Bài văn đạt giải quốc gia năm 2010 (BÀI LÀM SỐ 2)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2010 (BÀI LÀM SỐ 2)
Câu 1. Sống vô tư thật tuyệt, phải không bạn? Nhưng cỏ ai mãi vô tư được nhỉ? Đến khi gập người vô tâm, vô tính thì thật đáng buồn. Nhưng chẳng ai lai vô tình mãi thế! Nhưng, nếu sống vê cảm, quên đi lòng nhân ái ngàn đời thì thật đáng sợ. Trong cuộc sống hiện nay, vô cảm đã trở thành một căn bệnh, một hiện tượng khá phổ biến. Nó hiện diện trên từng con phố nơi thành thị xô bổ, trên từng đường làng noi nông thôn yên ả và biết đâu, hiện diện cả trong mỗi con người đang đối diện với chính mình. Điểu đó khiến mỗi chúng ta băn khoăn: Lòng nhân ái cao đẹp đang lẩn khuất nơi đâu? Đọc câu chuyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm sự trong những trang ghi chép cuối cùng của đời mình, tôi bỗng thấy quặn thắt cõi lòng. Câu chuyện đó là những lời gan ruột, tâm huyết nhất được chắt lọc và chiêm nghiệm suốt đời sống và đời viết của nhà văn. Bằng trái tim nhạy cảm, con mắt tinh tường, Nguyễn Minh Cháu đã đưa ra những lời cảnh tỉnh mỗi con người trước nguy cơ bệnh vô cảm đang lấn át cả lòng nhân ái. Cuối đời rồi mà nhà văn vẫn gửi lại cho đời những chiêm nghiệm đáng trân trọng biết bao! Câu chuyện mà Nguyễn Minh Châu mang lại kể về một người mẹ mất con trong hoàn cảnh éo le: Không ai thân thích để an ủi giúp đỡ. Lúc này đây, cần biết bao những ánh mắt đồng cảm, những bàn tay che chở và hơn hết là sự giúp đỡ để tìm lại đứa con tội nghiệp kia. Vậy mà, sau những lời kêu gào thảm thiết của người mẹ trẻ là một sự im lặng đáng sợ vọng về từ “sa mạc” tình người. Là người mẹ trẻ, ắt hẳn người phụ nữ đó chưa đủ kinh nghiệm để bình tĩnh giải quyết sự việc, chỉ biết kêu như “kẻ mất trí, một người điên”. Chính trong hoàn cảnh này, người bị nạn mới cần sự giúp đỡ hơn lúc nào hết! Nhưng tất cả đầu quay lưng lại với chị, thờ ơ và lãnh đạm. Chao ôi! Thật đáng buồn! Đó chỉ là một câu chuyện đau lòng từ những năm 80 của thế kỉ XX mà nhà văn Nguyễn Minh Châu chứng kiến. Còn biết bao điều xảy ra mà những trang văn, trang báo không thể viết hết được? “Lòng nhân ái” và “sự vô cảm” có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Ngày nay, “lòng nhân ái” bị suy giảm là do “sự vô cảm” đang có cơ hội lộng hành. Bởi vậy, phê phán và chống lại “sự vô cảm” cũng chính là chúng ta đang bảo vệ “lòng nhân ái”. Sống “vô cảm” là sống thờ ơ với thiên nhiên và con người. Con người đang sống giữa bà mẹ thiên nhiên vậy mà đứa con đó đang hỗn hào với người mẹ đáng kính và vĩ đại ấy. Những cánh rừng bị tàn phá một cách vô lối. Những dòng sông Tô Lịch, Thị Vải chỉ là một trong muôn vàn tiếng kêu thảm thiết về nạn ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt và công nghiệp gây ra… Ngay trong mỗi khu phố, mỗi căn nhà, con người cũng không được tận hưởng bầu không khí xanh – sạch – đẹp. Đối với thiên nhiên đã vậy, con người còn lãnh đạm với cả cộng đồng của mình. Lòng nhân ái – tình yêu thương con người đang bị bào mòn! Thậm chí, họ còn không quan tâm đến chính mình – quá khứ của mình. Điều đó thật đáng báo động. Biết bao nhiêu sự vụ viết lên mặt báo, mà thực tế đời sống phức tạp hơn rất nhiều. Cán bộ công quyền gây rắc rối cho dân bằng nhiều thủ tục phiền hà vì chưa có tiền đút lót. Thầy thuốc thờ ơ với bệnh nhân nếu thiếu sự “nhiệt tình” của người nhà. Cán bộ các cấp ăn chặn tiền hỗ trợ của nhân dân… Dọc đường, mạnh ai người nấy đi; trong nhà, phận ai người nấy lo. Biết bao việc khác nữa khiến ta “trông thay mà không khỏi “đau đớn lòng”. Cụ thể, như em Nguyễn Thị Bình ở quận Thanh Xuân – Hà Nội, suốt mười năm bị hành hạ đánh đập mà cả khu dân cư không ai giúp đỡ em thoát khỏi kiếp sống ấy. Ngay cả đến cán bộ phường cũng nguy biện rằng: “Tại em Bình không đi tố cáo!”… Đợi một người không biết chữ, một người mang thân phận nô lệ đi tố cáo ông bà chủ để đòi quyền sống cho mình sao? Thật phi lí! Chỉ một chuyện ấy thôi, ta cũng đủ thấy căn bệnh vô cảm lan truyền đến đâu rồi. Vậy ta tự hỏi: Tại sao mà căn bệnh vô cảm lại hoành hành đến vậy? Sao nó có đủ sức mạnh để che lấp đi lòng nhân ái ngàn đời của dân tộc ta? Phải chăng cuộc sống xô bổ, cạnh tranh trên nhiều mặt của xã hội khiến con người chỉ biết để ý đến nhu cầu cá nhân? Nhìn cảnh ùn tắc giao thông, ta lại ngán ngẩm cho kiếp người bon chen, suốt đời phải sống trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy! Cái ta một thời chống Mĩ cứu nước đã qua, giờ đây, cái tôi cá nhân càng có cơ hội phát triển! Nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Họ thích khẳng định cá tính, phong cách và đẳng cấp của mình. Đúng là cần tôn trọng sự phát triển của cái tôi cá nhân; đúng là phải cạnh tranh trong cuộc sống này, đúng là… cuộc sống có nhiều lí lệ mà khó nói hết được. Song một khi cái tôi cá nhân phát triển đến mức cực đoan, tính ích kỉ được đấy lên cao thì đó là căn nguyên dẫn đến căn bệnh vô cảm, là liều thuốc độc đối với lòng nhân ái! Ích kỷ dến mức nguy biện cho mọi suy nghĩ và hành động của bản thân sẽ khiến vô cảm chuyển sang vô đạo! Con người mắc bệnh vô cảm sẽ không còn tình thương, lòng nhân ái và sự vị tha. Con người sẽ hành động tàn nhẫn và vô đạo. Con người sẽ chi biết đến chữ “lợi” mà quên đi rằng mình còn có lương tâm và trái tim. Bao việc đau lòng đã xảy ra như: con giết cha vì không có tiền chơi game; trò đánh thầy vì không được tự do chơi trong giờ học… Bệnh vô cảm sẽ dần lấy con người đi vào con đường tội lỗi, đi trái lại đạo lí và pháp luật. Mọi chuẩn mực đạo đức có thể bị đảo lộn, mọi giá trị bền vững có thể bị lung lay. Căn bệnh HIV chỉ làm suy giảm miễn dịch ở con người thì căn bệnh vô cảm sẽ như liều thuốc độc giết chết con tim đang cháy bỏng tình người. Là một học sinh học văn, đôi lúc tôi vẫn nhìn đời sống qua lăng kính màu hồng xa rời thực tế. Bởi vậy, thầy cô thường nhắc nhở chúng tôi: Các em nên biết những cái xấu, cái ác ngoài xã hội để thấy rằng những trang văn đẹp biết bao và cả cuộc dời cũng vậy! Tuy vậy, đôi khi thầy cô vẫn than thở rằng: Chúng ta đều là những con người nhỏ bé quá, chỉ như cát bụi thôi, còn những kẻ phạm pháp, vô cảm kia lại là những kẻ lắm tiền, nhiều quyền lực. Ai dám bảo những thứ đó không có sức mạnh ghê gớm? Chúng tôi rất cảm ơn những lời tâm huyết ấy của thầy cô. Xã hội đâu thiếu những kẻ: “Vai mang cắc bạc kè kè – Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”? Tôi chợt xót xa: Đâu rồi những tùng, cúc, trúc, mai thời văn học trung đại? Nước ta không có Đôn Ki-hô-tê nhưng chẳng lẽ lại không có những hành xử “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” của Lục Vân Tiên? Chữ hèn của trí thức Việt Nam mà người ta vẫn nói là đây sao? Trên mặt báo vẫn có cụ già hơn hai mươi năm theo kiện với hàng chục ki-lô-gam giấy tờ để chỉ ra, vạch tội sự vô cảm của nhà chức trách. Cuối cùng, ông đã thắng. Lại có những hiệp sĩ đường phố chuyên bắt cướp, không cần tiền thưởng hay huân huy chương. Có lẽ những điều đó sẽ là sự an ủi với linh hồn Nguyễn Minh Châu nơi chín suối. Nguyễn Minh Châu ơi, bệnh vô cảm không phải không có cách chữa trị và “lòng nhân ái” sẽ được bảo vệ thôi! Hãy xem chuẩn mực “thương người như thể thương thân” của cha ông ta xưa là thước đo đánh giá nhân cách con người. Những kẻ vô cảm kia sẽ thấy vậy, xấu hổ mà từ bỏ lối sống vị kỷ! Hãy tự bồi đắp tâm hồn của mình và của mọi người xung quanh. Vận động và tuyên truyền sống theo lòng nhân ái. Luôn bênh vực và bảo vệ những con người dám lên án những thôi vô cảm, tham nhũng của con người. Đừng để họ phải cô độc, bị thiết hại về tiến của, tính mạng, đặc biệt là niềm tin vào xã hội này. Nhà nước cần trừng phạt thích đáng những kẻ tham ô, hối lộ, vô cảm; cần tuyên dương kịp thời những con người tốt. Và quan trọng hơn cả là những nhà cầm quyền cần nêu gương cho nhân dân học tập. Trên đây chỉ là những lý thuyết của một học sinh chuyên Văn sau khi đọc câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Những trăn trở của nhà văn không chi cần tôi quan tâm mà còn cần cả các bạn cùng chung tay xây dựng xã hội, đẩy lùi căn bệnh vô cảm nguy hại kia. …”Cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi”. Cuộc đời nghiệt ngã vậy sao? Biết rằng như mây bay thôi. Nhưng vẫn cần một tấm lòng… Tấm lòng để yêu thương, trân trọng, đồng cảm với nhau. Đầu xuân, đi thăm Yên Tử, lời ca trong bài hát của cố nhạc sĩ họ Trịnh: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng cứ ngân vang mãi khiến lòng càng thêm thanh thản, tràn ngập cảm xúc lâng lâng và bỗng thấy cuộc đời sao đáng yêu đến thế!…
Câu 2. Văn học vì con người mà có, do con người tạo nên. Điều đó tưởng chừng như là một quy luật bất biến. Nhưng, còn có những quy luật khắc nghiệt hơn nữa. Câu chuyện văn chương là câu chuyện “thiên cổ sự” như người xưa nói chăng? Thành ra, bàn mài về văn chương vẫn không cùng, mặc dù, vẫn phải bàn mãi về văn chương! Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn viinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo phải chăng cũng là một trong muôn vàn quy luật của văn chương? Ý kiến ấy đã dể cập đến nhiệm vụ cao cả, muôn đời của văn chương chân chính. Đó là thứ văn phải biết vì con người, được truyền tải tới người đọc dưới một hình thức độc đáo và hấp dẫn nhất, hài hoà nội dung hình thức. Văn học và cuộc sống luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu học không bám sâu vào đời sống thì văn học sẽ như cái cây bị khô héo vì thiếu những mạch nước ngầm. Trước đây, Tố Hữu đã từng khẳng định: Văn học không là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì nếu không vì cuộc đời mà có, từ cuộc đời mà sinh ra. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của học. Cuộc đời là nôi nuôi dưỡng những gì văn học cán quan tâm, đặc biệt là con người. Tôn vinh con người chính là sự đề cao, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn ở mỗi người. Không chỉ vậy, ngay cả trong lao khổ, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, văn học vẫn làm sáng lên vẻ đẹp người. Từ đó, ánh lên niềm tin vào cuộc đời và con người. Từ văn học trung đại với tiếng kêu thương đứt ruột của Đoạn trường tân thanh ta đã thấy văn học luôn chuyên chú, quan tâm đến con người: Đó là tiếng kêu xé lông của Tố Như: Đau đớn thay phận đàn bà!. Đâu chỉ Đạm Tiên, đâu chỉ Kiểu, mà còn có cả thân phận của Nguyễn Du trong ấy. Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân? (Tố Hữu). Đó, phái chăng là tác phẩm văn học chân chính? Khi Nam Cao viết: Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình, ấy là nhà văn đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của Hộ, nói giúp Hộ những đau đớn tột cùng của cõi lòng. Đó là nhiệm vụ chân chính muôn đời của văn chương. Và tiếp bước Nam Cao, Nguyễn Minh Châu đã dốc hết tâm lực của mình để “tôn vinh con người”. Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng. Nguyễn Minh Châu có hai giai đoạn sáng tác văn học. Trước năm 1975, nhà văn khám phá con người ở phương diện anh hùng lí tưởng. Tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhà văn khai thác ở những cái tốt đẹp, cái cao cả, cái hùng tráng. Tuy vậy, sau 1975, biết bao biến động của đời sống đã khiến người nghệ sĩ chân chính ấy phải trăn trở băn khoăn. Nhà văn không thể đi theo lối mòn của một thời “cả nước cùng chung một khuôn mặt”. Người nghệ sĩ không thể phán xét đời sống một cách dễ dãi, xuôi chiều. Có lẽ, bởi thế mà những tác phẩm của ông sau 1975 tôn vinh con người ở những phương diện khác. Ngòi bút sắc sảo ấy đi sâu vào hiện thực đời sống, tìm tòi và phản ánh con người ở chiều sâu triết lí, mang đậm chất nhân sinh cao cả. Những Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Một lần đối chứng,… là những tác phẩm được sáng tác theo quan niệm mới này của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa được xem là một bản tuyên ngôn nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Chiếc thuyền ngoài xa đã đưa lại cho người đọc sự tự nhận thức về cuộc sống và con người. Tác phẩm này tôn vinh con người không phải bằng cách ca ngợi họ một cách lí tưởng mà quan tâm đến số phận con người tưởng chừng như nhỏ bé, vô danh. Đó mới là sứ mệnh cao cả của văn học. Truyện ngắn tạo ra những tình huống tự nhận thức, giúp người đọc từng bước từng bước khám phá hiện thực đa dạng và phức tạp. Chọn một nhân vật là người chiến sĩ, từng trải qua chiến tranh, mất mát và đau thương, từng chiến thắng kẻ thù xâm lược bảo vệ nền độc lập và sự công bằng cho xã hội đồng thời là một nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp, xót xa trước nỗi đau, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật Phùng trước tình huống nhận thức đầu tiên. Anh là một nhiếp ảnh gia đang đứng trước một cảnh tượng vô cùng đẹp, từ đường nét đến màu sắc, từ hình thức đến nội dung: Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Chao ôi! Đối với người nghệ sĩ, còn hạnh phúc nào hơn khi bá gặp một nguồn sáng tạo nghệ thuật vô giá? Phùng như thấy có cái gì bóp thắt trái tim. Đang miên man sung sướng, hạnh phúc thì một cảnh tượng bất ngờ xảy ra. Anh chứng kiến một người đàn ông và một người đàn bà bước ra từ con thuyền đó. Họ là vợ chồng! Người chồng đã đánh vợ của mình một cách vũ phu và tàn nhẫn. Từng hành động, từng lời nói như được lập trình sẵn trong đầu người chồng. Những cái nghiến răng ken két, nhữmg tiếng vút của thắt lưng da cứ thế, cứ thế dội lên đầu người phụ nữ tội nghiệp. Phùng chỉ còn biết đứng há mồm ra mà nhìn. Cảnh tượng ấy xảy ra quá bất ngờ, quá nhanh khiến anh không thể không kinh ngạc. Cảnh tượng ấy đến với anh hai lần, cả hai lần anh đều can thiệp nhưng bất lực. Kết quả là anh bị thương, bị thằng Phác ghét. Một người lính xông pha nơi chiến trường lại bị thua trận ngay trong cuộc sống đời thường. Thế mới biết, cuộc sống phức tạp biết bao. Nó thách thức cả những con người dày dạn kinh nghiệm sống, chiến đấu như Phùng. Tình huống nhận thức thứ hai càng gây bất ngờ cho người đọc hơn nữa! Phùng phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Anh nhờ Đẩu – chánh án toà án huyện. Họ triệu tập người phụ nữ kia. Cả hai giảng giải, phân tích, nào là về quyền bình đẳng giới, quyền sống… Và họ thuyết phục người đàn bà khốn khổ kia bỏ chồng, Phùng và Đầu đều rất tin vào bài thuyết giảng của mình, tin vào pháp luật và lòng tốt của mình. Nhưng sự thực không phải vậy! Con lạy quý toà… quý toà đừng bắt con bỏ nó; các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu…, trên thuyền cần có người đàn ông dù nó vũ phu, tàn bạo… bao lí lẽ của người đàn bà dần dần khiến Phùng và Đầu sáng lòng. Từ chỗ không thể nào hiểu được, không thế nào hiểu được, cả hai đã chợt nhận ra: bây giờ tôi đã hiểu. Từ vị trí của người chủ động cả hai đã trở thành người lắng nghe người đàn bà kia, để hiểu thêm hiện thực đời sống phức tạp. Cả nghệ thuật và pháp luật đều không thể can thiệp vào quy luật của đời sống. Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm tới người nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung: hãy khám phá đời sống không chỉ ở bề ngoài mà cần đi vào bề sâu, bề xa; khám phá ở những mặt đa đoan, phức tạp của con người. Chiếc thuyền ngoài xa nếu được viết vào giai đoạn trước 1975, có thể chỉ dừng ở chỗ Phùng phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Nhưng sau 1975 những nhà văn tỉnh táo chợt nhận ra rằng: Cuộc sống không chỉ có những cái hùng, cái cao cả, cái trác tuyệt mà còn có cái bi, cái thấp hèn, cái đời thường. Con người cũng vậy, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ, cái tốt và cái xấu không phải lúc nào cũng rạch ròi. Nhiệm vụ của tác phẩm văn học chân chính là phản ánh được sự pha trộn phức tạp ấy. Cuộc sống thì đa sự, con người thì đa đoan. Nguyễn Minh Châu đã từng nói vậy và Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện được tâm huyết ấy của nhà văn. Tác phẩm văn chương dù có mang một tư tưởng lớn đến đâu nhưng nếu không mang một “hình thức nghệ thuật độc đáo” thì khó có thể đi đến trái tim người đọc. Vì để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, trước hết cần có hình thức độc đáo, sáng tạo, không lặp lại. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm vô cùng chặt chẽ, gắn bó. Hình thức giúp tư tưởng của tác phẩm được truyền đạt một cách sáng rõ, hấp dẫn, lôi cuốn. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lôi cuốn người đọc là nhờ những tình huống chất chứa đầy nghịch lý. Những sự kiện bất ngờ liên tiếp xảy ra thu hút trí tò mò, thích khám phá của độc giả. Tình huống đã giúp truyện ngắn này tạo ra nhiều lớp vỏ, mỗi lần bóc tách một lớp vỏ là một lần khám phá. Hai lần phản tỉnh là hai lần nhà văn sử dụng thuốc thử để tự bản thân hiện thực đời sống bộc lộ ra tất cả. Nhờ đó mà nhà văn càng có cái nhìn khách quan hơn về hiện thực, trước cuộc đời và con người. Tuy nhiên, qua giọng văn lạnh lùng, sắc sảo ấy ta vẫn thấy một trái tim nóng hổi tình người, một sự trân trọng con người. Tiếp bước Nam Cao, Nguyễn Minh Châu đã đưa thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới, như một bước phát triển về khám phá và tôn vinh con người. Nếu như Nam Cao tuyệt vọng về xã hội của mình thì Nguyễn Minh Châu thông qua tác phẩm vẫn thể hiện niềm tin của mình vào con người. Như người phụ nữ kia vẫn thấy hạnh phúc khi đàn con được ăn mặc dù cho rất bất hạnh, khổ đau! Văn chương không chỉ giúp ta nhận thức lại “hiện thực đời sống” mà còn giúp ta “nhận thức lại” chính mình với những lối thể hiện độc đáo. Văn chương đáng thờ là văn chương chuyên chú ở con người (Nguyễn Văn Siêu). Văn chương muôn đời là tiếng kêu đau đớn thay phận đàn bà. Văn chương đích thực là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than (Nam Cao). Văn chương chân chính là một sự phản tỉnh, cuộc chạy đua ma-ra-tông “săn đuổi chính mình”. Văn chương trường tồn là văn chương luôn truy tìm sự thực tâm lí của cõi người, luôn tạo ra sự hài hoà về nội dung và hình thức. Để làm nên những áng văn chương trên không chỉ cần người nghệ sĩ có tài mà còn cần những người cầm bút dũng cảm, bản lĩnh, trung thực, không vuốt ve mình vô lối, không thoả mãn với chính mình như Nguyễn Minh Châu từng nói: Suốt đời rút lại là một sự săn đuổi chính mình. Cuộc sống phong phú và phức tạp kia đang đón chờ những cây bút khám phá ấy, dám dấn thân như “Jesus tinh thần” (Lê Ngọc Trà)! Cánh cửa ấy đang rộng mở!… (Bài đoạt giải Nhất – 17,5/20 điểm)
NHẬN XÉT Về cơ bản, những yêu cầu đặt ra trong đề bài đã được bài làm đáp ứng khá tốt. Ở câu 1: Bằng vốn kiến thức sâu rộng, sự trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, người viết đã hiểu và luận bàn trúng, sâu về vấn đề lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống. Cách lập luận sáng rõ, lí lẽ sắc sảo, thuyết phục, dẫn chứng sinh động, có chọn lọc, mang âm hưởng của cuộc sống đương đại. Phần luận bàn về sự vô cảm của con người trong cuộc sống được viết dày dặn, công phu và rất thuyết phục. Tuy nhiên, bài viết còn một nhược điểm cần phải trao đổi thêm. Thứ nhất, vấn đề nghị luận được đưa ra bắt nguồn từ một câu chuyện; trong quá trình nhận thức nội dung, ý nghĩa của câu chuyện người viết đã không tóm lược ngắn gọn những sự kiện chính khiến phần triển khai luận điểm này chưa thực sự sáng rõ. Thứ hai, để bài yêu cầu luận bàn về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống nhưng người viết bài dường như quá tập trung vào sự vô cảm nên nội dung về lòng nhân ái có vẻ như bị xem nhẹ. Vì thế, mối quan hệ biện chứng của hai vấn đề chưa thực sự được thiết lập và luận bàn thuyết phục trong bài viết. Ở câu 2: Người viết về cơ bản đã hiểu đúng lời nhận định: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Đồng thời, thức nhận khá rõ quan hệ biện chứng của vấn đề: sự tôn vinh được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo và những hình thức nghệ thuật độc đáo được sáng tạo ra bao giờ cũng nhằm mục đích cốt vếu là tôn vinh con người. Người viết khẳng định: ý kiến đã đề cập đến nhiệm vụ cao cả, muôn đời của văn chương chân chính. Đó là thứ văn phải biết vì con người, được truyền tải tới người đọc dưới một hình thức độc đáo và hấp dẫn nhất, hài hoà nội dung và hình thức… Cuộc đời là nôi nuôi dưỡng những gì văn học cần quan tâm, đặc biệt là con người. Tôn vinh con người chính là sự đề cao, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn ở mỗi người. Không chỉ vậy, ngay cả trong lao khổ, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, văn học vẫn làm sáng lên vẻ đẹp người. Từ đó, ánh lên niềm tin vào cuộc đời và con người. Tuy nhiên, người viết chữ bám sát vào phần kiến thức lí luận về tác phẩm văn học để luận bàn và làm rõ bản chất của nhận định dẫn trong đề tính chỉnh thế của một tác phẩm văn học chân chính; trong đó, nội dung và hình thức luôn hoà hợp với nhau. Phần cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định, người viết chọn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và tỏ ra khá sâu sắc khi phân tích được những khía cạnh cụ thể để làm bật lên những giá trị người mà truyện ngắn tôn vinh. Đồng thời, cũng đã phân tích khá tốt những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo mà Nguyễn Minh Châu sáng tạo ra để làm nổi bật những giá trị người trong tác phẩm. Bài viết sẽ toàn diện hơn nếu ở phần lí luận làm rõ vấn đề: tôn vinh gồm cả ngợi ca cái tích cực lần phê phán cái tiêu cực từ đó soi chiếu vào truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Diễn đạt lưu loát và trong sáng. Văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh, có giọng điệu. Cẩn lưu ý, đôi chỗ văn viết có vẻ rời rạc, đứt mạch.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|