Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 3)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 3)
Câu 2. May mắn thay, cuộc sống của chúng ta được tô thắm thêm bởi vẻ đẹp của sen chương khi có các nhà văn, nhà thơ giúp tả nói hộ lòng mình. Bởi văn chương cúe nay luôn lấy con người, đặc biệt là đời sống nội tâm phong phú của thực thể toàn mĩ này làm đối tượng trung tâm. Có ý kiến cho rằng: “Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thuờng gửi vào sáng tác một cách nhin sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.” Nhà văn Trung Quốc Lâm Ngữ Đường từng khẳng định: “Văn chương bất hủ có kim đều viết bàng huyết lệ”. Quả là như vậy, chỉ có “huyết lệ” của người nghệ sĩ mới đủ sức thổi vào tác phẩm một sức sống lâu bền. Ý kiến này đã khẳng định vai trò của tình cảm nhân đạo trong sáng tác. Đó cũng là yếu tố góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cho văn chương. Văn chương sinh ra để làm gì nếu không phải để hướng người ta đến cái đẹp, đến chân – thiện – mỹ? Hướng đến những giá trị nhân bản chính là mục đích của văn chương chân chính muôn đời. Se-khốp đã từng phát biểu: “Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Vậy tư tuong nhân đạo ấy được thể hiện ở đâu? Ý kiến trên đã giúp ta có câu trả lời. Nó nằm ở “cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến nội tâm và cảm xúc”. Có thể nói quan niệm nghệ thuật cốt lõi của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật về con người mà biểu hiện chính là cách nhìn của nhà văn. Văn chương có nhiệm vụ không phải tái hiện thế giới mà thể hiện khát vọng của con người. Xét cho cùng thể hiện đời sống nội tâm, cảm xúc của con người chính là cách nhà văn của tác phẩm của mình đến bến bờ nhân đạo. Con người là sự tổng hoà của vật chất và tinh thần, bản năng và ý thức… Nhìn con người, nếu người nghệ sĩ chỉ thấy được vẻ bề ngoài thì đó chưa thể là nhà văn chân chính, điều cốt yếu là thể hiện cho được đời sống nội tâm phong phú của họ. Để nhìn thấy được thế giới bên trong sâu kín ấy, các nhà văn, nhà thơ cần phải có một tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Bởi, như Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm của mình: nếu chỉ dừng lại bên ngoài có khi ta chỉ thấy họ “gàn dở, ngu ngốc… toàn những cớ để ta tàn nhẫn… không bao giờ ta thương”. Đời sống nội tâm và cảm xúc của con người là toàn bộ thế giới tâm hồn – một thế giới không thể nhìn bằng mắt mà phải bằng cả tâm hồn. Như vậy, ý kiến trên còn đặt ra yêu cầu cho nghệ sĩ muôn đời: hãy biết đi vào nội tâm con người, “tóm” cho được những gì sâu kín nhất và thể hiện lên trang viết. Mọi dòng sông đều đồ ra đại dương, mọi sáng tác của người nghệ sĩ chân chính đều chung mục đích là đổ ra dòng sông nhân bản. Nguyễn Minh Châu đã phát biểu: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con nguoi”. Nuươg theo ý kiến của nhà văn, tôi nghĩ rằng cái tâm điểm của tâm điểm ấy chính là đời sống nội tâm và cảm xúc. Văn học không chỉ phản ánh thế giới khác quan bên ngoài mà còn quan trọng hơn, cần thiết hơn là hướng vào thế giới chủ quan bên trong con người. Những tác phẩm sống mãi với thời gian là những bức tranh về đời sống tâm hồn con người qua các thời kì; bởi, xét cho cùng lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn con người. Rõ ràng là, ý kiến trên đã đưa ra một nhận định về quy luật muôn đời của văn chương, đồng thời cũng gợi ra yêu cầu cho người sáng tác: biết đi tìm những “tâm tình ở đằng sau tâm tình”. Có thể nói tư tưởng nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, từ những câu hát than thân, những câu ca dao yêu thương tình nghĩa đến những sáng tác của Nho gia thời trung đại hay các tác giả hiện đại sau này… Và quả thật “các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc”. Nhìn lại một số tác phẩm văn học từ thời trung đại đến hiện đại ta sẽ thấy rõ hơn điều này. Từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đến Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ta đều thấy ẩn chứa một cái nhìn sâu sắc đầy tính nhân bản về con người. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Du được xem là một trong những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Đại thi hào dân tộc luôn có được sự cảm thông sâu sắc với con người dù tầng lớp trên hay dưới đáy xã hội, dù sống trong vinh hoa hay ở trong chốn lầu xanh nhơ nhuốc… Truyện Kiều đã thể hiện rõ cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du vẻ con người. Trong đó, trích đoạn Nỗi thương mình là một biểu thị tiêu biểu cho ngòi bút nhân đạo của ông. Nguyễn Du đã nhìn sâu vào đời sống nội tâm, cảm xúc của Kiểu, và có thể nói gần như nhập thân vào nhân vật để giúp nàng nói lên tâm trạng đau đớn của người con gái tài sắc tuyệt vời mà lại bị giày đẹp trong một xã hội quả vô tình: Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. Nghệ thuật trùng điệp với những hình ảnh tượng trưng đã nói lên tâm trạng ê chề đau đớn của Kiều bởi cuộc sống lầu xanh dàng điếm, nho nhóp triển miên ngày này sang ngày khác. Nguyễn Du đã nhìn Kiều bằng con mắt nhân đạo sâu sắc để không chị the cuộc sống khổ ải ê chề ấy mà chủ yếu khác hoạ tâm trạng đón đau, tủi hổ của nguời phụ nữ vốn dòng trâm anh giữa chốn lầu xanh. Giật mình mình lại thương mình xót xa. Có thể nói ba chữ “mình” trong một câu thơ đã diễn tả tinh tế tâm trạng Kiều. Không một chữ cô đơn, không một từ đau xót mà vẫn thấy Kiểu dơn côi, lạc lông, be bàng, tủi hổ để xót xa thương mình trong cảm nhận về sự đối lập nghiệt ngã gia quá khứ tươi đẹp và hiện tại hẻo mòn: Khi sao phong gắm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao buớm chán ong chuờng bấy thân! Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đã có một bước tiến thật xa so với các nhà nho đương thời. Ông không chỉ trông thấy, cảm nhận được tâm trạng của một cô gái lầu xanh mà còn biết đau đớn lòng trước cảnh ngộ tấm thân ngà ngọc bị nhơ nhuốc trong những cuộc hoan lạc của bao kẻ đàng điếm. Nếu những nhà nho xưa tránh nói đến thân xác vì cho đó là dung tục, tầm thường thì Nguyễn Du lại coi thân xác như một phạm trù giá trị. Ông ca ngợi vẻ đẹp của thân xác và từ thương thân, xót thân ông đòi quyền sống, quyền công bằng thực sự cho thân. Đây là một ý thức rất sâu sắc và toàn diện về con người, Kiểu thương thân mình, Kiều tự ý thức về thân mình cũng chính là niềm thương cảm vô biên của Nguyễn Du không chỉ dành cho Kiểu mà cho bao thân kiếp đàn bà trong cõi đời gió bụi. Nhưng không chỉ thương thân, Kiều còn thương cho hồn mình lẻ loi, cô đơn, không người tri kỷ: Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì. Đây quả là một ý thức sâu sắc về nhân phẩm, tiết hạnh hiếm hoi của những thân gái phải đắm mình trong chốn lầu xanh. Và phải chăng Kiều càng thương thân thì tâm nàng càng đáng trọng? Xung quanh mải mê truy hoan chỉ mình nàng chẳng “biết có xuân là gì?”; xung quanh vui riêng nàng sầu, xung quanh thản nhiên đánh nất mình chỉ nàng xót xa, tủi hổ… Có thể nói, Nguyễn Du đã soi thấu đến từng ngõ gách khuất lấp của tâm hồn Kiều để nói lên nỗi niềm xót xa của nàng. Quả thật, hư GS. Trần Đình Sử đã nhận định “con người trong Truyện Kiều không phải con người tỏ lòng mà là con người của tấm lòng”. Nếu không có con mắt nhìn sâu sắc thấm đẫm tình yêu thương thi hỏi làm sao và đến bao giờ Nguyễn có được cái bút lực ấy! Đòi phen gió tựa hoa kề, … Đòi phen nét vẽ câu thơ. Cuộc sống ở lầu xanh cũng mang dáng phong lưu, cũng đủ cầm, kì, thi, hoạ nhưng Kiều vẫn buồn sâu, thậm chí còn đau đớn hơn bởi làm sao con người hiếu nghĩa đủ đường ấy lại hoà đồng được với thứ hoan lạc bán mua, phong lưu giả dạng, đãi đằng nguyệt hoa ấy? Thấu hiểu tâm trạng Kiểu, Nguyễn Du còn phát biểu một quy luật muôn đời của tâm hồn, cảm xúc: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Người buồn con mắt nhìn ra cảnh, cảnh cũng lây buồn. Và, nếu người có tri âm hì cảnh cũng thành bầu bạn và lẽ dĩ nhiên nếu thiếu đi sự đồng cảm thì giữa chốn đông người vẫn hoá cô đơn. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai? Đại thi hào Nguyễn Du đã sẻ nửa yêu thương của mình cho Kiểu bằng cách nói những nỗi niềm chua xót của nàng trong trang viết đầy nước mắt. Các nhà nho xưa thường chỉ bộc lộ những cảm xúc bắn khoăn xao xuyến vì lo cho dân cho nước; Nguyễn Du ngoài cảm xúc ưu thời mẫn thế ấy còn dành sự chú ý đến cả những xúc cảm nhận sinh rất đời thường, thậm chí bị coi là tầm thường. Hiểu được điều đó ta đang thêm trân trọng tâm lòng nhân đạo của đại thi hào dân tộc Việt Nam. Tiếp nối truyền thống nhân đạo trong văn học dân tộc, Thạch Lam đã đóng góp một tiếng nói nhỏ nhẹ trữ tình nhưng sâu lắng và đầy ám ảnh. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thế hiện rõ tư tưởng nhân đạo của người nghệ sĩ trên con đường hướng đến “đời sống nội tâm và cảm xúc” của ngòi bút lãng mạn giàu chất nhân văn này. Truyện ngắn mở ra bởi không gian buổi chiều buồn nơi phố huyện – cái không gian tù túng đã ám ảnh trong nhiều sáng tác của Thạch Lam. Nhưng nhà văn không iêu tả quang cảnh này chỉ để thể hiện cái đói, cái nghèo mà chủ yếu muốn thể ện cuộc sống quẩn quanh bế tắc của cư dân nơi đây. Toàn bộ tác phẩm là những suy nghĩ, cảm nhận của Liên. Thạch Lam đã sử dụng kiểu tình huống tâm trạng, từ mà xây dựng nên hình tượng trung tâm cô bé Liên – “kiểu nhân vật hành động bên trong” (theo nhà lí luận Nga Pô-xe-lốp). Cũng chính vì thế mà đời sống nội tâm của Liên hiện lên thật rõ nét. Những câu văn miêu tả tâm trạng Liên cứ nhẹ nhàng như chính nỗi buồn mác trong hỗn nhân vật: đôi mắt chị bóng tối man của đẩy dần và nỗi buồn buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chi. Đây là những cảm xúc rất tinh tế và càng đáng trân trọng hơn khi ta biết Liên mới chỉ là một cô bé mười ba tuổi. Trên trang văn Thạch Lam, Liên hiện lên với một tâm hồn nhạy cảm và một tấm lòng nhân ái bao la. Cách Liên nhìn những đứa trẻ nhặt rác, cách Liên đứng sững lại trước bóng bà cụ Thi hơi điên đang khuất dần về phía làng để lại trong ta bao suy ngẫm. Rồi cách cảm nhận về những mùi hương quen thuộc của phố huyện bốc lên như “mùi của đất của quê hương này” nữa. Người ta cứ nghĩ trẻ con chi quen nhìn bằng mắt, nhưng ở đây hoá ra Liên đã nhìn bằng cả tâm hồn mình. Thạch Lam đã dùng con mắt yêu thương của mình để thấu hiểu tâm trạng của Liên, để nói lên những rung động, những cảm xúc đặc biệt của cô bé trong cái thời đoạn giàu ý nghĩa nhất của tâm hồn: chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đem đến cho Liên, cho cư dân phố huyện một chút thế giới khác để họ có thêm niềm tin, thêm hy vọng để sống. Chuyến tàu đến rồi đi qua khiến Liên “lặng theo mơ tưởng”, Liên nghĩ về Hà Nội, một Hà Nội “sáng rực vui vẻ và huyên náo”, Liên nghĩ về những tháng ngày đã qua, những tháng ngày tuổi thơ đẹp như cổ tích. Có thể nói đó là những chấm xanh mát lành trong tâm hồn thơ bé đang bị bó buộc trong cuộc sống tù đọng cỗi cằn. Hướng ngòi bút của mình vào đời sống nội tâm nhân vật, để diễn biến đi theo dòng cảm xúc, Thạch Lam đã thể hiện một cái nhìn đầy nhân bản. Rõ ràng, ở đây sự quan tâm đến con người của nhà văn không chỉ là quan tâm đến cuộc sống vật chất mà trước hết và trên hết là đời sống tinh thần. Con người cần được sống, được buồn vui, hi vọng, được mơ ước và cũng rất cần được chăm sóc, yêu thương, cảm thông, chia sẻ,… Cũng vì thế, xét trên phương diện nghệ thuật thể hiện, truyện ngắn của Thạch Lam rất gần với truyện ngắn hiện đại: tình huống được xây dựng cốt để thể hiện và xoay quanh những tâm tư tình cảm của con người. Không chỉ Nỗi thương mình của Nguyễn Du hay niềm thương Hai đứa trẻ của Thạch Lam mà còn rất nhiều những tác phẩm chân chính khác đều hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc của con người. Con người luôn là tâm điểm của văn học. Văn học vì con người mà có và sẽ mãi mãi là tiếng nói tâm hồn con người, mãi lấy nội tâm và cảm xúc con người làm đối tượng thể hiện và khám phá. Đó phải chăng là quy luật mà cũng là yêu cầu tất yếu của văn chương chân chính muôn đời.
Câu 1. Không khí mùa xuân đang rạo rực đất trời. Mùa xuân – tuổi trẻ, mùa của những ước mơ, hi vọng của những ý tưởng cao đẹp. Trong không khí tươi trẻ ấy của ngày cân, tôi chợt thấy lòng mình cũng rạo rực bao cảm xúc về con người, về sự sống thuận hoàn, trôi chảy; và như là một thôi thúc tự nhiên, tôi tìm vẻ châm ngôn sống của riêng mình. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng một lần băn khoăn những suy nghĩ về lí tưởng sống hay nói cách khác đi tìm một châm ngôn sống cho chính mình. Bởi đó là kim chỉ nam, là ngọn đuốc dẫn đường cho chúng ta trên hành trình cuộc sống. Là một thanh niên thế hệ hôm nay, tôi cũng luôn tâm niệm về một lẽ sống: Sống dũng cảm – không bao giờ bỏ cuộc. Báo Hoa học trò – một tờ báo cho các bạn trẻ, trẻ tuổi đời và trẻ tấm lòng – từng phát động cuộc thi viết “Sống dũng cảm”. Và tôi nhận ra tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của mỗi người. Dũng cảm là phẩm chất của con người dám đối mặt và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Sống dũng cảm sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Tất nhiên, đôi khi dũng cảm rồi mà vẫn thất bại nhưng chắc chắn dũng cảm sẽ giúp bạn chiến thắng chính mình. Trong cuộc sống luôn có những khó khăn mà bạn không ngờ đến. Đôi khi nó đến với ta bất ngờ, nó đáng sợ làm ta không dám tiến ước. Lòng dũng cảm sẽ thúc đẩy ta đi tới. Sống dũng cảm sẽ giúp ta đi đến tận cùng của con đường không bỏ dở giữa chừng. Và đó chính là ta đã chiến thắng chính mình, Hê-minh-uê đã từng phát biểu: “Con người sinh ra không phải dành cho thất bại, con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”. Lòng dũng cảm sẽ cho ta niềm tin để đi tới, để không bị kìm bước bởi sự hèn nhát hay run sợ. Trong cuộc sống xã hội ngày nay có biết bao cám dỗ, bao cạm bẫy, lòng dũng cảm sẽ giúp ta vượt qua chúng để vững bước trên con đường tương lai. Với thế hệ trẻ thì lòng dũng cảm càng có một vai trò quan trọng. Bởi con đường trước mắt chúng ta còn quá dài với biết bao cơ hội và thử thách. Không phải chỉ trong chiến tranh ta mới cần đến lòng dũng cảm mà ngay trong thời bình chúng ta cũng cần nó biết bao. Tôi hiểu rằng xác định phương châm ấy không khó nhưng để làm theo nó thì hoàn toàn không dễ. Dũng cảm không phải là dám xếp bút nghiên theo nghiệp binh đạo, như thanh niên trong thời đánh Mĩ. Với tôi cũng như các bạn trẻ hôm nay, dũng cảm được thể hiện trong những việc làm đơn giản và gần gũi. Dũng cảm không phải là khi đèn đỏ, đường đông, mọi người dừng lại bạn vượt lên đi trước. Dũng cảm là khi đèn đỏ và đường vắng mọi người vuợt lên còn bạn ở lại chở đèn xanh. Dũng cảm không phải là khi bạn cầm dao rạch vào tay mình, dám nhảy xuống sông tự tử. Dũng cảm không phải khi bạn dám chết mà là khi bạn dám sống. Tôi biết rằng con đường mình trải qua sẽ nhiều đá, sỏi, chông gai, có thể tôi sẽ vấp ngã, sẽ thất bại nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc, sẽ cố gắng để dũng cảm bước tiếp. Lòng dũng cảm có người có sẵn có người chưa, nhung nếu chúng ta quyết tâm rèn luyện sẽ có được nó. Tôi sẽ cố gắng để từ những việc nhỏ nhất: không quay bài trong giờ kiếm tra, dám nhận lỗi khi mắc lỗi,.. để dần hình thành cho mình lòng dũng cảm. Tôi còn nhớ mãi câu nói của thầy giáo tôi: “Ở đâu có chiến đấu ở đó có chiến thắng.” Tôi sẽ dũng cảm chiến đấu để ít nhất cũng chiến thắng bản thân mình. Tất nhiên lòng dũng cảm, dám thực hiện không phải là tất cả, tôi vẫn cần trước hết và trên hết tình yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, vẫn cần cố gắng, nỗ lực không ngừng. Lòng dũng cảm thật quan trọng biết bao. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện được phương châm ấy. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ dũng cảm để theo đuổi phương châm sống đã đặt ra. Những câu hát lại vang lên rộn ràng: Tuổi trẻ tương lai quê hương đang gọi mời. (Bài đoạt giải Nhất – 16,5/20 điểm)
NHẬN XÉT
Bài làm đã đáp ứng khá cơ bản những yêu cầu đặt ra trong đề bài. Văn viết có cảm xúc, có giọng điệu riêng. Ở câu 2: Người viết cơ bản hiểu đúng vấn đề được đặt ra trong đề bài: Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Với vốn kiến thức lí luận văn học khá chắc chắn, người viết xác định được thế nào là nhà nhân đạo lớn trong sáng tác văn học, từ đó đưa ra cách hiểu ý kiến được nêu trong đề bài khá sâu sát: Có thể nói quan niệm nghệ thuật cốt lõi của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật về con người mà biểu hiện chính là cách nhìn của nhà văn. Văn chương có nhiệm vụ không phải tái hiện thế giới mà thể hiện khát vọng của con người. Xét cho cùng thể hiện đời sống nội tâm, cảm xúc của con người chính là cách nhà văn đa tác phẩm của mình đến bến bờ nhân đạo. Hay: Mọi sáng tác của người nghệ sĩ chân chính đều chung mục đích là đổ ra dòng sông nhân bản… Văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan bên ngoài mà còn, quan trọng hơn, cần thiết hơn là hướmg vào thế giới chủ quan bên trong con người. Những tác phẩm sống mãi với thời gian là những bức tranh về đời sống tâm hồn con người qua các thời kì; bởi, xét cho cùng lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn con người. Người viết rất tinh khi lựa chọn đoạn trích Nỗi thương mình (Trích – Truyện Kiều) của Nguyễn Du và truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ vấn đề. Phần cảm thụ viết có chọn lọc, bàn trúng vấn đề. Có những ý văn viết chắc tay, ví dụ như đoạn: Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đã có một bước tiến thật xa so với các nhà nho đương thời. Ông không chỉ “trông thấy”, cảm nhận được tâm trạng của một cô gái lầu xanh mà còn biết “đau đớn lòng” trước cảnh ngộ tấm thân ngà ngọc bị nhơ nhuốc trong những cuộc hoan lạc của bao kẻ đàng điểm. Nếu những nhà Nho xưa tránh nói đến thân xác vì cho đó là dung tục, tầm thường thì Nguyễn Du lại coi thân xác như một phạm trù giá trị. Ông ca ngợi vẻ đẹp của thân xác và từ thương thân, xót thân ông đòi quyền sống, quyền công bằng thực sự cho thân. Đây là một ý thức rất sâu sắc và toàn diện về con người. Tuy nhiên, phần lí luận, người viết mới hiểu cơ bản vấn đề, luận bàn còn chưa sâu, chưa thực sự thuyết phục. Ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đúng đắn và sâu sắc về con người trong sáng tạo nghệ thuật, thái độ trân trọng quyền được biểu hiên thế giới bên trong của con người cũng như việc chú ý đến đời sống nội tâm và cảm xúc như một yếu tố quan trọng làm nên chiều sâu nhân bản và cả hình thức ý đặc sắc của tác phẩm văn học đồng thời là một định hướng cần thiết để tiếp nhận sâu sắc hơn giá trị của văn chương nghệ thuật, vì thế, chưa thật được luận giải kĩ lưỡng. Ở câu 1: Người viết chọn cho mình châm ngôn sống: Sống dũng cảm – không bao giờ bỏ cuộc. Người viết đã hiểu đúng về lối sống dũng cảm khi cho rằng: Dũng cảm là phẩm chất của con người dám đối mặt và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tiếp đó, người viết đã phần nào lý giải được nguyên nhân lựa chọn và phác thảo được châm ngôn: Sống dũng cảm không bao giờ bỏ cuộc. Cách luận bàn ngắn gọn, có phần sáng tạo. Tuy nhiên, cảm tưởng như viết hơi vội vàng (phải chăng do thiếu thời gian?). Vì vậy, vấn đề chưa được bàn sâu, nhìn rộng, nhìn nhiều chiều. Một điều nữa người đọc cảm thấy chưa hài lòng là thiếu sự cân đối giữa câu 1 và câu 2.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|