Bài văn đạt giải quốc gia năm 2009 ( Bài số 1)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2009 ( Bài số 1) ĐỀ BÀI Câu 1. (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống
Câu 2. (12,0 điểm) Thơ nữ viết vẻ tình yêu thương thể hiện sâu sác bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
Văn bản hai bài thơ: TỰ TÌNH (Bài II) Đêm khuya vàng vắng trồng canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.44)
SÓNG Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Biển Diêm Điền, 29-12-1967) (Theo Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 122-124)
YÊU CẦU LÀM BÀI
Câu 1.
Trước hết, cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép người viết tự do lựa chọn các kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về vấn đề cái danh và cái thực. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học.
Bài làm cần đạt được ba nội dung cơ bản sau: – Bản chất của danh và thực + Danh. Giải thích được nội dung khái niệm “danh”. Danh là danh tính (tên họ), là danh hiệu, danh vọng, danh giá, danh nghĩa, danh tiếng. Danh là phần bề ngoài, đối với bên ngoài. Thấy được ý nghĩa của danh. Danh là điều cần thiết. Vì nó giúp xác dịnh cách, vai trò, vị trí, năng lực của con người trong xã hội. Danh dem lại giá trị, uy tị quyền lợi cho người mang danh, là động lực phấn đấu cho con người. + Thực. Giải thích dược nội dung khái niệm “thực”. Thực là thực chất, thực lực, là cái bên trong. Khải niệm “thực” chỉ cái tồn tại có thực, cái bản chất vốn có, cải tự nhiên, phác thực. Trong thế đối lập với danh, thực cũng là phẩm chất, năng lực mà cá nhân có được do tu dưỡng, rèn luyện nhưng chưa được xã hội thừa nhận bằng một danh hiệu tương xứng. – Mối quan hệ giữa danh và thực Người viết cản phân tích được ba kiểu quan hệ căn bản và nêu được những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống. + Danh lớn hơn thực (hữu danh vô thực). Danh vượt quá thực dẫn đến sự già tạo, dối trá, trống rỗng, hư danh, tạo nguy cơ tiềm tàng cho xã hội. Trường hợp này dễ thấy qua nhiều vấn nạn đang được báo động hiện thời. Người có danh hiệu, danh vị, danh tiếng không đúng với thực lực, thực tài, thực chất có thể vô tình hay hữu ý gây hại cho xã hội. Cần đấu tranh để đẩy lùi sự giả dối này. + Thực lớn hon danh (hữu thực vô danh). Trường hợp có thực chất, thực tài, thực lực nhưng vì lí do nào đó lại không có được danh nghĩa cần thiết, không có được danh hiệu, danh vị và danh tiếng tương xứng. Thực tế này đòi hỏi phải có tinh thần trọng thực, có biện pháp phù hợp để phát hiện, ủng hộ, vinh danh người có thực chất, thực lực, thực tài cũng cần phải phấn đấu để đạt được những danh vị xứng dáng. + Danh – Thực tương xứng (hữu danh hữu thực). Đây là quan hệ lí tưởng vì danh và thực tương xứng, hài hoà. Nhờ thế mà con người được khích lệ, có thể phát huy những khả năng tiềm tàng của mình cũng như những điều kiện mà xã hoi dành cho danh nghĩa hay danh hiệu ấy mà vươn lên những tầm cao mới, có nhiều đóng góp to lớn hơn. – Xác định thái độ Người viết cần nhận thức và phê phán hiện tượng hữu danh vô thực trong xã hội hiện nay. Tình trạng danh giả lợi thực dẫn đến lối sống cầu danh, vị danh, háo danh, danh hão làm nhiễu loạn các giá trị trong xã hội, có nguy cơ làm tha hoá con người. Tuy nhiên, phấn đấu đạt được danh vị chân chính bằng thực lực là một động cơ chính đáng của con người. Vì thế, cần có thái độ trân trọng với những người có danh vị chân chính và bản thân cũng cần nỗ lực phấn đấu hoàn thiện tài đức để có được danh vị xứng đáng.
Câu 2.
Người viết cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy năng lực phân tích tác phẩm, đặc biệt là các kĩ năng so sánh văn học để giải quyết vấn đề.
Bài làm cần đạt được ba nội dung cơ bản sau: – Về hiện tượng người phụ nữ làm thơ tình yêu Trước nay, trong văn học Việt Nam, viết về tình yêu vẫn là một thứ đặc quyền của đàn ông. Do đó, tình yêu chủ yếu được nhìn qua con mắt của nam giới. Trong bối cảnh này. chủ động bộc lộ tình yêu và nhìn nhận tình yêu từ góc nhìn nữ giới của Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh là một hiện tượng cần được đặc biệt trân trọng. – Nét chung Cần phân tích từ các yếu tố hình thức của hai tác phẩm để làm nổi bật các nội dung sau: + Tâm thế trữ tình. Cả hai tác giả đều chủ động, bộc trực trong việc giãi bày tâm sự tình yêu của chính mình. Không chút mặc cảm khi bộc bạch cả những tình ý thầm kín, những khát khao tế nhị trong cõi lòng người phụ nữ. + Nội dung trữ tình. Cả hai đều bộc lộ khát vọng được chung tình, được sống trong một tình yêu và hạnh phúc trọn vẹn. – Nét riêng Cần phân tích từ các yếu tố hình thức của hai tác phẩm để làm nổi bật các nội dung sau: + Tâm thế trữ tình. Người phụ nữ trong bài Tự tình lẻ loi giữa đêm vắng, nếm trải nỗi bất hạnh của phận đàn bà lẽ mọn mà nói lên nỗi lòng đẩy chua chát, ngán ngẩm của mình về thứ tình cỏn con, bất xứng. Còn người phụ nữ trong bài Sóng lại một mình trước biển lớn để bộc lộ những khao khát vẻ một tình yêu lớn lào, vĩnh cửu. + Nội dung cảm xúc. Nếu như Hồ Xuân Hương khao khát được tận hưởng một tình yêu đủ đầy, trọn vẹn, thiết thực mà một phụ nữ bình thường có quyền hưởng thì Xuân Quỳnh lại khao khát được dâng hiến, được sống hết mình cho một tình yêu lý tưởng. + Giọng điệu. Giọng điệu trong bài Tự tình nghiêng về bi phẫn với các sắc thái chính: uất ức, chua chát. Còn giọng điệu trong bài Sóng lại nghiêng về đăm say với các sắc thái chính: sôi nổi, thiết tha. Tuy nhiên, đó chỉ là những cách biểu hiện khác nhau của cùng một khát khao mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc. + Thân phận và thời đại. Hồ Xuân Hương sống trong thời đại của chế độ đa thế, bất bình đẳng nam nữ, quyển sống của người phụ nữ chưa được tôn trọng: bản thân bà cũng nhiều lần phải chịu cảnh lē mọn nên thấm thía hơn ai hết nỗi bất công, thiệt thòi. Còn Xuân Quỳnh lại sống trong thời đại mới, người phụ nữ đã được giải phóng, nam nữ bình quyền; khi viết bài thơ Sóng, nhà thơ đang sống hạnh phúc trong tình yêu, nên lòng chan chứa niềm tin vào tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
BÀI LÀM SỐ 1
Câu 1. Cuộc sống xung quanh ta ẩn chứa nhiều điều phức tạp, mà có người đã gọi nó là cuộc sống đa chiều. Con người tồn tại trong nhiều mối quan hệ khác nhau: có quan hệ tình và tài, có quan hệ thân và sơ… có quan hệ giữa cái danh và cái thực. Cái danh và cái thực luôn là vấn đề được mọi thời đại quan tâm. Ngay từ khi xã hội hình thành nhà nước, gồm những thể chế khác nhau, thì cái danh và cái thực đã được con người để tâm đến. Đặc biệt, đối với xã hội phong kiến, vấn đề danh và thực luôn được các nho gia luận bàn, như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Khi xã hội bước sang một hình thái mới – hình thái xã hội chủ nghĩa, danh và thực vẫn luôn là điều khiến người ta băn khoăn, trăn trở. Vậy thế nào là danh? Danh là một từ Hán Việt, có thể hiểu lả “tên”. Nó ẩn chứa ý nghĩa chỉ hình thức bên ngoài, vẻ bề ngoài. Trong xã hội, danh được hiểu là địa vị, công danh, là vị trí hiện có của mỗi người. Danh là cách để gắn, để gọi cụ thể vị trí xã hội của một đối tượng nào đó. Trong thực tế, người có “danh” là người được mọi người biết đến, vì có chức tước, có địa vị xã hội, có công danh, hoặc vì có danh tiếng. Danh chính là cách để khẳng định vị trí của một cá nhân giữa một tập thể, dó là một cách cá nhân đánh dấu cho chính bản thân mình, là cách khẳng định bản thân mình. Trong xã hội, người ta thấy, sẽ tồn tại những “cái danh” tốt và những “cái danh” xấu. Có người được tôn vinh, được ngợi ca như một anh hùng, nhưng cũng có người được nhắc đến như một bài học cho sự sai lầm khiến người khác phải né tránh. Trong lịch sử Việt Nam nếu có những ông vua được nói đến như một niềm tự hào dân tộc như Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Quang Trung… thì lại xuất hiện những vị vua được ghi danh như một vết nhơ khôn rửa: Nguyễn Ánh, Khải Định… Ngày nay, trong tầng lớp thanh niên, bên cạnh những tấm gương học tập đáng ngợi ca lại có những con người hư hỏng, ăn chơi, sa đoạ đáng chê, đáng phê. Bởi vậy, mỗi người có những cách khác nhau để ghi danh, tuy nhiên, có người chọn danh tốt, có người cho danh xấu mà thôi. Nếu chỉ dừng lại ở “danh” thì có lẽ cuộc sống sẽ đơn giản. Người ta vẫn có thể phấn đấu, rèn luyện mình, hướng đến con đường ghi danh tốt đẹp. Thực tế cuộc sống không bằng phẳng. Ở đời, ta vẫn thường nghe câu “hữu danh vô thực”. Bởi vậy, con người vẫn băn khoăn: “cái thực” kia là gì? “Cái thực” và “cái danh” có mối quan hệ với nhau chăng? “Thực” muốn nói tới bản chất của mỗi người. “Thực” là thật, là những gì có thật trong mỗi con người. Nó thuộc về phẩm chất, tâm hồn, những giá trị tinh thần bên trong mỗi người, nếu như danh thuộc về cái bên ngoài. “Danh” và “thực” có mối quan hệ hủ cơ, tác động qua lại trong cuộc sống. Đôi khi “danh” và “thực” thống nhất với nhau. Điều đó trong xã hội ngày nay có rất nhiều. Xã hội dân chủ, con người được quyền tự do phát triển, chính vì vậy, tôi có năng lực, tôi học tập tốt, tôi sẽ tìm được cho mình một địa vị xứng đáng. Một sinh viên có tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, đương nhiên sẽ được nhận vào một chỗ làm ưng ý với mức lương cao. Ngược lại, một người không có học thức, phẩm chất đạo đức kém sẽ không thể được ngồi vào những cơ quan Nhà nước hay những công việc cần sử dụng đến trí tuệ, sự ứng xử, giao tiếp. Tuy nhiên, do “danh” và “thực” có mối quan hệ hữu cơ nên đôi khi nó mâu thuẫn nhau. Câu hữu danh vô thực là để chỉ điều đó. Trong xã hội phong kiến, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phải thốt lên rằng Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi (Tiến sĩ giấy) chính là đề cập đến vấn đề “danh” và “thực”. Sự mâu thuẫn ấy có thể là tình trạng mua quan bán tước mà bất cứ một xã hội nào cũng có. Vì chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài, vì muốn ghi danh, muốn nâng cao giá trị của bản thân mà nhiều người sẵn sàng bỏ ra những món tiền để mua cho mình một chỗ ngồi ưng ý. Bởi vậy, ngày nay ta thấy xuất hiện hàng loạt những ông giám đốc của những công ty trách nhiệm hữu hạn A, B, C nào đó không có trình độ, không có bằng cấp… dẫn đến sự thiếu hiểu biết trong kinh doanh, làm ăn thua lỗ, có khi phải trả cái giá quá đất, bằng việc ra đứng “vành móng ngựa”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người tài giỏi, có năng lực lại không có công danh, không có địa vị xã hội xứng đáng. Hiện trạng trên khiến ta băn khoăn: tại sao giữa “cái danh” và “cái thực” lại có mối quan hệ như vậy? Sở dĩ, chúng thống nhất nhau vì con người và xã hội ý thức được bản chất giữa chúng. Người ta nhận ra, tác hại của việc: có danh mà không thực, hoặc ngược lại. Một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là một xã hội dung hoà được hai vấn để đó. Tuy nhiên, ta cũng phải nhìn thẳng vào sự thật, rằng: xã hội nào cũng án chứa những mặt trái. Ai đó đã nói rằng: Khi con người ta sống vì bản thân mình thì trở thành thừa đối với những người khác. Chính sự thừa thãi ấy dã lan toả ra toàn xã hội. Lòng vị kỷ đã thúc đẩy bản năng xấu, khiến con người chỉ nghĩ cho mình mà không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, tập thể. Tình trạng hữu danh vô thực hay ngược lại còn do về phía tập thể, xã hội chưa nhận thức được hết giá trị, khả năng của con người. Nó xuất phát từ thói làm việc tắc trách, quan liêu, nguyên tắc… của những người có thẩm quyền. Điều này sẽ làm gia tăng tệ tham nhũng trong xã hội, làm xã hội khủng hoảng, trước hết là kinh tế, sau là chính trị. Vấn để danh và thực là một vấn đề cấp thiết trong xã hội. Nó sẽ dẫn đến nhiều mối quan hệ trong cuộc sống và kéo theo những hệ quả về sau. Nếu biết thống nhất, hài hoà thì xã hội sẽ phát triển, đất nước ta đi lên. Nếu không biết thống nhất chúng mà tách rời, nhận thức không đúng đắn, khiến chúng trái ngược nhau thì con người sẽ không được sống thật, cuộc sống sẽ vô nghĩa, đất nước sẽ tụt hậu. Ngày nay có những người không hiểu chính xác, thậm chí sai lệch về danh và thực. Ta cần nghiêm khắc phê phán những ai chỉ coi trong cái danh bên ngoài mà không xem xét kỹ lưỡng cái thực bên trong hoặc có người không coi trọng cái danh, tự bao biện cho mình bởi bản chất, vì vậy sống khép kín, không có ý chí. Cần phải hiểu, dù thái cực nào thì nó cũng trở nên cực đoan. Ta cũng cần lên án hiện tượng hữu danh vô thực, mua quan bán tước, mỗi người, mỗi tập thể vì vậy cần phải rèn luyện, tránh mình khỏi những cám dỗ vật chất, vinh hoa không đáng có. Trong cuộc sống, con người cần phải thống nhất giữa danh và thực. Coi trọng cái thực như phẩm chất, như bản chất con người bên trong mà ta cần trân trọng, nâng niu nó, đồng thời phải biết điểm tô bằng cái danh, làm đẹp cho chính mình, để khẳng định mình giữa cuộc đời này. Cuộc sống đa dạng, bởi vậy đừng bao giờ ta sống mờ nhạt. Hãy biến cái thực của mình thành cái danh để mọi người biết đến: Hãy sống như thể trái đất này là thiên đường của bạn!
Câu 2. Một nửa thế giới là phụ nữ. Song, chưa chắc nửa còn lại đã thấu hiểu được những điều phụ nữ băn khoăn và trăn trở. Bên cạnh những gánh nặng, lo toan bộn bể trong cuộc sống, người phụ nữ cũng mang trong mình con người bản năng, trong trái tim họ cũng có những khao khát, những ý thức về tình yêu và hạnh phúc của mình. Trong văn học, thơ ca về tình yêu quả rất nhiều, song có mấy tâm sự của người phụ nữ nào chân thành, tha thiết như Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh? Hai nhà thơ, hai thời đại, nhưng dều góp chung một tiếng nói: thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Để tài người phụ nữ là một để tài muôn thuở trong thi ca. Mỗi thời đại, người phụ nữ bước vào văn chương với những dáng vẻ, những phẩm chất, tinh thần riêng. Trong ca dao, họ hiện lên qua hình ảnh của cái cò lặn lội bờ sông, cái kiến, con ong ngày dêm tần tảo. Tiếng nói của họ dường như là những lời than thân, trách phận nhưng đành cam chịu với nỗi khổ của mình. Đến văn học trung đại, người phụ nữ hấu như trở thành đối tượng để xót thuơng. Trong thơ của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… người phụ nữ đều là nạn nhân của hoàn cảnh. Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đặc biệt kiềm toả con người cá nhân khiến cho thân phận người phụ nữ bị coi nhẹ, rẻ rúng. Trong quan niệm về cái chết, người ta coi sự ra đi của con người nhẹ nhàng, như nằm trong quy luật sinh tử luân hồi tất yếu của tạo hoá, bởi vậy số phận người phụ nữ cũng không được coi trọng, cái chết của họ chỉ là sự minh chứng cho tấm lòng trong sạch và sự trinh tiết mà thôi. Tuy nhiên, ở thời hiện đại, quan niệm về con người cũng khác, người phụ nữ được coi trọng hơn. Con người không còn nằm trong tương quan với vũ trụ, ngũ hành, bốn phương, tám hướng như trong thời trung đại nữa mà họ là những người làm chủ thiên nhiên. Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… bởi vậy cũng hiên ngang bất khuất giữa trời Tổ quốc như những anh hùng. Còn trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến hay Xuân Quỳnh… bên cạnh sự mạnh mẽ, mãnh liệt với tình yêu thì những người phụ nữ lại nồng nàn và đầy nữ tính. Cần phải thừa nhận: xã hội Việt Nam là xã hội nam quyền. Tuy nhiên, những sự trỗi dậy của nữ quyền vẫn tồn tại. Không riêng gì xã hội hiện đại, mà ngay trong xã hội trung đại, ở một số cá tính mạnh mẽ, biểu hiện của nữ quyền đã manh nha. Trong văn học trung đại, Hồ Xuân Hương là một trong số ít những nhà thơ nữ. Nếu như cùng thời, Bà Huyện Thanh Quan đài các, hoài cổ thì Hồ Xuân Hương phá cách ở hiện tại. Sự phá cách ấy thể hiện ở tâm sự tình yêu của một người phụ nữ trong cái xã hội mà người ta “tiết dục”, “diệt dục”, chủ trương kiềm chế cảm xúc. Sau này, nữ sĩ Xuân Quỳnh dường như có một sự gặp gỡ. Sợi dây tri âm mang tên “nữ quyền” đã gắn kết hai nhà thơ, để họ cùng nhau cất lên tiếng nói sâu sắc khẳng định bản lĩnh và tìm đến hạnh phúc cho bản thân mình. Một bên đại diejn cho thơ trung đại, một một bên đại diện cho thơ hiện đại nhưng họ đã cùng nhau tìm thấy những tâm sự thầm kín trong trái tim mình. Con người bản năng trong họ được tìm thấy: là con người, chẳng ai không có nhu cầu thể hiện tình cảm của mình, chẳng ai muốn cất giấu nỗi lòng thầm kín, riêng tư. Điểm tương đồng ở Tự tình và Sóng là ở chỗ trong xã hội đương thời, người ta chủ trương kìm nén cảm xúc cá nhân, thậm chí những tình cảm riêng tư còn bị phản đối thì Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đã dũng cảm lên tiếng bênh vực và nói lên khát vọng của người phụ nữ. Hai bài thơ như một lời tự tình, tự hát, một loi tâm sự đáng yêu, dễ mến đã đi sâu vào khám phá thế giới tình cảm bên trong của người phụ nữ. Hai nhà thơ đã khẳng định bản lĩnh và khao khát hạnh phúc chính đáng của mình. Cả Tự tình và Sóng đều hướng đến nhân vật trữ tình là người phụ nữ. Song, nếu như người phụ nữ ấy được nhìn dưới con mắt của nguời ngoài với niềm cảm thương, xót xa vô hạn như Nguyễn Gia Thiều thương người cung nữ năm nào, như Nguyễn Du tri âm với Tiểu Thanh, đau đớn với Thuý Kiểu thuở ấy… thì Tự tình và Sóng lại trở nên quen thuộc. Điểm độc đáo ở hai bài thơ là Xuân Hương và Xuân Quỳnh đã “tự hát” lên những tâm sự, cảm xúc, cất lên tâm sự của mình bằng thủ pháp độc thoại nội tâm. Nhà thơ độc thoại mà như đối thoại với người đời. Đó là giá trị cao quý của văn chương: tác phẩm như một ket cầu “mời gọi”, gợi mở ra trước mắt người đọc bao suy ngẫm về nhân sinh. Bên cạnh đó, hai bài thơ đều xuất hiện cảnh vật, thiên nhiên. Bởi, “thiên nhiên trong thơ như một nhân vật”: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. (Nguyễn Du) Thiên nhiên là yếu tố rất lớn góp phần thể hiện tình cảm con người. Xuân Diệu đã từng nhận định: tác phẩm văn học là sự “cưới xin” giữa ngoại vật và tâm sự của nhà văn. Sự “cưới xin” ấy như một niềm an ủi, đồng cảm, sẻ chia mà Xuân Hương và Xuân Quỳnh đã tự nguyện gắn tình cảm, tâm sự tình yêu của chính mình. Tự tình và Sóng có sự gặp gỡ nhau kì lạ như thể “thiên duyên”. Song, nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo; mỗi nhà thơ lại tự tìm cho mình một cách thể hiện tâm sự tình yêu rất riêng! “Tâm sự tình yêu” là những tình cảm, cung bậc rất riêng, thẩm kin, sâu sắc về tình yêu của mỗi con người. Xuân Diệu chẳng đã viết: Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào. Tuy nhiên, cuộc sống là một bức tranh muôn màu, muôn vẻ mà mỗi người lại làm nên một mảnh ghép của bức tranh ấy. Tình yêu có muôn vàn màu sắc. Bởi vậy, tâm sự tình yêu của mỗi người sao có thể giống nhau đây. Trong bài thơ Tự tình, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng nói của tình cảm, một tâm sự tình yêu thật nữ tỉnh nhưng cũng đẩy khắc khoải, thổi vào văn học trung đại lúc bấy giờ một tiếng nói mới. Vì sao vậy? Thể hiện tình cảm, nỗi niềm của con người không phải đến Xuân Hương mới có. Khi xưa Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông hay ngay cả Nguyễn Du đã thể hiện sâu sắc những cảm xúc bên trong con người… Song, họ mới chỉ dừng lại ở việc “ẩn nấp” sau cảnh vật mà thôi. Đến Hồ Xuân Hương, bà đã trực tiếp nói lên tâm sự tình yêu của chính mình. Nếu Tiểu Thanh, Đạm Tiên, Thuý Kiều phải nhờ Nguyễn Du nói hộ thì Xuân Hương tự tình cho Xuân Hương. Thật độc đáo! Tuy nhiên, trong bài thơ Tự tình, nhà thơ không mạnh bạo, không “lên gân” như trong các bài thơ khác. Trong Tự tình ta không còn thấy một Xuân Hương mạnh mẽ với chém cha cái kiếp lấy chồng chung nữa, mà tâm sự của bà là nỗi niềm khắc khoải, oán trách, đớn đau. Hồ Xuân Hương cất tiếng thương cho bản thân mình: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Câu thơ sao chua chát, bị phẫn đến thế! Trong không gian đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ “tự tình”, đau đớn cất lên tâm sự. Nhân vật trữ tình dường như sống một cuộc sống giày vò, không hạnh phúc. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Cảnh vật trong thơ đều là những gì nhỏ bé, chia lia, tan vỡ. Thiên nhiên thể hiện sâu sắc tâm trạng đau khổ của người phụ nữ. Nhân vật trữ tình khắc khoải ê chề trong cõi ảo, cõi mộng, chìm đắm lúc tỉnh lúc say. Người say vì rượu hay người say vì tình? Tình say vì tình mặn nồng hay tình dang dở? Những câu hỏi liên tiếp đặt ra trong tâm trí người đọc. Hai câu luận cất lên đầy phẫn uất, khổ đau. Cảnh vật bị cắt xé, chia lia. Những động từ mạnh càng thể hiện rõ nỗi niềm của nhà thơ trong cơn đau đớn, tuyệt vọng, để khi trở về với chính mình, người phụ nữ đành than vãn: Ngàn nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Hai câu thơ kết là sự bộc lộ trực tiếp tâm sự của Hồ Xuân Hương. Nếu những câu trên khẩng định bản lĩnh của một người phụ nữ thì hai câu thơ này thể hiện sự ý thức về hạnh phúc của chủ thể trữ tình. Đó là sự ý thức về thân phận làm lê, phải san sẻ tình cảm cho người khác. Dường như trong đó ẩn chứa sự cam chịu, “đành phận” của người phụ nữ. Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời, điều đó như một bi kịch, một định mệnh của người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (Nguyễn Du) Hồ Xuân Hương chọn cách “tự tình” qua những hình ảnh thơ ước lệ quen thuộc với một không gian, thời gian hữu hạn. Người phụ nữ được đặt trong thời gian canh khuya nên càng trở nên cô đơn, vò võ. Thể thơ Nôm Đường luật với nhịp 4/3 truyền thống và giọng thơ buồn trĩu nặng tâm sự, nỗi niềm như oán trách đã giúp nữ sĩ “tự tình” đầy chân thành, sâu sắc. Cách Hồ Xuân Hương mấy trăm năm, Xuân Quỳnh một lần nữa tìm đến tìn yêu để thể hiện những khát khao, thể hiện bản lĩnh và ý thức của mình. Khác Tự tình, Sóng với nhan đề ngắn gọn, không hé mở tình cảm nhưng lại gợi rõ tâm thế của một người phụ nữ đứng trước biển, chứa đầy tâm sự, hướng mắt về không gian bao la, vô hạn, đầy bí ẩn. Nếu tâm sự tình yêu chủ đạo trong bài thơ Tự tình là nỗi cô đơn, đau đớn, là bi kịch tình yêu khắc khoải của người phụ nữ thì Sóng như một bài hát tình yêu nhiều cung bậc phong phú, đa dạng. Sóng cất lên tiếng nói khát vọng tình yêu như một chân lý: trái tim còn khao khát thì trái tim ấy còn yêu. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiếu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Điều độc đáo của Xuân Quỳnh trong bài Sóng là đã sử dụng thành công hình tượng sóng. Sóng và em cứ chuyển hoá cho nhau tạo nên một cặp đối xứng với trục duy nhất là sự khát khao! Trong bài thơ Sóng, cảnh và tình hoà hợp nhưng dường như, hình tượng sóng được con người gán cho những cung bậc tình cảm. Nếu thơ trung đại, thiên nhiên là chủ thể thì ở thơ hiện đại, thiên nhiên là khách thể, con người là trung tâm. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã nhân hoá “con sóng nhớ bờ”, khiến nó cũng mang những cung bậc tình cảm như con người. Dạt dào theo những con sóng giữa “biến tình yêu”, nữ thi sĩ tìm trên đó những cảm xúc của trái tim đang yêu: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hỏi trong ngực trẻ. Tâm sự tình yêu của Xuân Quỳnh đa dạng, phong phú bởi con người hiện đại vốn đa chiều, phức tạp. Trong khi con người trung đại là con người chức năng. Sóng thể hiện những đối cực trong tình yêu, những khao khát yêu thương, để rồi đi tìm những nguyên nhân của tình yêu. Sóng mang cung bậc của nỗi nhớ, của lòng thuỷ chung, của nỗi lo âu, dự cảm và cuối cùng là khát khao mãnh liệt về tình yêu: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Xuân Quỳnh là thế đấy! Luôn nồng nàn, tha thiết, luôn khát khao yêu và được người yêu: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước. Tuy nhiên, càng khát khao bao nhiêu, nhà thơ lại càng lo âu bấy nhiêu: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Để khi chiêm nghiệm được rằng: Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào bờ bãi Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu Không như chàng thi sĩ Xuân Diệu ấp ôm, khao khát “làm biển xanh”, không như Trịnh Thanh Sơn nuối tiếc: Một cộng với một thành đôi Anh cộng cô đơn thành biển Nắng tắt mà người không đến Anh ngồi rót biển vào chai. Xuân Quỳnh cũng hướng về biển nhưng lại gọi sóng ùa vào lòng người đọc. Khác với Tự tình, Sóng chỉ chọn hai hình tượng là sóng và em. Sóng nhẹ nhàng, sử dụng chủ yếu là tính từ nhưng lại cất lên khát vọng tình yêu sâu sắc. Xuân Quỳnh tìm đến không gian lớn với thời gian vô han: “ngàn năm” và thể thơ ngũ ngôn và nhịp thơ ngắt, giọng thơ rạo rực, sôi trào, nhà thơ đã thể hiện độc đáo tâm sự tình yêu của mình. Một Tự tình khắc khoải, một Sóng thiết tha, Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đã gặp nhau cùng cất lên tiếng nói thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của chính mình, tiếng nói của nữ quyền trong xã hội nam quyền. Họ đã khơi dậy ở mỗi người không chỉ là sự cảm thương, tấm lòng tri âm mà còn là lời thúc giục đấu tranh cho hạnh phúc, thể hiện bản lĩnh của người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thời đại, xã hội mà mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện riêng. Hồ Xuân Hương ít nhiều vẫn bị đạo Nho – xã hội phong kiến kiềm tỏa nên chỉ dừng lại ở nỗi xót xa, ở sự bế tắc trước bi kịch của mình, còn Xuân Quỳnh sống trong xã hội hiện đại, được tự do thể hiện tình cảm, có thể nói lên khát vọng và con đường đi tìm hạnh phúc: sông tìm ra tận bể. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đều là hai nhà thơ nữ, có cá tính sáng tạo độc đáo, có phong cách nghệ thuật riêng. Xuân Hương mạnh mẽ, Xuân Quỳnh dịu dàng; Xuân Hương phá cách, Xuân Quỳnh đằm thắm. Thơ đối với cuộc sống như người phụ nữ đối với gia đình. Cái để làm quen ban đầu là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh. Tự tình (Hồ Xuân lương) và Sóng (Xuân Quỳnh), thơ của hai người phụ nữ ở hai thời đại khác nhau, đích thực là một thứ thơ vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh luôn tìm được sự đồng cảm mãnh liệt của người đời. (Bài đoạt giải Nhất – 18,5/20 điểm)
NHẬN XÉT
Bài làm đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu cơ bản đặt ra ở đề bài. Văn viết chắc diễn đạt lưu loát, ít nhiều mang giọng điệu riêng. Ở câu 1, suy nghĩ của người viết có vẻ “chín” hơn, “già” hơn so với lứa tuổi học THPT. Cách luận bàn sâu sắc, nhiều chiều về mối quan hệ giữa cái danh và cái thực đã thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, văn viết tỉnh táo, uyên bác nên có phần thiếu hình ảnh và xúc cảm. Câu 2 khai mở bài viết khá khéo léo. Qua việc cảm thụ bài thơ Tự tình (bài 1) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh trong thế đối sánh, người viết đã làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau, đồng thời làm sáng tỏ luận đề được đưa ra ở đề bài: Thơ nữ viết về tình yêu thuờng thế hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Phần đánh giá và lí giải điểm gặp gỡ và nét khác biệt viết trúng và súc tích. Tuy nhiên, cần giới thuyết rõ để bàn sâu về vấn để đặt ra: Trước nay, trong văn học Việt Nam, viết về tình yêu vẫn là một thứ đặc quyền của đàn ông. Do đó, tình yêu chủ yếu được nhìn qua con mắt của nam giới. Trong bối cảnh này, sự chủ động bộc lộ tình yêu và nhìn nhận tình yêu từ góc nhìn nữ giới của Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh là một hiện tượng cần được đặc biệt trân trọng. Bên cạnh đó, phần cảm thụ bài Sóng của Xuân Quỳnh có chỗ chưa tới.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|