâu sắc bản lĩnh” mà các nhà thơ nữ của chúng ta còn thể hiện rất rõ “ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ”. Có khi đấy là nỗi cô đơn, trống trải “tro cái hồng nhan với nước non”; là tâm trạng buồn chán trước “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” để rồi “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”… Lại có khi chính là “nỗi khát vọng tình yêu”, mãi luôn “bồi hồi trong thuật đặc sắc cùng tài năng thơ ca của mỗi thi sĩ, Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đã làm cho những lời thơ của mình có sức vang lớn, cứ như là tiếng chuông ngân reo trong lòng bao thế hệ bạn đọc. Thơ của họ đã thực sự thể hiện “sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ”. Tự tình II đã làm nên một phong cách của Hồ Xuân Hương. Một phong cách mà có lẽ văn học trung đại khó có thể tìm thấy ở một thi nhân nào khác. Bài thơ là cảm xúc ào ạt và tuôn trào mạnh mẽ của một con người khao khát yêu và được yêu. Với đặc điểm thơ này ta lại ngạc nhiên khi một thế hệ sau đó, một thế hệ đại diện cho một nền văn học mới – văn học hiện đại lại có điểm tương đồng. Đó là thơ của Xuân Quỳnh và cụ thể là bài Sóng được nhà thơ viết năm 1967 khi đi qua biển Diêm Điền. Đến với Tự tình, ta thấy một Hồ Xuân Hương với nỗi u hoài về tình yêu. Đó là một mối tình lẻ bóng, đơn côi. Nữ sĩ là người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, đã từng làm vợ lẽ. Thế nên, không khó để nhận ra tâm sự tình yêu nhiều sóng gió gửi gắm trong thơ. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ đã phần nào thể hiện nỗi u hoài của nữ sĩ trước một không gian cô đơn rợn ngợp. Đô là “đêm khuya” – một khoảng thời để con người ta trút bỏ hết những mệt nhọc, phiên muộn trong ngày. Vậy mà ở đây lại nhói lên cảm giác: Trơ cái hồng nhan với nước non Từ “trơ” được tác giả dùng thật đắc địa. “Trơ” là một trạng thái vô cảm, hay là một sự vật lẻ loi, chỉ “trơ” lại một mình cùng không gian vũ trụ? Từ sự ý thức sâu sắc về niềm hạnh phúc đơn côi ấy, Hồ Xuân Hương đã khao khát có một tình yêu đằm thắm, yên vui. Đây là một khát khao thường trực ở những người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm và tràn ngập tình yêu. Xuân Quỳnh cũng thế, Xuân Quỳnh cũng rất mong đợi một tình yêu luôn “bồi hồi”, mới mẻ, đằm thắm và nồng nhiệt. Tình yêu của bà cũng là một nỗi nhớ túc trực Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. Nỗi khát khao và sự mong đợi được đón nhận một tình yêu mãnh liệt là tiếng nói chung của hai nữ sĩ thiên tài này. Tuy nhiên, thời đại và phong cách đã làm nên những bài thơ khác biệt và mang đậm những dấu ấn riêng. Với hai thời đại khác nhau, số phận cũng có những điểm khác biệt và tính cách không hoàn toàn tương đồng cùng những tâm tư về tình yêu riêng đã để cho Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh nói lên tiếng nói riêng của mình. Với Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã thể hiện nỗi cô đơn rợn ngợp nhưng cũng đã thể hiện cái “sâu sắc bản lĩnh” của mình. Đó là một tiếng kêu cho thân phận những người phụ nữ Có chồng hờ hững cũng như không (Tú Xương), mãi cô đơn, mãi “trơ cái hồng nhan với nước non”. Nhưng đến với Sóng của Xuân Quỳnh, ta lại thấy một tiếng nói đầy hồ hởi, tin yêu với cuộc sống, với tình yêu: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Với tâm sự u hoài của mình, nhân vật trữ tình trong Tự tình II tìm đến rượu như một cách để quên đi nỗi buồn chán, sự cô đơn: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Men rượu làm người ta say nhưng lại làm cho lòng người càng đau, càng ý thức về hạnh phúc “chưa tròn” của mình, về “vầng trăng” đã “xế” bóng và “khuyết” đi. Xuân Quỳnh thì không thế, những trạng thái tình yêu với những cung bậc tình cảm của con người như những lớp sóng “ồn ào” và “dữ dội”, và những lớp sóng đó luôn tìm cho mình một lối đi đầy hứa hẹn hạnh phúc: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể. “Sông” quá hẹp chăng để có thể “hiểu” nổi sóng và sóng sẽ “tìm ra tận bể” để thoả sức “vùng vẫy” trong bến đỗ yêu thương. Hồ Xuân Hương bày tỏ quan niệm của mình về thời thế, thân phận bằng những ước muốn táo bạo: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Với lối kết cẩu đảo ngữ cùng sự phối hợp các động từ mạnh như “xiên ngang”, “đâm toạc”, Hồ Xuân Hương đã để chính những hình ảnh nghệ thuật của mình tự lên tiếng. “Rêu” nhỏ bé, không có tiếng nói lại như “xiên ngang” được mặt đất to lớn; “đá” “đá mấy hòn” thôi – lại càng nhỏ bé để “đâm toạc” lấy “chân mây”. Đó phải chăng là ước muốn phá cách, là sự “nổi loạn” muốn xé tan cái bức tường phong kiến cũ kĩ đã trói buộc người nữ để họ không dưoc yêu thương hay niềm hạnh phúc không tròn đầy? Ta lại thấy ở Xuân Quỳnh một hồn thơ với nỗi khát khao cháy bỏng cho tình yêu trọn vẹn: Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở. Đó là niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu trọn vẹn. “Dù muôn vời cách trở”, dù khó khăn thì con sóng nào cũng sẽ tới đưoc bờ. Đó là niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng hơn. Nếu như Xuân Hương thể hiện một tình yêu tan vỡ, đầy khổ đau thì Xuân Quỳnh, niềm yêu thương luôn tràn ngập. Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Với lời thơ năm chữ, chia khổ theo cảm xúc, lúc bốn dòng thơ, lúc sáu dòng thơ cùng những ngôn từ dễ hiểu đã làm cho nỗi “nhớ” của nhân vật “em” như thấm sâu vào tâm trí bạn đọc. Đó là một trái tim khát khao yêu thương, một nỗi nhớ đầy tin tưởng chứ không phải là “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Với Hồ Xuân Hương, thời gian là một nỗi dày vò trong tâm tưởng đề bài: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Thời gian, đó là một chốn lành, là nơi nhiều người phụ nữ bạc phận nhốt mình, để “mảnh tình” phải “san sẻ” “con con”. Nhưng thời gian trong Xuân Quỳnh lại là thời gian của tương lai, của phía trước. Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biến kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Thời gian như một quy luật của cuộc sống mà mọi người phải tuân theo, thế nhưng Xuân Quỳnh vẫn luôn ấp ủ một ước mơ không tàn lụi với thời gian: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Đó là sự hiến dâng tình yêu kháo khát và cháy bỏng, đó là niềm tin vào sự thủy chung, son sắt của tình yêu. Nét khác biệt trong hai bài thơ có lẽ cũng là ở chỗ đó. Một Hồ Xuân Hương phá cách nhưng lại phải u uất chấp nhận cái “xuân đi xuân lại lại” để rồi u buồn hoài vọng. Một Xuân Quỳnh với khát khao tình yêu hạnh phúc luôn tràn đầy và mang niềm tin bất diệt. Chỉ qua hai bài thơ thôi mà chúng ta đã thật sự thấy được cái “sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ”. Qua việc tìm hiểu nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau, ta càng ý thức rõ điều đó. Dù có nét chung nhưng phong cách Xuân Hương và Xuân Quỳnh không hề lẫn lộn. Dù có nhiều điểm khác biệt nhưng nữ sĩ nào cũng bộc lộ đẩy những tâm tư. Chính điều đó đã khiến cho hai tác phẩm luôn được đặt cạnh nhau trong đề tài tình yêu được viết bởi nhà thợ nữ. Điều đó càng khiến cho mỗi thế hệ bạn đọc chúng ta càng thêm trân trọng và dày công khám phá. (Bài đoạt giải Nhì – 17/20 điểm)
NHẬN XÉT Nhìn một cách bao quát, những yêu cầu cơ bản đặt ra trong để bài đã được bài làm đáp ứng khá tốt. Ở câu 1, người viết bàn trúng vấn đề và bộc lộ được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống. Cách luận bàn lô-gich, khoa học. Từ nhận thức cái danh và cải thực là vấn đề mà mỗi con người cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân mình, để sống đẹp và ý nghĩa đến việc đi vào bàn sâu hiện tượng “hữu danh vô thực” trong cuộc sống qua những biểu hiện và lí giải nguyên nhân với cái nhìn nhiều chiều. Tuy nhiên, có một vài câu văn diễn đạt còn rối, chẳng hạn đoạn: Tất cả, tất cả cứ như một guồng quay quanh những ai sống thiếu bản lĩnh để bản thân không bao giờ được là chính mình cả. Tác động xã hội – vâng, có tác động của xã hội đến con người. Đó là một xã hội trọng tài năng, nhưng là cái tài năng thực sự kia! Xã hội tôn trọng và quý mến tạo ưu đãi để cho chính mỗi con người có “cái thực” vươn đến “cái danh” đó là sự thúc đẩy tốt. Ở câu 2, người viết hiểu sâu sắc vấn đề được đặt ra trong để bài và triển khai các luận điểm của bài viết rõ ràng, mạch lạc. Phần giải thích, người viết rất khéo khi biết kết hợp việc giải thích ý kiến nêu ở đề bài gắn với hai thi phẩm của hai nữ sĩ. Nhìn chung, qua việc cảm thụ bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh trong thế đối sánh, người viết đã làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau, đồng thời làm sáng tỏ luận đề được đưa ra ở đề bài: Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Tuy nhiên, có những đoạn viết hơi dễ dãi, chẳng hạn: Tự tình II đã làm nên một phong cách của Hồ Xuân Hương. Một phong cách mà có lẽ văn học trung đại khó có thể tìm thấy ở một thi nhân nào khác. Bài thơ là cảm xúc ào ạt và tuôn trào mạnh mẽ của một con người khao khát yêu và được yêu. Với đặc điểm thơ này ta lại ngạc nhiên khi một thế hệ sau đó, một thế hệ đại diện cho một nền văn học mới – văn học hiện đại lại có điểm tương đồng. Đó là thơ của Xuân Quỳnh và cụ thể là bài “Sóng” được nhà thơ viết năm 1967 khi đi qua biển Diêm Điền.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|