Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 2)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 2)
Câu 2. Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh Văn Cao đã có những lời thơ thật đẹp khẳng định mạnh mẽ sức sống bất diệt của nghệ thuật. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên sự kì diệu của thơ văn, khiến ta mở trang sách ra, đắm mình vào thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ để rồi không thôi xúc động bồi hồi? Phải chăng đó là nhờ tấm lòng yêu thương con người, nhờ vào đôi mắt, vào cách nhìn mới mẻ của người nghệ sĩ? Vâng, các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng tới đời sống nội tâm và cảm xúc. Lắng hồn mình lại, cảm nhận thật sâu những tác phẩm bất hủ của dân tộc, ta sẽ nhận ra điều đó thật rõ ràng. Từ bao giờ cho tới bây giờ, từ Kinh Thi cho tới ca dao Việt Nam…, con người vẫn là đối tượng muôn đời của văn học. Bao yêu ghét hờn giận, bao hạnh phúc khổ đau, bao thành công thất bại của con người luôn là niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi đối với tâm hồn nghệ sĩ. Có thể nói tình yêu thương con người là động lực thôi thúc trái tim nghệ sĩ rung động để rồi tiếng lòng thiết tha của tác giả theo ngòi bút tràn ra trang giấy. Bởi vậy mà Sê-khốp đã quả quyết: Nhà văn lớn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ và một nữ văn sĩ nổi tiếng khác lại phát biểu một cách hàm súc và đầy ấn tượng: Nhà văn là người cho máu, nghĩa là trong tình yêu thương của tác giả có cả sự hi sinh. Người nghệ sĩ chân chính muôn đời đều muốn cất lên tiếng lòng thấm đẫm tình thương, niềm trân trọng ngợi ca con người mỗi khi hồn mình rung lên những tiếng tơ lòng như một nhà văn Xô viết từng tâm sự: Khi tôi viết nghĩa là tôi thấy đau ở đâu đó. Nhà văn sáng tạo nên tác phẩm – đứa con đẻ tinh thần – và không thể không gửi vào đó một cách nhìn, cách nghĩ sâu sắc về con người. Đó là biểu hiện của một tấm lòng, một nhân cách, một phong cách nghệ thuật. Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người (Nguyễn Minh Châu). Bởi thế nên, trái tim nhạy cảm và tinh tế không cho phép người nghệ sĩ sống như một bông hoa điếc giữa đời, không đưa đến một quan niệm, nhận thức sâu sắc nào về con người. Mỗi nghệ sĩ cần một đôi mắt riêng để khám phá và phát hiện con người, để nhìn thấu được những tâm tư tình cảm, những khao khát đắm say và cả những âu lo, trăn trở của con người. Cách nhìn của anh ta phải hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu, đại ý: nói gì thì nói rồi thì niềm sung sướng và hạnh phúc nhất của người nghệ sĩ là được đi sâu khám phá thế giới tâm hồn ẩn tàng trong mỗi con người. Nhà văn đã đắm hồn mình rất sâu vào cuộc sống để “thấu thị” tâm tư xúc cảm của loài người và gửi gắm cách nhìn tinh tế và sáng tạo qua hình tượng nghệ thuật độc đáo. Cái nhìn về con người của anh sâu sắc và mới mẻ bao nhiêu thì nhân cách – phẩm giá và bản lĩnh của anh được đánh giá cao bấy nhiêu. Chính điều đó mang đến cho văn học khả năng nhân đạo hoá con người một cách tuyệt diệu, khiến người đọc khi tiếp nhận tác phẩm có cảm tưởng như được trò chuyện với người bạn hết sức thông minh, trải đời và thấu hiểu nhân tình. Nếu quả thực một nghệ sĩ là một nhà nhân đạo lớn với đôi mắt nhìn sắc sảo thì có lẽ Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Nếu được tạc tượng Nguyễn Du, tôi sẽ tạc một con người với đôi mắt có thị giác bén nhạy để nhìn và một đôi tai có thính giác tinh tế để cảm nghe được mọi nỗi buồn vui của loài người. Với tôi, sự nghiệp văn học của đại thi hào dân tộc là một kim tự tháp sừng sững mà mặt chính diện lấp lánh sắc màu những trang Kiều. Bằng con mắt trông thấu sáu côi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời (Mộng Liên Đường chủ nhân), Nguyễn đã gửi vào kiệt tác của mình những hiểu biết sâu sắc về con người để rồi tất cả hội tụ, toả sáng qua nhân vật bất hủ của lịch sử văn học Việt Nam: Thuý Kiều, Văn học dân gian và trung đại thường xây dựng những con người nguyên phiến không đổi thay, đó là một Thạch Sanh giàu nghĩa khí, tài năng, một Lí Thông gian xảo, độc ác, một Vũ Nương hiền thảo, thuỷ chung hay Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài. Nhân vật của Tố Như thì không như thế. Ông nhìn con người như một thực the sinh động và biến đổi theo hoàn cảnh. Thuý Kiểu sắc sảo mặn mà ở chỗ nhân hậu thật đấy nhưng cũng đến điều khi đay nghiến hay mỉa mai: Vợ chàng quý quải tính ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Trên trang thơ Nguyễn, Thuý Kiểu là con người rất thực, thực hơn cả con người thực ngoài đời. Nàng đã bước ra khỏi giới hạn của thi ca và sống giữa cuộc đời đầy sóng gió để một bà cụ nông dân phải thốt lên: “Nước Việt ta đẹp nhất cũng là con Kiểu, khổ nhất cũng là con Kiểu. Thương nó quá”. Cái nhìn hết sức tỉnh táo và trung thực của Nguyễn Du đã giúp ông nới giãn thi pháp văn học trung đại đến tận cùng, đến độ căng nhất, khiến độc giả muôn đời phải trầm trồ thán phục. Nhưng điều quan trọng nhất chính là ở chỗ, ta yêu Kiều, thương Kiều bởi vì con người nàng luôn sục sôi một đời sống nội tâm phong phú, phức tạp: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Câu thơ sáu chữ được ngắt nhịp 3/3 rất bất thường đã bộc lộ nỗi đau đớn của người con gái tài hoa bạc mệnh. Sau khí trao duyên cho Vân, trái tim Kiều tan nát, nỗi đoạn trường làm sao kể hết. Ngôn ngữ đối thoại nhưng thực chất là độc thoại. Các nhân vật của văn học trung đại thường rất hiếm khi được miêu tả trực tiếp đời sống nội tâm. Kiều Nguyệt Nga chẳng hạn, trước khi tự tử chỉ nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay, không thấy bộc lộ bất cứ nghĩ suy gì. Ấy vậy mà Nguyễn Du lại nhập thân vào nhân vật, không bắt Kiều cất lên những lời thoại kiểu “sắm vai” mà để nàng bộc bạch nỗi lòng chân thực của mình. Các nhà nho xưa vì chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo điều “thiên kinh địa nghĩa” mà luôn giữ tnh cảm, cảm xúc trung hoà, trung tình rất đỗi chừng mực. Nhưng Thuý Kiều lại được Nguyễn Du miêu tả với những cung bậc cảm xúc phong phú và thành thực nhất. Bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em gái, sa chân vào chốn xa ngái mịt mờ, đời nàng từ đây tan nát, tiếng kêu than não nề tuyệt vọng của nàng khiến tim ta thắt lại xót xa. Nguyễn Du viết bằng thân phận của mình, bằng nỗi đau đời của mình. Ông đã rỏ bao nhiều nước mắt khóc thương cho nhân vật, nào ai biết được? Con người trong thơ trung đại xưa chỉ là con người cộng đồng với cảm xúc của cộng đồng ấy vậy mà Kiều lại hiển hiện trước mắt ta với xúc cảm cá nhân. Nguyễn Du không chỉ thần diệu trong việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật mà còn có cách nhìn sâu sắc, toàn diện về con người, đặc biệt là về thế giới tâm hồn sâu thẳm của con người. “Cái hộp đen” bí ẩn của nhân vật đã được Tố Như khơi mở với tất cả tình yêu thương, trân trọng sâu xa. Theo dòng thời gian, ta đến với thế giới nghệ thuật của Nam Cao – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của thế kỉ XX để tiếp tục được khai nhãn, khai tâm, khai trí với quan niệm mới mẻ của tác giả về con người. Với đôi mắt thấm đẫm tình yêu thương, nhà văn đã phát hiện, chắt chiu đốm sáng lương tri trong tâm hồn con quỷ dữ của làng Vũ Đại – Chí Phèo. Nam Cao đã nhìn con người thật toàn diện và sâu sắc với đôi mắt luôn cố tìm mà hiểu họ. Qua đôi mắt ấy, ông đã nhìn nhận nhân vật không hề nguyên phiến mà biến đổi theo hoàn cảnh và nhìn ở cả phần thân lẫn phần tâm. Đó chính là điểm độc đáo để Nam Cao khắc tên mình thật đậm trên bản đồ vàn học Việt Nam. Quả là như thế. Trước khi Nam Cao hiện diện trên văn đàn, để tài nông thôn và nông dân là mảnh đất bao người xới xáo với bao đỉnh cao sáng tác như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Nam Cao là người đến muộn nhưng đã cày được những đường cày tuyệt diệu. Ánh mắt của Nam Cao đã dõi theo Chí Phèo từ khi vẫn còn là anh nông dân hiển lành, lương thiện cho đến lúc biến thành con quỷ dữ. Trong tâm hồn Chí có cả rồng phượng lẫn rắn rết, có cả bản năng và lương tri, say và tỉnh… Tất cả các khía cạnh đan xen, tranh đấu với nhau trong tâm hồn của Chí. Ai dám bảo Chí Phèo là người tốt khi mà hắn đã phá tan hoang bao nhiêu cửa nhà, đạp đổ bao mái ấm hạnh phúc? Nhưng có ai lại dám bảo hắn là kẻ xấu xa hoàn toàn mất hết nhân tính khi trong cơn vật vã giữa kiếp người và kiếp quỷ, Chí vẫn luôn âm ỉ một tấm lòng, một nỗi khát khao hướng về cuộc sống lương thiện? Được tình người tỏ thức, Chí đã lại khát khao về mơ tưởng xa xăm của ngày xưa lương thiện với: một ngôi nhà, một mảnh vườn, chông cây thué cuốc mướn, vợ dệt vải. Ta cảm ơn Nam Cao bởi ông đã đi sâu vào hồn nhân vật, phủ lớp bụi đen đã bám chặt lên đó để phát hiện và chắt chiu đốm sáng lương tri luôn tiềm tàng. Con người, với Nam Cao, dĩ nhiên không phải là thánh; ông đã tỉnh táo nhìn nhận những sai trái, lầm lạc của nhân vật nhưng điều tuyệt vời hơn là ông đã bày tỏ một niềm tin vêu mạnh mẽ vào sự lương thiện khao khát tốt đẹp của loài người. Đó là nét riêng của Nam Cao, rất Nam Cao. Nhiều khi nhân vật như sống chập chờn giữa quá khứ và hiện tại, mạch truyện quay ngược về thời gian trước rồi lại trở về thì hiện tại, khiến tất cả đồng hiện để nhà văn soi thấu vào tâm hồn nhân vật. Kể cả ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời nói trực tiếp được sử dụng thần tình cũng là biểu hiện của nhân đạo, của cách nhìn người tỉnh táo và thẫm đẫm yêu thương. Đặc biệt, Nam Cao nhìn con người ở cả thân và tâm. Truyện Kiều là tiếng nói thương thân, xót thân. Thuý Kiều là con người đã ý thức về mình thật cay đắng: giật mình, mình lại thương mình xót xa. Đến với nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của thế kỉ XX, chữ “thân” lại được tiếp tục khai thác và thể hiện. Cũng như Nguyễn Du, với Nam Cao, “thân” là một phạm trù giá trị. Có thân mới có người, có vui sướng, khổ đau và ý thức về thân là ý thức về phần riêng tư nhất, hữu hạn và dễ hư nát nhất của con người. Trong quan niệm của Nam Cao, bản năng – một phần của “thân” gắn liền với văn hoá, với tình yêu. Và không gì khác, chính bản năng sẽ la cái nguyên cớ đầu tiên vẫy gọi lương tri trở về; tất nhiên lương tri trở về với Chí Phèo chủ yếu là do sự thức tỉnh của tình yêu thương chân thành, mộc mạc có phần thô thiển gần như bản năng của Thị Nở. Nhà văn Nam Cao đã trân trọng biết bao khi xây dựng không gian trữ tình để Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau và cái đêm trăng ấy bên bờ sông thật đẹp, thật hữu tình: tàu chuối ưỡn ngửa, giấy đành đạch như hứng tình dưới ánh trăng chảy trắng tinh. Nhà văn nhân đạo phải là người biết trân trọng bản năng tự nhiên của con người và quả thực Nam Cao đã làm được điều đó. Nếu không có cuộc gặp gỡ với Thị Nở bên bờ sông, liệu nhân tính của Chí Phèo có thể được thức dậy sau bao năm bị chôn vùi? Nam Cao đã phát hiện ra những khát khao âm thẩm và chính đáng của hai con người kỳ dị bị gạt ra khỏi làng Vũ Đại. Cái nhìn vẻ con người của ông khiến ta phải soi xét lại bản thân, có khi nào ta mở rộng tấm lòng để thấu hiểu đời sống nội tâm, cảm xúc của những con người xấu xí tưởng chừng chẳng còn sót lại chút vẻ đẹp lương tri đáng trân trọng? Ta cảm tưởng như đôi mắt Nam Cao đã soi thấu vào góc khuất tâm hồn ta, khiến ta ngượng ngùng xấu hổ. Mãi mãi về sau, ta cũng không thể quên một Chí Phèo – một con quỷ dữ nhưng lại có những giây phút lắng nghe tiếng đời lăn náo nức – giây phút mà con người nghệ sĩ trong Chí lên tiếng đòi quyền làm chủ; cũng không thể quên một Nam Cao với đôi mắt nhìn người sâu sắc và độc đáo. Nguyễn Du và Nam Cao đã để lại khuôn mặt, dáng hình, tâm tình rất rõ trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng tấm lòng nhân đạo vị tha sâu sắc và cách nhìn người hướng đến đời sống nội tâm cảm xúc, những người nghệ sĩ vĩ đại ấy đã để lại bài học quý giá cho người đời. Người làm nghệ thuật không thể không có một tấm lòng, một chữ tình đậm sâu và đáng quý. Và cũng càng không thể không có một đôi mắt của riêng mình để phát hiện phẩm chất người, để đi sâu khám phá đời sống nội tâm và cảm xúc. Người nghệ sĩ với sự tinh nhạy và sâu sắc đặc biệt sẽ luôn đem đến cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức, giúp con người nhìn đời và nhìn người tinh tế hơn. Dĩ nhiên để làm được điểu đó, nhà thơ, nhà văn cần trau dồi phẩm chất và tài năng để làm cách nhìn, cách cảm nhận của mình hiện hình, lên dáng, lên hương qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Văn học nghệ thuật có khả năng kì diệu là nhân đạo hoá con người. Nhưng nó còn phải tuỳ thuộc vào trình độ tiếp nhận của độc giả. Những tác phẩm âm nhạc lớn cũng trở thành vô nghĩa với lỗ tai của người không hiểu về âm học. Bởi vậy, văn chương cần lắm ở độc giả sự tri âm, sự nâng tầm đón nhận để cảm hiểu sự mới mẻ, sáng tạo và sâu sắc của tác phẩm. Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mỹ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là người bạn đồng hành tin cậy. Phải chăng, đó chính là lí do để Xan-tư-cốp Sê-đin quả quyết: Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết?
Câu 1. Tôi ấn tượng mãi về câu thơ của Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Người quân tử xưa kia phải đầu đội trời, chân đạp đất, phải là trị quốc, bình thiên hạ. Thời gian qua đi, những chuẩn mực đạo đức và thước đo giá trị cũng đổi khác nhưng bao giờ cũng vậy, thế hệ trẻ luôn mang trong mình trách nhiệm lớn lao với quê hương, đất nước. Để làm được diểu đó, mỗi thanh niên không thể không vạch sẵn cho mình lí tưởng và phương châm để sống và cống hiến. Với bạn, đó là gi? Bạn có băn khoăn và lo lắng vì phải tìm cho mình lối đi đúng đắn? Còn tôi, không cần đắn đo, do dự, nếu có ai hỏi: “Phương châm sống của bạn là gì?”, tôi sẽ dõng nhạc: “Sống là hành động”. Tôi đang sống giữa thế kỉ XXI với bao nhiêu cơ hội và thách thức. Cuộc đời là một môi trường để mỗi người vượt lên và thành công. Ai lại chẳng đặt ra cho mình những mục tiêu và vạch sẵn con đường để đi tới đích? Tôi cũng vậy. Để sống được trên đời, con người không chỉ cần những nhu cầu vật chất bình thường mà còn có lí tưởng, khát khao để tô điểm cho cuộc sống thêm nhiều sắc màu phong phú. Đối với tôi, không phải cứ là con hổ giữa rừng xanh mới là sống, cũng không nhất thiết phải là con đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự sống có khi âm thầm trôi chảy. Có thể sục sôi, có thể trầm lắng nhưng không bao giờ là dừng lại. Sống là luôn vận động. Nói cách khác, với bản thân tôi: Sống là hành động. Tôi tin chắc hầu hết chúng ta đều ấp ủ những khát khao và ước vọng, nhưng điều quan trọng là có dám thực hiện chúng, dũng cảm bước chân lên con đường mà mình đã chọn hay không. Tôi đã nghe ai đó nói một câu thật giản dị, nhưng cứ ám ảnh và thôi thúc tôi mãi: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Uớc mơ của bạn thật đẹp nhưng lại chỉ mãi là viển vông, kế hoạch của anh rất khả thi nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại trên trang giấy cũ. Hành động, hành động và hành động, chỉ có như thế tôi và tất cả chúng ta mới có thể cải biến mọi vật, mọi việc xung quanh mình. Ngày xưa, đã có thời ta quan niệm chỉ có cầm súng lên đường đánh giặc mới là yêu nước, còn những người ở lại sáng tác thơ văn là yếu về tinh thần dân tộc. Lịch sử đã chứng minh đó không phải là cách nhìn nhận công bằng. Chỉ cần anh luôn trăn trở, luôn tự hào, luôn đau đáu về quê hương và có những hành động thiết thực, dù là trong lĩnh vực chính trị, quân sự hay xã hội thì đều được công nhận là yêu nước. Sống là hành động! Hoàn cảnh xã hội đổi khác, thế hệ trẻ ngày nay không phải cảm súng đạn ra chiến trường nhưng vẫn tiếp tục cuộc chiến khác gay go và ác liệt không kém: cuộc chiến với đói nghèo và lạc hậu. Tôi vẫn mong có ngày học tập thành tài để trở thành con người có ích cho xã hội, để gia đình, bạn bè được tự hào. Tôi đã cố gắng học và luôn cố gắng để thoát khỏi những cám dỗ, ham mê bình thường. Tôi mơ ước sau này được gieo những con chữ, gieo tình yêu văn chương vào tâm hồn những em bé ở nẻo cao, ở miền núi xa xôi. Nhiều trường học miền núi tới tận bây giờ vẫn chưa có điện. Tôi xót xa vì hoàn cảnh thiếu thốn trong sinh hoạt, học tập của các em. Vậy mà, đôi chân muốn vượt qua hàng chục cây số đường rừng vẫn đều đặn đến lớp, bàn tay nhỏ bé bám vào cây cầu treo trong mùa mưa bão vẫn kiên trì cầm giấy bút đến trường. Tôi khát khao được giúp đỡ các em. Đó là lí do mà tôi sẽ đăng kí thi vào ngành sư phạm trong kì thi tuyển sinh đại học sắp tới. Tôi đã và đang hành động để được sống thực với lí tưởng của mình. Cứ mỗi dịp hè về, tôi lại hăm hở theo bè bạn đến vùng biển Cửa Lò để nhặt rác làm sạch bãi biển Cửa Lò. Miền Trung đầy nắng gió đã bồi đắp cho tâm hồn tôi tình yêu quê hương, yêu sóng nước, yêu những thân phận bé nhỏ trên cõi đời. Việt Nam mình đầu đã vắng bóng những thân phận côi cút, những mảnh đời bất hạnh thiếu miếng cơm manh áo. Ta bảo thương nhưng không có hành động giúp đỡ thiết thực thì cũng chỉ là vô nghĩa bởi lẽ: Tình thương chỉ nói bằng lời Lấy đâu ra gạo cho người đủ no Cùng cả nước cộng hoà non trẻ chống giặc đói thời kì cách mạng mới thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ăn ba bữa, nhịn một bữa để giúp đỡ đồng bào ta khỏi chết đói. Còn thanh niên ngày nay, theo tôi nghĩ, chỉ cần nhịn vài bữa ăn sáng, tham gia thêm hoạt động tình nguyện là đã có thể góp phần bé nhỏ vào việc đem đến hạnh phúc và no đủ cho những con người bất hạnh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang có kế hoạch vận động sinh viên, học sinh tham gia công tác tình nguyện. Tôi sẽ đăng kí tham gia phong trào này để trở thành người có ích đối với cộng đồng ngay từ khi còn đang tuổi học đường. Ở các nước khác, thế hệ trẻ dường như năng động và sáng tạo hơn thanh niên Việt Nam rất nhiều. Chúng ta “nhập cuộc” muộn hơn nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta tỏ ra kém cỏi hơn mà ngay từ bây giờ hãy hành động để thay đổi, nâng can vị thế của thanh niên Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày nay, ở vùng Sừng châu Phi, mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm người chết đói. Thế hệ trẻ chúng ta phải làm sao để không chỉ quê hương mình, dân tộc mình mà cả bảy tỉ người đều được hưởng những quyền lợi tối thiểu của con người. Liên kết để hành động Hành động để sáng tạo! Để trở nên năng động và tự tin hơn! Tôi tin mình, đã, đang và sẽ làm dược dieu dó! Còn bạn thì sao? Nếu bây giờ bạn đang lạc lối (bởi quanh tôi còn bao thanh niên chỉ lo say sua vũ trường. đua xe trái phép) hãy nhanh chóng thức tỉnh. Hãy hành động dù trên con đường hành động ấy bạn sẽ gặp rất nhiều chông gai, bởi chang con đường nào ta trải bước trên hoa hồng, nhưng hãy tin, hãy làm, hãy chiến thắng. Lên đường là cách thức duy nhất để tới nơi. (Bài đoạt giải Nhất – 17/20 điểm)
NHẬN XÉT
Bài làm đáp ứng khá tốt những yêu cầu của để bài. Văn viết có giọng điệu riêng. Diễn đạt lưu loát và trong sáng. Ở câu 2: Người viết cơ bản hiểu đúng vấn đề. Với vốn kiến thức lý luận văn học khá phong phú và chắc chắn, người viết đã đưa ra dược ý kiến xác đáng, sát với luận đề: Nhà văn sáng tạo nên tác phẩm – đứa con để tinh thần và không thể không gửi vào đó một cách nhìn, cách nghĩ về con người […] Bởi thế nên, trái tim nhạy cảm và tinh tế không cho phép người nghệ sĩ sống như một bông hoa điếc giữa đời, không đưa đến một quan niệm, nhận thức sâu sắc nào về con người. Mỗi nghệ sĩ cần một đôi mắt riêng để khám phá và phát hiện con người, để nhìn thấu được những tâm tư tình cảm, những khao khát đắm say và cả những âu lo, trăn trở của con người. Cách nhìn của anh ta phải “hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc”. […] Nhà văn đã đắm hồn mình rất sâu vào cuộc sống để “thấu thị” tâm tư xúc cảm của loài người và gửi gắm cách nhìn tinh tế và sáng tạo qua hình tượng nghệ thuật độc đáo. Cái nhìn về con người của anh sâu sắc và mới mẻ bao nhiêu thì nhân cách – phẩm giá và bản lĩnh của anh được đánh giá cao bấy nhiêu. Chính điều đó mang đến cho văn học khả năng nhân đạo hoá con người một cách tuyệt diệu, khiến người đọc khi tiếp nhận tác phẩm có cảm tưởng như được trò chuyện với người bạn hết sức thông minh, trải đời và thấu hiểu nhân tình. Người viết đã khá tinh tế khi chủ yếu dựa vào bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều trong tương quan với thi pháp văn học trung đại và bút pháp miêu tả nội tâm của Nam Cao trong Chí Phèo để làm sáng tỏ vấn đề. Đề cập đến vấn để thi pháp quả có phần quá sức với học sinh THPT. Nhưng người viết đã phần nào vượt qua cái khó ấy, thể hiện ít bút lực văn chương đáng trân trọng. Có những đoạn viết chắc tay, khá say và thoát bay, chẳng hạn đoạn: Nếu quả thực một nghệ sĩ là một nhà nhân đạo lớn với đôi mắt nhìn sắc sảo thì có lẽ Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào không chi của Việt Nam mà cả thế giới. Nếu được tạc tượng Nguyễn Du, tôi sẽ tạc một con người với đôi mắt có thị giác bén nhạy đế nhìn và một đôi tai có thính giác tinh tế để cảm nghe được mọi nỗi buồn vui của loài người. Với tôi, sự nghiệp văn học của đại thi hào dân tộc là một kim tự tháp sừng sững mà mặt chính diện lấp lánh sắc màu những trang Kiều. Bằng con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân), Nguyễn đã gửi vào kiệt tác của mình những hiểu biết sâu sắc về con người để rồi tất cả hội tụ, toả sáng qua hân vật bất hủ của lịch sử văn học Việt Nam: Thuý Kiều. Tuy nhiên, phần nói về Nam Cao và Chí Phèo có vẻ còn sơ khoáng, chưa cân ứng khiến người đọc chưa thật hài lòng. Với câu 1, người viết tỏ ra hợp lí khi so sánh quan niệm sống của con người Việt Nam xưa và nay làm cơ sở lí giải việc lựa chọn châm ngôn sống cho bản thân. Trong luận giải, biết nhìn nhận vấn đề nhiều chiều và dám nói thật những suy nghĩ của mình, chẳng hạn như đoạn: Thời gian qua đi, những chuẩn mực đạo đức và thước đo giá trị cũng đổi khác nhưng bao giờ cũng vậy, thế hệ trẻ luôn mang trong mình trách nhiệm lớn lao với quê hương, đất nước. Để làm được điều đó, mỗi thanh niên không thể không vạch sẵn cho mình lý tưởng và phương châm để sống và cống hiến. Với bạn, đó là gì? Bạn có băn khoăn và lắng lo vì phải tìm cho mình lối đi đúng rắn? Còn tôi, không cần đắn đo, do dự, nếu có ai hỏi: “Phương châm sống của bạn là gi?”, tôi sẽ dõng dạc: “Sống là hành động”. Hoặc đoạn Cứ mỗi dịp hè về, tôi lại hăm mở theo bè bạn đến vùng biển Cửa Lò để nhặt rác làm sạch bãi biển Cửa Lò. Miền Trung đầy nắng gió đã bồi đắp cho tâm hồn tôi tình yêu quê hương, yêu sóng nước, âu những thân phận bé nhỏ trên cõi đời. Việt Nam mình đâu đã vắng bóng những ân phận côi cút, những mảnh đời bất hạnh thiếu miếng cơm manh áo. Ta bảo thương nhưng không có hành động giúp đỡ thiết thực thì cũng chi là vô nghĩa… Tuy nhiên, điều đáng tiếc là có lẽ do áp lực thời gian nên viết vội, nói chưa đủ, chưa hết và do đó chưa thật lôi cuốn. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|