Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 4)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2012 (BÀI LÀM SỐ 4)
Câu 1. Tôi còn nhớ mãi câu nói của nhà khoa học Ma-ri Quy-ri: “Trên đời này không có điều gì khiến chúng ta phải sợ, chỉ có những điều khiến chúng ta phải nghĩ”. Thật vậy, câu nói được rút ra từ sự chiêm nghiệm của một cuộc đời, một con người tận tuỵ cho công việc, cho lẽ sống của chính mình. Câu nói mãi mãi là phương châm sống đúng đắn của mọi thời mà tôi luôn nhìn vào đó để răn mình mỗi lúc khó khăn trong cuộc sống. Hẳn chúng ta đều biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng trai của đất Tây Nguyên đầy nắng gió đã dám từ bỏ Đại học Y để theo đuổi ước mơ đem nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên ra khắp năm châu. Đó là biểu hiện của một tâm hồn, một trí tuệ dám nghĩ dám làm và cao hơn hết thảy, chàng trai ấy đã không sợ những lần thất bại, những khó khăn thử thách đang đón đầu phía trước để mà dấn thân theo đuổi ước mơ của mình. Đó còn là Bin Ghết cũng từ bỏ giảng đường đại học để theo đuổi ước mơ làm giàu, là Mắc-zu-ke từ bỏ đại học Ha-vớt danh giá để sáng tạo ra mạng xã hội Facebook như ngày nay. Ai trong chúng ta cũng có trong mình một ước mơ, một hoài bão và khát vọng, dù lớn hay nhỏ thì tất cả cũng đều thể hiện khát khao khám phá, tìm tòi và sáng tạo, chinh phục cuộc sống của mỗi chúng ta. Là một thanh niên của thế hệ hôm nay, cả tôi, cả bạn, cả chúng ta đều có cho mình một ước mơ, một hoài bão và luôn cố gắng thực hiện nó từng ngày. Những lúc như thế, ta luôn nghĩ đến sự tự hoàn thiện chính bản thân mình, sửa chữa những khiếm khuyết và phát huy hết khả năng của bản thân. Và, tôi cũng tin chắc rằng nếu ai cũng có ý thức tự hoàn thiện mình như thế thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn, hạnh phúc hơn. Quay lại câu nói của nhà khoa học Ma-ri Quy-ri ta nghiệm điều trong cuộc sống. Cuộc đời là chuỗi của những biến thiên và thay đổi, cùng tồn tại trong cuộc đời đó, mỗi chúng ta cũng không nằm ngoài những quy luật ấy. Có những lúc thành công nhưng cũng có những lúc ta thất bại bởi “không có con đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân không thấm đau vì những mũi gai. Thất bại là lẽ thường tình trong cuộc sống, những người không bao giờ bị thất bại hoặc sợ thất bại thì cả đời này người đó không làm được gì cả. Điều cốt yếu và cũng là nền tảng vững chắc nhất của một con người hiện đại là sự tự tin, mạnh mẽ, vượt lên mọi sự yếu đuối, sợ sệt của bản thân để thực hiện những ước mơ, hoài bão và khám phá những bí ẩn của cuộc sống đa diện nhiều chiều. Sự mạnh mẽ, dám suy nghĩ trước mọi khó khăn thử thách sẽ cho ta sức mạnh, niềm tin để tiến đến thành công, xoá đi sự yếu đuối của bản thân. Dám suy nghĩ nghĩa là ta đã dám đối thoại với chính cuộc đời này, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, tù túng, bị động mà luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới giống như ngọn lửa càng nấu thêm cho quyết tâm, cho ý chí của mỗi người. Hê-ghen dã ting tâm sự “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”. Sự thật ở ở đây là những quy luật cuộc sống luôn cần ta giải mã để rút ra được những chân lí cuộc sống, có thể nó nghiệt ngã, thất vọng nhưng dẫu sao chúng ta đã dám đối diện với chính nó và cũng có thể thay đổi nó, chỉ cần trong bạn luôn có một niềm tin, một ý chí. Đến với đất nước Hy Lạp hắn ta vẫn còn nhớ một Ác-si-mét sau bao ngày trăn trở, nghĩ suy đã tìm ra được phương pháp tính áp lực của vật thể, giây phút hân hoan, vui sướng ấy thế hiện trên nét mặt và những hành động của nhà khoa học vẫn mãi còn trong tâm trí của mỗi chúng ta. Ha-san – nhà hiền triết người Hồi giáo đã từng trăng trối trước khi qua đời: “Điều thiết yếu nhất trong cuộc sống là luôn làm một học trò”. Phải chăng, cuộc sống là một bài học lớn không bục giảng luôn dạy cho chúng ta từng ngày, từng giờ với những bài học, những chân lý mà đôi khi ta không ngờ tới: bài học của tình yêu thương, lòng nhân ái, sự bao dung, vị tha, bài học của sự cho và nhận. Là một thanh niên của thế hệ hôm nay, hơn bao giờ hết trong tôi luôn thấy quý mến và yêu thương quê hương, đất nước của mình; yêu những con đường ngày ngày đến lớp. yêu những mùi hương cam thoang thoảng mang nặng nỗi đau và sự rắn rỏi, gân guốc bộc trực của tâm hồn Nam Bộ được phản ánh chân thật trong những trang văn của Nguyễn Thi. Xác định được điều đó, ngay từ bây giờ, với vai trò của một người học trò, chúng ta vẫn còn nhiều lắm những phải học, phải làm, không chỉ vì bản thân, gia đình mà còn cho đất nước, cho Tổ quốc thân yêu, máu thịt. Mạnh mẽ hơn trước những khó khăn, không khuất phục mỗi khi thất bại, không tự mãn những lúc thành công, rèn luyện ý chí, nghị lực kiên cường để thực hiện hoài bão, ước mơ, khám phá cuộc sống, không những thế, đó cũng là cách để ta đối phó với cái xấu, cái ác trong xã hội. Hãy tư duy, suy nghĩ nhiều hơn, cố gắng giải mã những điều mình chưa hiểu, chưa tỏ tường dù rằng có thể ở hiện tại ta cảm thấy chán nản hay bất lực nhưng giây phút ta hiểu được nó chính là giây phút tuyệt vời nhất của cuộc đời mà ta cảm nhận được. “Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ, chỉ có những điều khiến chúng ta phải nghĩ”. Nỗi sợ chỉ bắt nguồn và xuất hiện khi ta không dám đối mặt để giải quyết nó mà thôi. Vì thế, hãy gạt đi sự tự ti, nỗi sợ hãi của quá khứ và những suy nghĩ tiêu cực là mình sẽ không bao giờ làm được bởi đó là liều thuốc độc giết chết chí tiến thủ của mỗi chúng ta mà nói như Pla-tông: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất”. Cuộc sống có những điều khiến chúng ta phải nghĩ, phải trăn trở. Đó có thể là những suy nghĩ để tìm ra một chân lí đúng đắn, suy nghĩ những ý kiến, những góp ý của mọi người xung quanh để rút tỉa ra những bài học, không cố chấp hay đặt cái tôi của minh quá lớn mà bỏ qua những bài học đúng đắn ấy để rồi dẫn đến mủ quáng, sai lầm. Thực tế trong xã hội ngày nay, vẫn có không ít người hành động theo bản năng, thiếu đi sự suy nghĩ chín chắn, sống yếu đuối, buông xuôi trước những khó khăn và hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đó là những bạn trẻ ở trường Lê Khiết (Quảng Ngãi) vì thi trượt đại học mà đâm ra chán nản, dẫn đến những việc làm thiếu suy nghĩ là tự tử. Hành động đó không chỉ là làm khổ bản thân mà còn làm khố cho cả gia đình, những người thương yêu ta. Ta thử hỏi, giữa bao ngân sách của trí óc, có ngăn nào họ để dành mà nghĩ suy về chính mình hay chưa. Đó còn là Mi Sói, Lê Văn Luyện chỉ vì không làm chủ được bản thân, rơi vào cám dỗ để rồi giờ đây phải đối mặt với song sắt lạnh ngắt của nhà tù khi tuổi đời còn quá ít. Cách đây ít tháng báo chí cũng vừa dang tin về cái chết bi thảm của bé Duyệt Duyệt, bé đã ra đi trước sự thờ ơ, thiếu vắng tình thương của mười tám con người qua đường. Những ngọn nến thay lời xin lỗi thắp lên cho linh hồn bé bỏng ấy và cũng là ngọn nến nơi góc khuất, là lương tâm của mỗi con người ra ánh sáng để nghĩ suy về tình người, tình đời. Cuộc sống là một sự chạy đua không mệt mỏi để đi đến cái đích của ước mơ của hạnh phúc, của sự tự hoàn thiện chính bản thân mình. Cả Bin Ghết, Đặng Lê Nguyên Vũ, Ác-si-mét. đã không ngừng nghỉ để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Sẽ chẳng có nấc thang tận cùng nào để so sánh ai hơn ai, điều quan trọng là đã suy nghĩ, đã học được gì từ những nơi ta đứng mà thôi. Là những thanh niên tràn trề sức trẻ hẳn bạn cũng đã xác định cho mình một phương châm sống, một lẽ sống để theo đuổi, với tôi đó là sự không khuất phục, không sợ hãi, dám nghĩ và làm theo những gì lương tâm mình thấy đúng đắn, những lúc như the trong lại vang vọng lời tâm niệm của Ma-ri Quy-ri: “Trên đời này không có điều gì khiến chúng ta phải sợ, chỉ có những điều khiến chúng ta phải nghĩ”.
Câu 2. Cuộc sống có bao điều ta nâng niu, quý trọng. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân dung vị thần công lý, người khác lại yêu cái sắc vàng rực rỡ như gói cả tâm tình của người nghệ sĩ trong Mùa thu vàng của Lê-vi-tan. Riêng tôi, tôi lại yêu những khám phá mới mẻ, những phát hiện sâu sắc đậm tính nhân đạo về con người, qua mỗi tác phẩm nghệ thuật mà nói như ý kiến sau: “Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc”. Cùng đắm hồn mình trong các tác phẩm văn học trung đại và hiện đại để hiểu và cảm hon lời tâm niệm ấy Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nga vĩ đại M. Go-rơ-ki lại cho rằng “Văn học là nhân học”. Một văn hào đã từng trải qua bao cay đắng cuộc đời để cuối cùng mang trên đôi vai mình thiên chức của một nhà văn – nhà nghệ sĩ ấy đã thấu hiểu được rằng: Trung tâm của mọi sáng tạo nghệ thuật chính là con người. Và, có một sự đồng điệu nào chăng mà ở đất nước Việt Nam cũng có một nhà văn là Nguyễn Minh Châu đã từng bộc bạch: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Mang trong mình thiên chức của người nghệ sĩ là nâng niu và sáng tạo cái đẹp ở giữa cuộc đời, hơn bao giờ hết ở mỗi nhà văn, nhà thơ luôn tâm niệm một điều và có lẽ cũng là quy luật bất di bất dịch để mỗi người nghệ sĩ mang theo suốt cuộc đời là hướng đến con người với một đời sống nội tâm và cảm xúc. Bởi lẽ, văn học sẽ là gì, sẽ đi về đâu nếu nó xa lạ với chính con người và không nói lên được một cách chân thật tình cảm, cảm xúc của con người. Sê-khốp đã từng tri ngộ: “Mỗi nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Thật vậy, mỗi người nghệ sĩ khi cầm bút cũng chính là lúc mở rộng vòng tay, giương đôi mắt để nhìn đời, nhìn người sâu sắc, truyền vào trang văn, trang thơ tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ mà nói như Nguyễn Minh Châu, đại ý rằng: Nhà văn tổn tại giữa cuộc đời để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ bị cái xấu, cái ác dồn đến chân tường, bênh vực cho những người không còn được ai bênh vực. Ý kiến trên đã nói được nhiệm vụ của văn học, cái tài cái tâm của người cầm bút cùng sự sáng tạo trong nghệ thuật để gửi vào trang viết một cách nhìn”, “một cách xúc cảm riêng về con người”. Hon ba trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết về nỗi đau đớn đến tột cùng của nàng Kiều trong tình cảnh “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn, phải hi sinh mối tình đẹp, trong trắng để đáp đền chữ hiếu với giây phút trao duyên” nghẹn ngào cả tâm can: Сậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Không dùng “nhờ” mà dùng “cậy”, không dùng “nhận” mà dùng “chịu”, điều này không chỉ thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí nhân vật mà còn nói hộ cho nỗi đau tột cùng, cho sự khẩn khoản van nài của một người chị đối với em gái mình. Nó mang sắc thái chân thành biết bao, giữa bao sóng gió, nghịch cảnh xảy đến với mình, vậy mà Kiều vẫn nghĩ đến người yêu đủ để thấy một nội tâm phong phú, phức tạp của bao cung bậc cảm xúc gói gọn trong một chữ “yêu” nặng tình, nặng nghĩa. Viết về Kiểu nói riêng và những thân phận tài hoa bạc mệnh khác nói chung như nàng Đạm Tiên, nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du không hề đứng ngoài cuộc mà luôn sống, luôn cảm và hiểu cho những đau đớn, trái ngang mà những nhân vật của mình phải chịu đựng. Không biết Nguyễn Du đã khóc bao nhiêu lần trên từng con chữ đầy xót xa mà sao ta nghe day dứt đến thế? Bất giác trong đội chợt nhớ đến thư của Chế Lan Viên: Anh sinh vào thế kỉ nhiều tà huy mưa bụi Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên Nỗi đau anh trùng với nỗi đau nhân loại Mọi câu Kiều hoá thạch cuộc đời riêng, (Nghĩ thêm về Nguyễn) Lê Ngọc Trà đã từng nói rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Con người dù ở phương diện nào cũng đều là trung tâm của mọi sự sáng tạo nghệ thuật. Dù là viết về thiên nhiên, đồ vật hay con vật như Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, một Mùa xuân chín đượm tình quê trong thơ Hàn Mặc Tử cũng đều thấp thoáng bóng dáng của con người, người đọc như thấy được ở đó những ánh mắt, những nụ cười hay những nghĩ suy rất thật của con người. Ngay từ thơ văn Lí, Trần hình ảnh con người đã xuất hiện tuy con nhin ở phương diện của tập thể, của cộng đồng: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khi mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tứ còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Phạm Ngũ Lão, Thuật hoài) Một nỗi thẹn đủ nói lên cả nhân cách của người quân tử mang trong mình một chí làm trai đầy hùng dũng, oai nghiêm. Thế nhưng, dù đã diễn tả được cái thẹn rất cao cả ấy nhưng bài thơ vẫn chưa thấy được bóng dáng của tiếng lòng con người với bao cung bậc của cảm xúc như vui, buồn, mừng, giận. Có chăng là sự khuất lấp vào bình phong kín đáo của cái ta tập thể, cộng đồng. Diệp Tiếp đã từng nói rằng: Thơ là tiếng lòng. Phải chăng vì là tiếng lòng mà nghệ thuật luôn hấp dẫn người đọc bằng sự chân thật của tâm hồn, vọng ra từ đáy con tim của người nghệ sĩ để tìm những tần sóng giao thoa của tâm hồn độc giả. Điều đó đòi hỏi cái tài, cái tâm của con người cầm bút và chức năng, nhiệm vụ của văn học là phản ánh hiện thực, một hiện thực về tâm hồn con người. Mỗi người là tiểu vũ trụ với những đời sống nội tâm và cảm xúc riêng, không ai giống ai, do đó mà tâm hồn của mỗi con người khi phơi trải trên trang văn với những khát khao đầy nhân bản, nhân văn mà bằng chính tấm lòng nhân đạo của mình, bằng sự cảm thông, trân trọng, yêu thương chia sẻ của mình, người nghệ sĩ đã nói hộ cho biết bao tấm lòng ở giữa cuộc đời này. Một Hồ Xuân Hương đấy ngang ngạnh, luôn quẫy đạp và muốn bứt phá mọi rào cản, mọi định kiến và lễ lối xã hội phong kiến đã đem vào thơ mình một tiếng nói riêng của người phụ nữ, những khúc Tự tình sẽ luôn là những bản đàn ngân vọng mãi cùng thời gian. Một Nguyễn Khuyến bất mãn với thời cuộc để quay về vườn bùi chốn cũ nhưng nào có yên lòng, đọc thơ cụ Tam Nguyên ta luôn bắt gặp đôi mắt đỏ hoe vì lo đời, vì trách phận cùng những cái xao động xuyến xao của coi lòng trước cái tĩnh lặng của bức tranh thu Bắc Bộ. Và một Tú Xương đẩy xương xẩu, góc cạnh với những tiếng cười gần như “mảnh vỡ thuỷ tinh” đã nói lên biết bao bi phẫn, căm giận: Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ Giương mắt trông chi buổi bạc tình. Viết về người cũng chính là viết về mình, là sự giãi bày cho một đời sống nội tâm đầy phong phú với những cảm xúc rất riêng. Thoảng nghe đâu đây phong vị một chất thơ dịu dàng của những trang văn Thạch Lam, một chất thơ được chiết xuất ra từ một tấm lòng, một trái tim của người nghệ sĩ. Ai đó đã từng nói rằng đọc văn của Thạch Lam thấy thơm tho cả tâm hồn. Nhân vật trong văn ông là những con người nhỏ bé như những người phụ nữ, những người già hay những trẻ em nhỏ. Những câu chuyện không có cốt truyện mà khơi sâu vào tâm hồn người những khám phá, những cảm xúc đầy mơ hồ, mong manh, tinh tế. Đó là hai chị em An và Liên trong Hai đứa trẻ. Những tâm hồn trẻ thơ bị đặt vào một vũ trụ già, cằn cỗi, không còn một chút vi mạch nào của sự sống. Thế nhưng, cay đắng cuộc đời vẫn không thể phủ bụi mờ trên những tâm hồn trẻ thơ ấy. Một cái mơ hồ khó hiểu của tâm trạng Liên gợi lên từ đầu thiên truyện: “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Chỉ với vài câu văn ngắn gọn mà Thạch Lam đã nói lên được cái nao nao khó hiểu của tâm hồn, cái buồn tẻ của cuộc sống và những nghĩ suy về thân phận con người. Phải có đôi mắt tinh tường để nhìn sâu vào tâm hồn con người, một trái tim ăm ắp tình thương yêu mới có những trang văn đậm chất thơ như thế. Câu văn lơ lửng giữa cuộc đời như vọng hoài câu hỏi đầy day dứt về cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp của con người. Chẳng dễ gì mà nhà văn lai có thể nắm bắt những tinh vi của tâm hồn Liên vào cái buổi chiều tàn như thế, bởi lẽ “xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với những người thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam trân trọng cuộc sống, quý mến cuộc sống. Ngày nay, đọc lại Thạch Lam vẫn “thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của một tác phẩm có cốt cách văn học.” (Nguyễn Tuân) Từ trái tim đến trái tim, văn học bắt nhịp cầu giao cảm bằng những nghĩ sâu sắc. Mỗi người nghệ sĩ khi sáng tạo nên một tác phẩm luôn gửi cái tâm nhân đạo trong đó. Không chỉ có thế, nếu cái tâm làm cho giá trị của tác phẩm mãi suy vang xa đến muôn triệu trái tim thì cái tài lại giúp tác phẩm ấy neo đậu mãi trong lòng mọi người. Một trái tim lớn cần được nâng đỡ trên một cái tài lớn. Ép-tu-sen-cô sau khi gần như đi hết con đường kiếm tìm cái đẹp giữa cuộc đời này đã tâm niệm rằng: Tự tử với đời nghệ sĩ không phải là phát súng hay sợi dây thừng mà là khi ngồi vào bàn viết, không đem đến một cái gì mới mẻ thì hoá ra anh ta đã tự tử từ lâu rồi. Cái tài đấy chính là sự sáng tạo của người nghệ sĩ, là cái giọng nói riêng không thể tìm thấy trong bất kì cổ họng của một người nào khác, bởi “văn chính là người” (Buy phông). Một cái nhìn sâu sắc về con người không phải là sự lặp lại tẻ nhạt, giản đơn về những điểu, những việc mà ai cũng biết cả rồi” (Nguyễn Đình Thi). Văn học sẽ đi về đâu nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm khác? Cùng đặt chân mình trên mảnh đất của hiện thực cuộc sống nhưng không phải dấu chân nào cũng trùng khớp với nhau. Bước vào làng văn học hiện thực phê phán khi tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã rực rỡ trên văn đàn, những trang văn của Nam Cao vẫn mãi neo đậu trong trái tim bao thế hệ. Nếu các nhà văn hiện thực khác khám phá con người ở đói nghèo vật chất vì sưu cao thuế nặng vì bị cướp hết ruộng đất thì Nam Cao lại cho người đọc thấy những đau đớn tinh thần động chạm sâu xa đến tâm hồn con người là miếng ăn, là sự tha hoá của cả nhân hình lẫn nhân tính, từ đó lên tiếng kêu hãy cứu lấy nhân phẩm trong trái tim con người. Đoạn văn miêu tả tâm trạng Chí Phèo tỉnh dậy sau một cơn say và sau sự chăm sóc thô thiển mà ân tình của Thị Nở đã diễn tả cái nao nao của phần người trong tâm hồn của một con quỷ dữ. Hắn thấy buồn, hắn lắng nghe những âm thanh của cuộc sống và nghĩ đến quá khứ với bao đau khổ và nghĩ đến tương lai mờ mịt, cô độc của chính mình. Đó là cảm xúc rất chân thật của một con người từ tỉnh rưou đến tỉnh ngộ để nhận ra biết bao điều trong cuộc sống với những ước mơ bình di thôi, bé nhỏ mà với Chí bây giờ sao xa vời quá. Viết về những người dân cùng ấy, ngòi bút Nam Cao tưởng như lạnh lùng, khách quan đến tàn nhẫn nhưng ẩn sâu bên trong là một tấm lòng nhân đạo đầy ấm nóng. Dòng chảy của văn học vẫn cứ mải miết chảy xuôi, len lỏi vào những góc khuất của tâm hồn con người để nảy ra những hạt ngọc quý ẩn kín trong tâm hồn. Đó là tấm lòng của một người mẹ thương con phải chịu một cuộc đời bao cay đắng, tủi nhục “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; là cái nhận thức đầy ân hận của một người cháu từ quá vô tư dẫn đến vô tâm trước nấm mộ của người bà trong Đò Lèn của Nguyễn Duy. Không biết có một sự đồng điệu và tri ngộ nào chăng mà nhà văn, nhà thơ trên mọi miền thế giới đều gặp nhau ở sự khám phá đời sống nội tâm và cảm xúc, cùng những khát vọng của con người. Đó là nàng An-na Ka-rê-ni-na trong tác phẩm cùng tên của Lép Tôn-xtôi, là lão Xan-ti-a-gô dù ròng rã bao ngày trên biển nhưng vẫn không từ bỏ khát vọng chinh phục những hoài bão, những ước mơ của mình trong cuộc sống. Ý kiến trên thật đúng đắn. Nó đặt ra cho người nghệ sĩ yêu cầu về tài, cái cùng những sáng tạo nghệ thuật chân chính để đem đến cho đời những “tờ hoa” về tâm hồn con người. Với bạn đọc, phải cảm nhận bằng tất cả trái tim, sống với tác phẩm để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác phẩm nghệ thuật mang lại để đời sống văn học thực sự là vòng tròn hoàn hảo của bộ ba nhà văn – tác phẩm – độc giả. Cuộc sống với biết bao điều ta nâng niu, quý trọng. Bức phù điêu vẫn ai xanh với màu xanh của công lý, sắc vàng của mùa thu vẫn neo mãi trong tâm hồn người và mỗi tác phẩm nghệ thuật sẽ còn mãi với gian bởi nó nói lên một cách chân thật tâm hồn con người. (Bài đoạt giải Nhì 16/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng khá cơ bản những yêu cầu đặt ra trong đề bài. Diễn đạt tương đối lưu loát và trong sáng. Văn viết có cảm xúc, có hình ảnh. Ở câu 1: Người viết chọn cho mình châm ngôn sống là câu nói của Ma-ri Quy-ri: Trên đời này không có điều gì khiến chúng ta phải sợ, chỉ có những điều khiến chúng ta phải nghĩ. Người viết đã luận bàn khá rõ để khẳng định Trên đời này không có điều gì khiến chúng ta phải sợ, kể cả những khó khăn, thất bại, cái xấu và cái ác. Từ đó người viết bàn đến vấn đề quan trọng là chỉ có những điều khiến chúng ta phải nghĩ. Người viết cho rằng: Dám suy nghĩ nghĩa là ta đã dám đối thoại với chính cuộc đời này, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, tù túng, bị động mà luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách… Theo người viết, những điều khiến chúng ta phải nghĩ đó là: bài học của tình yêu thương, lòng nhân ái, sự bao dung, vị tha, bài học của sự cho và nhận… suy nghĩ để tìm ra một chân lí đúng đắn, suy nghĩ những ý kiến, những góp ý của mọi người xung quanh để rút tia ra những bài học về cách sống… Nhìn chung, với hệ thống lí lẽ sâu sắc, hệ thống dẫn chứmg đưoc chon lọc, mang âm hưởng của cuộc sống đương đại, người viết đã luận bàn khá thuyết phục về châm ngôn sống mà mình đã chọn. Mở bài và kết bài được viết sáng tạo theo kết cấu hô ứg, có sức hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, mạch liên kết của bài viết có phần chưa chặt chẽ giữa các luận điểm khiến đội chỗ còn tản mạn. Ở câu 2: Ưu điểm nổi trội của bài viết là lối viết phóng túng với vốn kiến thức lí luận cũng như vốn kiến thức về tác phẩm khá phong phú, cách dẫn dắt, thẩm binh hấp dẫn, có cảm xúc và có chiều sâu. Phần lí luận, người viết đã chỉ rõ: quy luật bất di bất dịch để mỗi người nghệ sĩ mang theo suốt cuộc đời là hướng đến con người với một đời sống nội tâm và cảm xúc. Cảm thụ tác phẩm để chứng minh cho lời nhận định, người viết có cái nhìn xuyên suốt từ văn học trung đại đến văn học hiện đại qua nhiều tác phẩm và phần nào đã làm sáng rõ vấn đề: Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Vãn viết có giọng điệu, ngôn ngữ có chọn lọc và gia công. Bên cạnh những ưu điểm, có một số vấn đề cần trao đổi với người viết. Thứ nhất, lý luận viết chưa sâu, chưa luận bàn rõ về cách nhìn con người, đặc biệt việc chú ý đến đời sống nội tâm và cảm xúc như một yếu tố quan trọng làm nên chiều sâu nhân bản và cả hình thức đặc sắc của tác phẩm văn học; đồng thời cũng chưa chỉ rõ đây là một định hướng cần thiết để tiếp nhận sâu sắc hơn giá trị của văn chương nghệ thuật. Thứ hai, phần cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định hơi tham về số lượng nên viết chưa sâu, chưa có điểm nhấn.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|