Bài văn đạt giải quốc gia năm 2010 ( Bài số 1)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2010 ( Bài số 1) ĐỀ BÀI
Câu 1. (8.0 điểm) Trong những trang ghi chép cuối cùng của đời mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu có kể lại một sự việc ông từng chứng kiến: … Lúc bấy giờ mới khoảng năm giờ sáng. Sân ga Hàng Cỏ còn mờ mờ tỏ tỏ trong sương nhưng người đã chật ních. Có những dây người xếp hàng ba, hàng tư dài dằng dặc, như rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lí trên mình, đang chuẩn bị vào phía trong ga để lên tàu. Chung quanh cái dây người xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng đống, hàng núi hàng hóa, có lẽ lần đầu tiên tôi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ mà khách đi tàu ở sân ga đông đến như thế. Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc như vậy có một người đàn bà hãy còn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người điên, cứ hét váng cả sân ga: “Các ông các bà có ai thương tôi cứu tôi với”. Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoái hoài. Người ta chỉ quay mặt lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung quanh mình hàng đống hành lí, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho mình. Thì ra thế này: người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa mới nửa tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc vừa tảng sáng, mẹ bảo con ngồi đây trông em, mẹ đi giặt tã cho em một lúc. Mẹ đi đến vòi nước gần nhà xí công cộng, cũng khá xa, chen chúc mới giặt giũ được, giặt xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn đi theo, chỉ còn đứa nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình. Nghe xong chuyện, tôi chạy đến trước mặt một đồng chí công an, đề nghị: các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách thấy khả nghi thì giữ lại, đứa dụ đứa trẻ thế nào cũng có vẻ khả nghi… Biết đâu nó còn quanh quẩn quanh đây. Yêu cầu mọi người giúp người ta. Đồng chí công an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tôi lấy một lời. Còn hàng ngàn con người thì vẫn dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa mạc. (Rút từ tập Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học Xã hôi, 1994, tr. 140 – 141) Câu chuyện trên gợi anh/chị suy nghĩ gì về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống?
Câu 2. (12 điểm) Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh (chị) hãy bình luận nhận định trên.
YÊU CẦU LÀM BÀI
Câu 1. Người viết có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
Trước hết, cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép nguời viết tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, người làm cũng dược tự do huy động các chất liệu khác nhau như chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về lòng nhân ái và sur vô cảm. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn để ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học.
Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: – Về câu chuyện dẫn trong đề Cần xác định rõ câu chuyện được kể lại là một sự việc có thật và không phải ít gặp trong đời sống. Nội dung căn bản của nó nói về tình trạng vô cảm của con người truớc cảnh ngộ của đồng loại. – Về lòng nhân ái và sự vô cảm + Cần trình bày được nhận thức của mình về các khía cạnh căn bản sau: Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái có biểu hiện thế nào? Lòng nhân ái có ý nghĩa gì đối với con người và đời sống? Làm thế nào để có được lòng nhân ái cho mình và cho cuộc đời? + Cần trình bày được nhận thức của mình về các khía cạnh cơ bản sau: Sự vô cảm là gì? Sự vô cảm có biểu hiện thế nào? Sự vô cảm có nguy hại gì đối với con người và đời sống xã hội? Làm thế nào để khắc phục sự vô cảm cho mình và cho mọi người trong xã hội? + Cần phải thấy đây chỉ là hai mặt của một vấn đề: Khi có lòng nhân ái thì con người mới có tinh thần vị tha (biết đồng cảm, quan tâm, chia sẻ, cứu giúp đồng loại), còn khi lòng nhân ái bị xói mòn thì sinh ra vô cảm (vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với đồng loại, thờ ơ trước cái xấu và cái ác). – Xác định thái độ Cần phải xác định được một tâm thế đúng đắn là tâm thế của người trong cuộc. Làm bài không chỉ đơn thuần là việc giải một đề thi văn, mà quan trọng hơn, cần xem làm bài là một dịp đối diện với bản thân mình. Không phải chỉ nghị luận cho người khác, về người khác, mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Từ đó mới có thái độ cầu thị, cầu tiến.
Câu 2. Đây là dạng để tương đối mở. Người viết có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và bình luận một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về tác phẩm; cảm nhận và phân tích các giá trị thuộc tư tưởng và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học cụ thể.
Bài làm cần đạt được hai nội dung căn bản sau: – Bình luận + Cần xác định được: về thực chất, nhận định dẫn trong đề nói đến tính chỉnh thể của một tác phẩm văn học chân chính. Trong đó, nội dung và hình thức hoà hợp với nhau để tạo nên một chỉnh thể sống động. + Cần xác định được điểm nhấn của nhận định là ở vế thứ nhất “sự tôn vinh con người”. Nghĩa là mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một sự tôn vinh con người. Tuy nhiên, cũng cần thấy quan hệ biện chứng ở đây: sự tôn vinh được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo; và, những “hình thức nghệ thuật độc đáo” được sáng tạo ra bao giờ cũng nhằm mục đích cốt yếu là “tôn vinh con người”. + Người viết cần thấy được ý nghĩa phong phú của cụm từ “tôn vinh con người”. * Tôn vinh về thái độ, tôn vinh gồm cả ngợi ca cái tích cực lẫn phê phán cái tiêu cực; về cách thức, tôn vinh gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp… * Con người ở nhiều bình diện và phạm vi, gồm cả con người xã hội lẫn con người tự nhiên, cả con người thể chất lẫn con người tinh thần… * Tựu trung lại: “tôn vinh con người” là tôn vinh những giá trị người (giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo). – Phân tích tác phẩm + Người viết có quyền tự do trong việc lựa chọn tác phẩm để phân tích. Không hạn định về thể loại, về thời đại, trong nước hay nước ngoài… miễn là tác phẩm đã được học trong chương trình. + Cần phải phân tích được những khía cạnh cụ thể của con người mà tác phẩm ấy để cập, qua đó làm bật lên những giá trị người mà tác phẩm tôn vinh. + Ngoài ra, còn phải phân tích được những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo mà tác giả sáng tạo ra để làm nổi bật những khía cạnh con người, những giá trị người đó.
BÀI LÀM SỐ 1
Câu 1. Buổi sáng thức giấc muộn, tôi vội vã đạp xe đến trường. Buổi trưa giữa cái nắng gay gắt, tôi thật nhanh phóng xe về nhà. Tối đến, tôi trở về bên mâm cơm, bên ánh đèn bàn học rồi đi ngủ. Một ngày diễn ra thật nhanh, thật vội. Tôi bỗng thấy hình như hôm nay mình đã quên lắng nghe tiếng một đứa trẻ ăn xin bám áo xin chút lòng thương; đã bỏ ngoài tai tiếng của ai đó đang kêu lên giữa đường đời nhờ giúp đỡ và tôi cũng đã lờ đi lời khẩn nài của bà cụ già yếu bên hàng xóm. Tôi đã muốn quên đi tất cả sự thờ ơ của mình để tự nhủ mình vẫn sống thật tốt. Nhưng hôm nay đọc những trang ghi chép cuối cùng của nhà văn Nguyễn Minh Châu kể lại sự việc ông đã chứng kiến, tôi bỗng giật mình nhìn lại về lòng nhân ái và sự vô cảm của chính mình và của cả con người trong cuộc sống. Chuyện kể lại sự việc tại một nhà ga, một người mẹ bị lạc mất đứa con đang hét váng cả sân ga: “Các ông các bà có ai thương tôi cứu tôi với”. Người đàn bà cứ kêu khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoái hoài. Trước nỗi đau mất con, người đàn bà chẳng được giúp đỡ gì. Câu chuyện kết thúc bằng dòng văn: Người đàn bà vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa mạc. Có ai đã là người đọc đến đây và bỗng giật mình nghĩ lại xem mình có phải là người trên sân ga hôm ấy không? Tôi cũng đã tự hỏi: Đã bao lần trong những sân ga chật chội đông người như thế, tôi đã bỏ ngoài tai lời gào thét kêu van của những người xung quanh? Mọi người hãy nhìn cảnh đau thương ấy và thử hỏi lại xem: trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ghi lại đâu là bóng dáng của những bàn tay che chở yêu thương? Lòng nhân ái vốn là một truyền thống của người dân đất Việt. Từ những mái nhà tre, những đêm tắt lửa tối đèn có nhau, người quê ngày xưa giàu lòng quan tâm biết mấy. Tôi lại nhớ đến câu chuyện Đôi mắt của Nam Cao, khi anh Hoàng nói về sự tọc mạch của người nông dân. Làng quê ngày xưa rất quan tâm đến mỗi người trong làng của mình, dù bạn là người đi xa mới về thì hãy nhớ là gặp người lạ cũng phải chào. Đấy không phải là tọc mạch. Người thành phố chê người nông dân lắm chuyện, nhưng người thành phố thì hình như lại “ít chuyện” quá. Con người bắt đầu tách nhau ra, đi theo một nền văn minh mới. Nhà cửa xa nhau, phố xá rộng quá, người quen cũng xa nhau và bắt đầu cuộc hành trình xa cách của những tấm lòng. Chưa bao giờ như bây giờ ta được nghe mọi người nhắc nhiều đến bệnh vô cảm đến thế. Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, có để văn: “Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm”, tôi cứ tưởng nó xa xôi quá, ở những nước tư bản cơ, nhưng đôi khi nhận ra có lúc chính mình cũng vô cảm và những người xung quanh đôi khi lạnh lẽo với nhau. Đọc những dòng ghi chép của Nguyễn Minh Châu tôi mới nhận rõ cái nỗi niềm đau đớn của một bà mẹ mất con. Giữa cái nhộn nhạo ấy, bà mẹ không những đau xót về đứa con của mình mà còn đau xót khi những lời kêu than của mình cứ lặng vào thinh không. Những người ở sân ga hôm ấy đã ngoảnh mặt đi giữa sự đau đớn quằn quại của một con người. Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn xúc cảm đối với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ dễ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là khi ta không còn thấy bất kì một sợi dây nào đang rung lên ở bên trong, ta lạnh nhạt bước đi mà không thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong đời sống. Bước ra khỏi luỹ tre làng, ta dần lãng quên câu “tối lửa tắt đèn”. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người bắt đầu đóng khép. Trong một xã hội lấy khoa học làm hàng đầu, đi sâu tìm hiểu những hạt vật chất li ti, chẻ nhỏ trái đất ra để khám phá, người ta dễ vì bận bịu công việc của mình mà quên đi người khác, mà để ngoài tai tất cả âm thanh của cuộc sống. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây vị tha ràng buộc với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cả nhân vị ki, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỷ, vô cảm, vỏ nhân tính mà không hề biết. Lời lí giải duy nhất Nguyễn Minh Châu đã nói cho sự thờ ơ của đám người trên sân ga với nỗi đau của người phụ nữ kia là: “ai cũng chất quanh mình hàng đồng hành lí, lại một đứt hơi, ai cùng chỉ đủ sức lo cho mình”. Đối lập với tiếng kêu gào thảm thiết của bà mẹ là sự “dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mặt cắp” của mọi hành khách trên sân ga. Đó là gì nếu không phải là tính ích ki đang xô đẩy lòng vị tha và sự vô cảm đang phủ lấp lòng nhân ái của con người? Nghe câu chuyện Nguyễn Minh Châu thuật kể, ta quả có lí do dể nghi ngại khi nghĩ về một thế giới không còn tình thương. Nhưng may thay, trong cõi nhân sinh gia bằng của sáng mùa đông trên sân ga lạnh văng tình người hôm ấy vẫn có ánh lửa của lòng nhân ái. Ánh lửa ấy tuy bàng bạc, ít ỏi nhưng vẫn loé lên giữa đám người vô tâm kia và làm cho ta có được chút ấm áp trong lòng. Đó là hình ảnh của nhân vật “tôi” thương xót cho hai mẹ con và tìm mọi cách để giúp đỡ. Vậy là giữa cái vụt qua nhanh chóng của dòng người vô cảm cứ tiến về phía trước mà không để tâm đến xung quanh, vẫn có những con người chưa nguội lạnh lòng nhân ái. Lòng nhân ái là yêu thương, trìu mến, là sự cảm thông, sẵn sàng chia sẻ và thái độ quý trọng con người. Và đây, trong cuộc đời ngổn ngang, bể bộn quanh ta, vẫn có những người cứ sáng chủ nhật lại đến làng trẻ em mồ côi để lau dọn nhà, để giúp các em biết đọc thông viết thạo. Vẫn có những người dù vội đi làm nhưng vẫn dành ra mấy giây để dừng lại nhặt hộ cụ già chiếc mũ, vài phút thôi để đưa một bà lão anh đường hay giúp một người đi đường chẳng may ngã xe. Trong cuộc sống bên cạnh cái bão táp cuốn con người vào vòng xoáy bộn bề vẫn có những người bám trụ lại bên con người bằng lòng nhân ái, bằng tình yêu con người thực sự sâu sắc. Hãy dành ra trong những thanh âm bộn bề của cuộc sống một khoảng bình yên để lắng nghe tiếng ai đó đang cần bạn giúp đỡ. Và ta bỗng thấy yên lòng khi vẫn có người chờ đợi hoa cúc nở, khi ai đó trót vấp ngã vẫn có vô số những bàn tay sẵn sàng giơ ra. Cuộc sống dần đã đổi thay, con người từ luỹ tre làng bình yên hướng đến đại dương đầy sóng gió. Dù bạn đang trên chiếc thuyền băng băng tiến ra ngoài khơi ấy thì hãy đừng chỉ sống bằng ý chí của cái đầu lạnh mà hãy dành thời gian lắng nghe tiếng đập của trái tim mình. Hãy nhớ rằng: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương. Vô cảm không chỉ là bỏ ngoài tai tiếng thương của đồng loại mà là không biết cảm nhận những thanh âm thiên nhiên trong trẻo vô ngần của cuộc sống. Không biết lắng nghe một tiếng chim hót, không biết ngắm một giọt sương khẽ đậu trên lá hay không biết đến cả những phút giây đếm sao trời của đêm trăng sáng ấy là khi ta đang lạc bước vào vô cảm. Hãy để những hình ảnh của cuộc sống căng đầy vỗ vào trái tim mình. Hãy yêu thương ai đó cho đến khi cuộc sống không còn. Tôi bỗng nhớ một bài thơ của Gar-xi-a Lor-ca, bài thơ Tạm biệt: Nếu tôi chết đi Xin cứ để ban công rộng mở Em nhỏ đang ăn trái cam Từ trên ban công tôi còn được thấy Những người gặt mùa đi gặt lúa mì Từ trên ban công tôi còn được nghe Nếu mai tôi chết đi Xin cứ để ban công rộng mở. Lòng yêu thương trang trọng vô ngần với cuộc sống sẽ khiến bạn yêu biết mấy những khung cảnh tưởng như bình dị. Hãy thoát khỏi cái kén dày vô cảm để cất cánh ra ngoài cuộc sống đầy yêu thương này. Có lần tôi đã xem một bộ phim truyện ngắn của nước Mỹ nói về một người mẹ đã dũng cảm một mình đi tìm kiếm đứa con gái của mình trên một chiếc máy bay rất lớn. Không một ai giúp đỡ và còn coi cô ta bị điên. Nhumg kết thúc phim là hình ảnh bà mẹ bế đứa con bị đánh thuốc mê trên tay đi xuống sân ga. Tất cả đều tủi hổ với lời nói: Chúng tôi thật sự xin lỗi. Cuộc sống dần hiện đại, đừng đóng khép trái a quá vội, đừng sống ích kỷ, bạc nhược một cách vô cảm. Câu chuyện của Nguyễn Minh Châu chính là những dòng thức tỉnh các lương tri còn quá vô cảm trên cuộc sống này. Hôm nay tôi sẽ lắng nghe lời của cuộc sống gõ vào trái tim tôi. Tôi sẽ chìa tay ra cho những em thơ bơ vơ đói khổ, cho em vài đồng mình dành dụm được. Tôi sẽ vặn nhỏ đài đi hơn nữa trong đêm khuya để khỏi làm ảnh hưởng tới mọi người. Tôi cũng sẽ bình lặng lắng nghe chính mình để ước ao sao lòng nhân ái sẽ vượt lên tất cả nỗi vô cảm đáng sợ kia. Và, ngay lúc này đây, nếu có thể quay ngược được thời gian, chúng ta hãy cùng nhau chạy mau ra sân ga Hàng Cỏ để được giúp đỡ bà mẹ đau khổ đang kêu gào thảm thiết kia!
Câu 2. Cuộc sống mở ra với muôn vàn vị ngọt của âm thanh, hình ảnh và thu lắng mình vào trang văn của bao nghệ sĩ. Văn học ưu ái một chú chim hót vang mừng sáng, thiết tha một cánh hồng phai hương vào buổi sớm; nhưng bao giờ cũng thế, văn học luôn lấy con người làm tâm điểm phản ánh và vẻ đẹp con người kết tinh nên tác phẩm hay. Phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo? Cuộc đời là nơi xuất phát cùng là nơi đi đến của văn học (Tố Hữu). Văn học từ cuộc sống mà ra và làm cho cuộc sống thêm phần đẹp tươi. Đích đến của cuộc hành trình văn chương muôn đời chính là cuộc sống của con người. Có ai đã từng nói: Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm trong đó tâm điểm chính là con người. Thoát thai từ đời sống, văn chương chân chính mang thiên chức lớn lao cao ca – đó là trở về bối đắp thêm phần phù sa màu mỡ cho cuộc đời, làm đẹp thêm con người. Văn học bổi đắp cho cuộc sống hay văn học phải tìm ra nhân tố quan trọng nhất là con người để bằng văn chương làm đẹp con người. Ta hiểu vì sao tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Đòi hỏi hay yêu cầu cho ra đời, một tác phẩm là phải đi từ huyết quản của cuộc đời, mang trong dòng chữ của mình một hình ảnh con người. Nguyên Ngọc đã nhận xét rất thấu đáo: Văn học là phương thức tồn tại của con người, giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật, hay thành ông Thánh vô duyên, vô bổ. Văn học là sự vươn tới, sự hướng về, sự niu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của văn học là tính nhân đạo. Chúng ta cũng sẽ chi lưu giữ trong ngăn kéo của nhân loại những tác phẩm nâng đỡ con người lên bằng tình yêu thương và niềm tin tưởng của người viết. Một tác phẩm văn học có thể nói về núi sông cây cỏ, ca ngợi vẻ đẹp của đám mây bay hay bầu trời nhưng một tác phẩm chỉ được coi là chân chính khi người nghệ sĩ biết lấy núi sông cây cỏ kia làm đẹp cho không gian sống của con người, biết lấy trái tim yêu thương của minh nâng đỡ lên bao số phận cuộc sống. Ta thấy An-na Ka-rê-ni-a còn sống mãi bởi vẻ đẹp của con người, dù bị kịch nhưng sáng mãi. Ta thấy Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô vượt qua che phủ của thời gian vẫn đầy giá trị vì thiên tác phẩm vĩ đại ấy đã cho người đọc biết rằng: Bao nhiêu con người khốn khổ kia đang kêu đòi một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù khốn khổ nhưng họ vẫn khát khao được sống lương thiện, được cứu giúp người khác. Chẳng phải Vích-to Huy-gô đã nâng con người lên khỏi những nghèo đói tăm tối để thắp sáng cho họ tình yêu thương cao cả sao? Đến với văn học phương Đông, ta đau cùng thánh thơ Đỗ Phủ nỗi đau cao cả trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Tuy có nỗi đau cho riêng mình vì nhà mình bị gió thu tốc mái, mình cùng vợ con phải chịu cảnh mưa lạnh suốt đêm trường nhưng trên tất cả là nỗi đau vì người khác. Nhà thơ dân đen ấy từ nỗi đau riêng đau niềm đau chung, quên đi nỗi đau riêng mình để sẻ chia với nỗi đau của muôn người thời đói khổ. Và chính trái tim đồng cảm vĩ đại này đã làm nên một ao ước vĩ đại mà ngàn đời trân trọng: ước có ngôi nhà chắc chắn ngàn vạn gian để không chỉ cho riêng ta mà cho tất cả người dân đều không phải chịu cảnh đói rét. Mang hình thức tự sự của một câu chuyện kể chuyện kể lại rất đỗi đời thường, thơ viết ra không nhiều câu chữ nhưng quả là một sáng tạo độc đáo trong sự tôn vinh đến tột bậc vẻ đẹp của lòng vị tha, của tinh thần nhân đạo trong trái tim người viết, trong cuộc sống con người. Trở về Việt Nam, ta thêm một lần kính yêu Nguyễn Du, người da bằng kiệt tác Truyện Kiều nâng con người khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, khỏi những dây trói vô hình đang ngăn cản con người đến với tình yêu, đặc biệt, đưa con người vượt qua bao đau khổ để làm chói ngời trên trang văn vẻ đẹp của chữ tình, chữ nghĩa, chữ hiếu, chữ nhân, vẻ đẹp của một trái tim nhân đạo lớn, của một nghệ sĩ lớn. Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét: Nếu không có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có được bút lực ấy. Tài năng của Nguyễn Du không phải chỉ là miêu tả tuyệt đẹp cảnh gió trăng mây nước, cũng không chỉ ở chỗ phản ánh chân thực những nỗi đau đứt ruột của con người trong cõi trần ai gió bụi mà là yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, đồng tình, trân trọng, nâng đỡ, làm đẹp thêm cho tấm lòng Kiểu, cho Kim Trọng, cho Từ Hải,… cho con người nói chung. Giá trị vĩnh hằng của tác phẩm nghệ thuật chân chính này là có nguồn cội từ những hình tượng được xây nên từ bàn tay nghệ sĩ bậc thầy và tấm ông nhân đạo lớn của Nguyễn Du. Đó chính là cốt cách, phẩm chất, hương vị toả ngát để Truyện Kiều còn nghìn thu vọng mãi, để tiếng thơ của Nguyễn Du mãi là tiếng thương mãi còn động đất trời. Chí Phèo là một tác phẩm văn học chân chính mà qua đó Nam Cao đã tôn vinh con người qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Chí Phèo là một điển hình cho những người nông dân đau khổ sau luỹ tre làng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trước Nam Cao, Ngô Tất Tố đã có một chị Dậu khổ vì bán con bán chó, Nguyễn Công Hoan có một anh Pha bị bao tầng lớp dồn ép đến bước đường cùng. Chí Phèo của Nam Cao không chỉ bị dồn vào bước đường cùng, mà buộc phải bán cả linh hồn và thể xác của mình để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cướp cả nhân tính, nhân cách, bị đẩy ra ngoài cộng đồng người, đến tận bờ vực của phi nhân loại. Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã đảo lộn thời gian tuyến tính, không đi từ quá khứ mà xuất phát từ tương lai, đẩy ngay Chí Phèo ra giữa sân khấu cuộc đời bằng những tiếng chửi sặc mùi rượu. Hắn giao tiếp với cuộc đời không bằng thanh âm của tiếng người bình thường mà bằng tiếng chửi. Nếu như lúc ấy có anh nông dân nào vì tức mà chửi lại hắn thì hắn còn thấy mình được tính là một con người. Mà giả sử rằng nếu ông trời có tức hắn vì những lời hắn chửi trời mà cho cơn dông sấm sét thì hắn biết hắn nói còn có trời đáp lại. Nhưng đáp lại hắn chỉ là tiếng chó sủa mà thôi, ai cũng lờ hắn đi, coi hắn như chẳng có. Với những dòng kế xen lẫn lời tác giả: Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?, với biện pháp thay đổi điểm nhìn trần thuật liên tục, tác giả kiến tạo được đoạn văn mở đầu vô cùng gây ấn tượng, vừa khiến độc giả bất ngờ, vừa diễn tả được đầy đủ nỗi đau của Chí Phèo. Nam Cao bắt đầu thuật lại cuộc đời Chí Phèo. Từ một đứa bé trần truồng xám ngắt đến một tuổi thơ đưa đi bán lại cho nhiều người. Từ một anh canh điền hiền lành chất phác đến một thằng săng đá, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo là linh hồn đau khổ của làng Vũ Đại. Đến Chí Phèo người ta nhận ra hình ảnh đau khổ nhất, bị kịch lớn nhất của đời người. Chí Phèo sau khi bị đẩy vào tù vì một lí do không ai hay rồi ra tù, trở về làng với nhân dạng méo mó. Nam Cao cứ miêu tả một cách lạnh lùng nhưng đọc kĩ ta thấy: Nam Cao không nói gì đến nguyên nhân Chí Phèo vào tù – cuộc đời người nông dân bị coi rẻ đến mức bị cướp mất quyền tự do mà không biết vì lẽ gì. Con quỷ dữ Chí Phèo ăn vạ, cướp bóc, rạch lên mặt mình vô số những vết mảnh chai, những vết cào đau đón. Còn gì đau hơn khi chính Chi Phèo đã tự huỷ hoại phần nhân hình của mình? Còn gì đau hơn khi bèn trong con người kia phẩm thú đã chiếm lĩnh, phần người bị đẩy ra, phải “khăn gói ra đi”? Nhưng, một tác phẩm miêu tả cái buồn, cái khổ mà không có một nhiệm vụ nào khác ngoài việc làm lây sang cho chúng ta nỗi buồn thì đó là điều đáng buồn hơn. Nam Cao còn nói với ta về tình người rất sâu nặng. Nam Cao dãn tác phẩm của mình ra và miêu tả vào trong đó một “cuộc tình” Thị Nở – Chí Phèo. Có ai từng nói: Chỉ với năm ngày thôi nhưng Chí Phèo đã sống rồi chết như một con người. Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn lại mang trong mình một tình yêu lạ lùng dành cho Chí Phèo – con quỷ làng Vũ Đại. Người ta cứ cho rằng tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét mới là tình yêu. Nhưng sẽ vẫn là tình yêu dẫu cho người đàn ông có là Chí Phèo – từng chỉ biết uống rượu cho say và dập đầu, rach mặt ăn va và dẫu cho người đàn bà có là Thị Nở – vừa xấu ma chê quỷ hờn, vừa xác xơ nghèo lại vốn có dòng mả hủi. Gió trăng vô tình trong đêm hè nơi vườn chuối ven sông kia vẫn đẹp biết bao nhiêu khi đã cùng che chở, đồng tình và trăng làm sáng, gió làm mát cho hai nhân hình đau khổ vừa tìm thấy được nhau. Chí Phèo dù được sống năm ngày yêu thương nhưng vẫn phải đối mặt với bị kịch của mình. Năm ngày yêu đương kia là một thứ thuốc thử của nhân tính để nhận ra trong Chí Phèo vẫn còn có khát khao làm người lương thiện, vẫn ước mơ: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, sống một cuộc đời bình yên. Nhưng rồi Thị Nở cũng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời và dừng yêu. Bi kịch tình yêu tan vỡ là chưa đủ, mà đó còn là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị hất ra khỏi cộng đồng. Chí Phèo không được chấp nhận trở về cuộc sống lương thiện. Quy luật bước chân đi cấm kì trở lại của các trò chơi dân gian giờ đối với Chí Phèo lại xót xa biết bao nhiêu. Chí Phèo lại uống ruợu nhưng rượu uống mãi không say, chỉ thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Hương cháo hành do Thị Nở tự tay nấu và bón cho Chí trong buổi sáng đầu của chuỗi ngày quấn quyện bên Chí Phèo lúc bấy giờ chính là minh chứng cho sự trở lại làm người. Nhưng Chí Phèo lại bước chân đi và theo thói quen đến nhà Bá Kiến. Một lưỡi dao vung lên, một vũng máu, một cuộc đời đi vào ngõ cụt. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa của sự hoàn lương; xã hội làng Vũ Đại đang đóng chặt lại cánh cửa cuộc đời, không cho Chí Phèo trở lại. Nguyên Hồng đã viết về Nam Cao: Anh đā vắt từ những xót xa, quằn quại của mình ra thành những dòng ánh sáng yêu thương và tin tưởng để chứng minh cho sự sống nỗ lực của con người. Nam Cao không chỉ yêu người nông dân mà còn tin. Với ông lòng nhân đạo không chỉ thể hiện ở tình thương mà còn ở niềm tin. Ông tin người nông dân dù có xuống bùn, thậm chí xuống tới đáy bùn, nhưng từ đáy bùn lầy nước đọng vẫn cháy lên những khát vọng làm người lương thiện. Qua cách xây dựng truyện khá đặc sắc, dù bên ngoài lạnh lùng nhưng bên trong sục sôi tình yêu thương, Nam Cao đã viết nên những trang văn, như người ta đã nói không chỉ được viết bằng mực mà bằng máu của trái tim. Nam Cao đã nâng Chí Phèo lên, tôn vinh sự nỗ lực sống của con người. Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Lấy con người làm trung tâm hay là mang vào, gây dụng lên bên trong tác phẩm văn học của mình một tinh thần nhân đạo sáng ngời. Văn học là nhân học (Go-rơ-ki) hay Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra những câu hỏi và không trả lời những câu hỏi ấy (Bi-ê-lin-ski). Ý kiến đặt ra yêu cầu của văn học phải khơi sâu vào cuộc sống, rằng nhà văn phải để cuộc đời phả gió vào trái tim mình, đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời này để đúc thành những bông hồng vàng sáng chói. Con người cần được tôn vinh như một thực thể đẹp tuyệt diệu. Tuy nhiên không phải chỉ tôn vinh con người, có những tác phẩm văn học trào phúng, nói đến những điều xấu xa của con người, vạch trần bộ mặt giả dối của một lớp người nhưng đó vẫn là những tác phẩm chân chính của bao đời qua vì đi đến tận cùng, những tác phẩm ấy vẫn hướng cho con ngưoi đến cái đẹp, đến chân, thiện, mĩ. Văn học bao đời ví như người hát rong trên suốt chiều dài cuộc sống. Văn học sẽ vì con người mà cất lên tiếng hát yêu thương, cất lên tiếng hát tôn vinh cho cuộc sống đầy hương hoa của con người. (Bài đoạt giải Nhất – 18/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra trong dể bài. Người viết ít nhiều bộc lộ năng lực văn chương cũng như tư duy nghiên cứu văn học. Ở câu 1: Với vốn tri thức đời sống phong phú và những trải nghiệm sâu sắc của riêng minh về lòng nhân ái và sự vô cảm, người viết đã luận bàn sáng tỏ vấn đề mà để bài yêu cầu, thuyết phục cả lý trí và trái tim của người đọc. Bố cục của bài viết khoa học. Hệ thống luận điểm sáng rõ. Từ việc hiểu nội dung của câu chuyện mà Nguyễn Minh Châu kể ở ga Hàng Cỏ, người viết dã bàn sâu về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống ở nhiều phương diện như biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa hoặc tác hại. Phần thức nhận của bản thân về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống được viết sâu sắc và giàu cảm xúc. Mở bài và kết bài viết hay, sáng tạo, để lại nhiều dư ba. Tuy nhiên, nếu bài viết bàn sâu hơn nữa để thấy rõ lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống là hai mặt của một vấn đề, khi có lòng nhân ái thì con người mới có tinh thần vị tha (biết đồng cảm, quan tâm, chia sẻ, cứu giúp đồng loại), còn khi lòng nhân ái bị xói mòn thì sinh ra vô cảm (vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với đồng loại, thờ ơ trước cái xấu và cái ác) thì có lẽ bài viết sẽ tròn đầy hơn. Câu 2: Với vốn kiến thức lí luận văn học khá chắc chắn, người viết về cơ bản đã hiểu đúng lời nhận định: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Người viết cũng nhận thấy quan hệ biện chứng của vấn đề: sự tôn vinh được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo; và, những hình thức nghệ thuật độc đáo được sáng tạo ra bao giờ cũng nhằm mục đích cốt yếu là tôn vinh con người. Có những ý văn viết chắc tay như: Văn học bồi đắp cho cuộc sống hay văn học phải tìm ra nhân tố quan trọng nhất là con người để bằng văn chương làm đẹp con người… Văn học phải khơi sâu vào cuộc sống, rằng nhà văn phải để cuộc đời phả gió vào trái tim mình, đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời này để đúc thành những bông hồng vàng sáng chói. Con người cần được tôn vinh như một thực thể đẹp tuyệt diệu. Tuy nhiên không phải chí tôn vinh con người, có những tác phẩm văn học trào phúng, nói đến những điều xấu xa của con người, vạch trần bộ mặt giả dối của một lớp người nhưng đó vẫn là những tác phẩm chân chính của bao đời qua vì đi đến tận cùng, những tác phẩm ấy vẫn hướng cho con người đến cái đẹp, đến chân, thiện, mĩ. Tuy nhiên, bài viết sẽ trúng và hay hơn nếu người viết bám sát vào phần kiến thức lí luận về tác phẩm văn học, từ đó luận bàn để thấy về thực chất, nhận định dẫn trong đề nói đến tính chỉnh thể của một tác phẩm văn học chân chính; trong đó, nội dung và hình thức hoà hợp với nhau để tạo nên một chinh thế sống động. Phần cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định, người viết tinh tế khi chọn kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao và tỏ ra sâu sắc khi phân tích được những khía cạnh cụ thể để qua đó làm bật lên những giá trị người được tôn vinh trong tác phẩm. Đồng thời, cũng đã chú trọng phân tích những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo Nam Cao sáng tạo ra để làm nổi bật những khía cạnh đó. Có nhiều ý văn sáng tạo mang vẻ riêng, chứng tỏ bút lực của người viết. Văn viết có cảm xúc, mượt mà, giàu hình ảnh. Diễn đạt lưu loát và trong sáng.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|