Bài văn đạt giải quốc gia năm 2013 ( Bài số 1)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2013 ( Bài số 1)
ĐỀ BÀI
Câu 1. (8,0 điểm) Fu-kun wa Yu-ki-chi viết: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. (Khuyến học hay những bài học vẻ tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản – Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 24). Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm) Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc – Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận,… của con người. Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
YÊU CẦU LÀM BÀI
Câu 1
– Vấn đề đặt ra trong ý kiến là khẳng định vai trò, tầm quan trọng của học vấn đối với việc xác định vị thế xã hội, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cho mỗi người. – Vấn đề đặt ra mang tính đối thoại, vì vậy rất cần có cái nhìn đa chiều, có tính phản biện. Qua bài viết, người đọc phải thể hiện được kĩ năng phát hiện vấn đề, phân tích, lý giải, bàn bạc đánh giá, đặc biệt kết hợp nhuần nhuyễn lí luận và liên hệ đời sống văn hoá xã hội. Chú thích Fukuzawa Yukichi (1834 – 1901), nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội Nhật Bản cận đại, được người Nhật tôn vinh là Vôn-te của Nhật Bản. Với bạn đọc Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của ông không còn là điều mới mẻ gây chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản thời Minh Trị. Tuy nhiên, nhiều quan điểm của ông vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với chúng ta trên con đường hiện đại hoa đất nước. Bởi lẽ, muốn hiện đại hoá đất nước, trước hết phải hiện đại hoá tư tưởng, nhận thức của moi ngưới, nhất là những người trẻ tuổi.
Bài làm cần đạt được một số ý chính sau:
– “Học vấn” theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, 1996, là “những hiểu biết nhờ học tập mà có (nói khái quát)”. Theo đó, học vấn cũng chính là sự tích lũy, là sự chiếm lĩnh tri thúc của mỗi người. – “Bình đẳng” (hiểu theo nghĩa là “sự giống nhau”, “ngang bằng nhau”), bao gồm: bình đẳng về cơ hội và thách thức, bình đẳng về quyền làm người, do đó cũng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật. – Ý nghĩa của câu nói: khẳng định vai trò, tầm quan trọng của học vấn đối với việc xác định vị thế xã hội, ý nghĩa cuộc sống cho mỗi người. Trong khi giải thích, cần làm rõ mối quan hệ giữa hai vế của ý kiến nêu trong đề bài.
– Trong đời sống xã hội, giữa người với người luôn tồn tại sự khác biệt, đã được nhận thức, lí giải theo nhiều cách khác nhau (thiên mệnh, huyết thống, chủng tộc, giai cấp..). Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi giải thích sự khác biệt nếu có là “do học vấn”. Cách giải thích của ông thể hiện niềm tin vào vai trò quyết định của con người đối với chính họ. Sự khác biệt này bao gồm khác biệt nhờ học vấn và nhờ ảnh hưởng của cá nhân đối với cộng đồng xã hội. – Để hiểu đúng ý nghĩa của câu nói, cần thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa hai vế “mọi người sinh ra đều bình đẳng” và “nếu có khác biệt là do học vấn”. – Quan điểm của Fu-ku-za-wa Yu-ki-chỉ giúp mỗi người hiểu được vai trò của học vấn trên con đường xác lập vị trí xã hội, ý nghĩa cuộc sống: có khả năng nắm bắt chân lý, sáng suốt trong hành động, tránh được những sai lầm, nắm bắt nhanh chóng những cơ hội xuất hiện trong cuộc sống, hiểu một cách chính xác, đầy đủ về bản thân; chuẩn mực và linh hoạt trong ứng xử; có khả năng chấp nhận hoặc vượt qua những giới hạn của hoàn cảnh… – Không nên tuyệt đối hoá vai trò của học vấn trong việc tạo lập vị thế xã hội của mỗi con người; không được đồng nhất học vấn với bằng cấp.
– Nêu những tấm gương nhờ học vấn mà trở nên nổi tiếng, có vị thế quan trọng trong đời sống xã hội. – Liên hệ với thực tế đời sống ở Việt Nam; liên hệ đến nhận thức, hành động của bản thân, Câu 2.
Dưới dạng nghị luận văn học, để bài yêu cầu người viết: – Hiểu, đáp ứng đúng yêu cầu có tính mở của để bài; vận dụng được một số kiến thức lí luận (về hình tượng nghệ thuật, thể loại, tác phẩm văn học,…) và kiến thức đọc – hiếu tác phẩm văn học (đã học trong chương trình Ngữ văn THPT) để giải quyết vấn đề; – Có khả năng cảm thụ văn học, có suy nghĩ độc lập; – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; phối hợp linh hoạt các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh (khẳng định, bác bỏ), phân tích, so sánh,… có chủ kiến và diễn đạt tốt.
– Khẳng định: Giá trị “biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người” là cơ sở để các đồ vật, sự vật trong tác phẩm trở thành “sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc”. – Bàn thêm: Trong thực tế, có những tác phẩm văn học hoàn toàn vắng bóng hoặc chỉ thấp thoáng hình ảnh con người. Ở đó, thế giới nhân vật chỉ là hình tượng đổ vật, loài vật (mang tính phúng dụ). Ví dụ: Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương, Nhớ rừng – Thế Lữ, Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài… Trong những trường hợp này, ý nghĩa, giá trị “biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người” càng trở nên quan trọng. Lưu ý: Người viết có thể minh hoạ bằng một số dẫn chứng nêu trong đề bài hoặc lấy thêm các dẫn chứng ngoài.
Định hướng phân tích: – Trong Thuốc của Lỗ Tấn, chiếc bánh bao tẩm máu tử tù chết chém (máu của nhà cách mạng Hạ Du) biểu trưng cho sự mê muội, vô cảm của đám đông dân chúng Trung Hoa bấy giờ và bi kịch của người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Điều đó cho thấy sự đòi hỏi cấp bách phải cách mạng về quan niệm, nhận thức của con người. – Trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, “chữ” (trong bức thư pháp) biểu trưng cho nhân cách toàn vẹn, cao đẹp (tài, dũng, thiên lương) của Huấn Cao; cho khát vọng hướng đến cái đẹp cao quý, thuần khiết của viên quản ngục và thầy thơ lại. Đây là biểu tượng trung tâm, mà thiếu nó, Nguyễn Tuân không thể triển khai ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của ông một cách hiệu quả. – Trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Cửu Trùng Đài biểu trưng cho khát vọng sáng tạo (“mộng lớn”) của người nghệ sĩ Vũ Như Tô (cả phía cao cả lẫn phía xa hoa, mù quáng). Đây là hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, ẩn chứa trong đó số phận của cái đẹp và bi kịch của người nghệ sĩ trong thế kỉ bạo tàn. – Trong Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, đàn ghi ta (cùng âm điệu diệu huyền của nó) biểu trưng cho cuộc đời huyền thoại, cao đẹp của Lor-ca, sức sống bất diệt của những sáng tạo nghệ thuật giàu tính nhân văn, đồng thời cũng biểu trưng cho khát vọng tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật không ngừng và số phận bi kịch của người nghệ sĩ. Trong khi phân tích, cần liên hệ, so sánh, chỉ ra những nét tương đồng, dị biệt giữa các hình tượng, cặp hình tượng trong sự chi phối của quy luật sáng tạo nghệ thuật theo thể loại (tự sự, trữ tình, kịch) và dấu ấn riêng của từng tác giả; chú ý làm nội rõ tính đa nghĩa của hình tượng và có ý thức so sánh 2 tác phẩm trong việc sáng tạo hình tượng.
BÀI LÀM SỐ 1
Câu 1. “Tôi không phải là người khổng lồ. Tôi có tầm nhìn xa vì tôi đứng trên vai của người khổng lồ”. Đó là lời phát biểu khiêm tốn của nhà bác học Niu-tơn khi được ca tụng là nhà khoa học khổng lồ của thế giới. Nó khiến tôi nghiệm ra rằng: con người ta sinh ra trên đời không có kẻ thấp người cao mà chỉ có sự hơn kém về hành trang tri thức. Cũng như Fukuzawa Yukichi đã từng tâm niệm: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn” (Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản). Có ai đó đã từng nói rằng: “Ông trời không sinh ra người đứng trên người. Ông trời không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả do tự học mà ra.” Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi cũng đã thức nghiệm được điều đó để cho ta một quan điểm đúng đắn về vai trò của học vấn. Ta thấy được rằng: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Chúng ta được hưởng mọi quyền lợi tất yếu, không có sự phân biệt đối xử hay phân chia tầng lớp. Cái tạo nên sự khác biệt chính là “học vấn”. Vốn tri thức sẽ làm nên vị thế cho con người trong cuộc đời, sẽ quyết định bản thân chúng ta là kẻ thành công hay thất bại. Tất cả đều do sự học mà ra. Trước những thành công của người khác, con người chúng ta hay tìm cách thanh viên cho sự kém cỏi của mình. Ta cho rằng họ may mắn, ta nghĩ rằng họ có một điều kiện sống tốt, tất cả chỉ là cách an ủi bản thân vô vọng. Thực chất mọi người sinh ra đếu bình đẳng. Ta thẩm nhuẩn tư tưởng ấy từ lời tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ vĩ đại. Chúng ta sinh ra trên cuộc đời đều có quyền được sống và được khẳng định mình. Điều ấy nào ai có quyền kìm hãm? Ai cũng có quyền được ước người, được sống với chính nguyên bản của mình. Không ai được phép ép buộc ta sống như một bản sao. Có đôi chút thua thiệt về mặt tài chính, điều kiện sống nhưng đó chẳng phải là thứ để ta phân bua về sự bình đẳng. Ta được bình đẳng sống bình đẳng thể hiện và bình đẳng ước mơ. Xã hội này luôn công bằng với bất cứ ai! Nhưng nếu xã hội luôn có sự bình đẳng nhạt nhẽo, nhàm chán, ai cũng giống ai thì điều ấy thật tệ hại biết bao! Nó chẳng khác gì một cuộc đời Toả nhị Kiều không ước mơ, không đấu tranh, không cảm xúc. Trước cái nền của sự bình đẳng, con người cần thể hiện vị thể của bản thân bằng vốn tri thức của mình. Học vấn chính là những nấc thang vàng để chúng ta dấn bước trên con đường khẳng định mình. Hành trang của con người trên cuộc đời không thể thiếu tri thức làm vũ khí đấu tranh. Đời là một cuộc hành trình đầy gian truân. Học vấn sẽ là đôi giày đồng hành với ta trên bước đường đầy chông gai đó. Trước một thử thách, một mối nguy nan, học vấn sẽ tạo cho chúng ta niềm tin vào sức mạnh của bản thân. Thử hỏi nếu lúc đó không có xe nâng bước của hành trang tri thức, chúng ta sẽ hoang mang và cảm thấy mất niềm tin đến thế nào! Vốn tri thức cũng cung cấp cho chúng ta bề dày kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề khúc mắc mà lí lẽ đơn thuần của đời sống không thể hoá giải được. Có tri thức trong tay, ta như thêm đôi cánh để tiến nhanh hơn đến bước đường thành công, cũng là tiến nhanh hơn đến dáng dấp của một con người hoàn thiện và dầy bán lĩnh. Học vấn sẽ quyết định vị thế của ta trong cuộc đời và trong con mắt của người khác. Đôi khi ta nghĩ rằng, kinh nghiệm đời sống mới là điều căn cốt của thành công. Nhưng chỉ có học vấn mới thực sự làm nên đẳng cấp cho một con người. Sự học luôn gắn bó với cuộc sống, gắn bó với đạo đức con người. Chính vì thế mà Lu-i Pát-xtơ đã quyết tâm học thật giỏi để cậu bạn kiêu ngạo trong lớp sẽ phải nể phục mình. A-đam Khao cũng say mê học tập dù bị bạn bè trêu chọc, để rồi trở thành một học sinh giỏi dù trước đó ông vô cùng yếu kém. Những con người ấy đểu dã nhận thức được sự quan trọng của học vấn mà ra sức trau dồi. Và có học vấn là có sức mạnh, có học vấn là có niềm tin. Cứ thế ta tiến gần hơn với cái đích của con đường tự khẳng định mình. Bác Hồ đã từng dạy thanh niên rằng: “Có đức mà không có tài thì làm việc cũng khó”. Và quả thực nếu thiếu đi kiến thức ta sẽ thiếu tự tin biết bao trên con đường thành công. Trước những vấn đề đời sống, sao có thể tránh được sự hoang mang khi không thể tìm ra cách giải quyết, vì ta không có kiến thức! Thiếu học vấn coi như là ta lùi một bước với vòng xoay cuộc đời. Khi ngước đầu nhìn lên ai cũng đi trước ta, bản thân mình chỉ là số không vì không học vấn. Khi ấy, liệu ta có giành dược sự tôn trọng của người đời? Không học vấn sẽ mất đi niềm tin, mất đi niềm tin là mất tất cả! Học vấn là hành trang tất yếu của con người trên bước đường đời. Nhưng học vấn luôn phải gắn liền với thực tế đời sống. Những kiến thức trong sách vở, những bài học trừu tượng sẽ chỉ là tri thức chết hoàn toàn vô hiệu trong thực tế cuộc sống. Tiếp thu tri thức luôn phải gắn liền với một quá trình sàng lọc, thai nghén để cho ra một sản phẩm của riêng mình. Nguồn tri thức ấy phải gắn với cuộc sống. Học vấn cũng không phải là ta đưa ra một tấm bằng đại học, đưa ra một chứng chỉ cao cấp thì đã là người có tri thức. Nó chỉ được công nhận khi chúng ta áp dụng một cách nhạy bén vào công việc của mình. Những nhà tỷ phú như Bin Ghết, Steven Job đểu đã từ bỏ trường đại học. Nhưng đã ai nói họ nghèo nàn tri thức. Vì rõ ràng, vốn tri thức đã được họ áp dụng khéo léo vào công việc chuyên môn. Những bằng cấp, chứng chỉ giả dối sẽ không chứng minh được trị thức của bất cứ ai, nếu họ không biết thể hiện nó. Câu nói của Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi đã giúp chúng ta nhận thức được giá trị học vấn. Người ta sinh ra không có kẻ thua thiệt hay người may mắn, tất cả đều do học. Nó thôi thúc tôi học tập vì sự hoàn thiện thay vì điểm số. Nó mở cho tôi chặng đường phía trước. Tôi sẽ học, học vì sự hoàn thiện của chính mình, học theo cách của riêng mình. Đó là sự học gắn bó với cuộc đời thực chứ không phải học như một cái máy được lập trình sẵn. Một tấm bằng hạng A hay hạng B? Điều đó chẳng quan trọng nữa. Điều quan trọng là tôi có học vấn và biết dùng học vấn khẳng định sự khác biệt của mình. Đã có lúc tôi tự đổ lỗi cho số phận. Đã có lúc tôi tủi thân vì thấy mình thua thiệt. Tôi đòi quần áo mới, đòi một chiếc xe mới. Vì tôi nghĩ nó đem lại sự thành công và được coi trọng! Nhưng giờ thì thực sự tôi đã sai! Bản thân tôi đâu thua kém gì bạn bè về điều kiện vật chất! Vẻ ngoài sang trọng chẳng nói lên được điều gì. Chỉ có học vấn mới xứng đáng được coi trọng. “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Nếu có khác biệt là do học vấn”. Niu-ton khác biệt vì ông đã đứng trên vai người khổng lồ tri thức. Chính chúng ta cũng có thể trở thành đặc biệt nhờ vốn tri thức của mình.
Câu 2. Một bát cháo hành đơn sơ mà toả ngát hơi ấm tình thương. Một chiếc thuyền ngoài xa mà ẩn chứa bao mặt khuất lấp, bề bộn của cuộc đời thực. Trong thế giới của văn chương nghệ thuật, những sự vật, đồ vật, ta cứ ngỡ là đơn sơ ở đời thực lại có thể hoá thành bất tử. Từ những sự vật, đồ vật ấy, người nghệ sĩ gói ghém bao nỗi niềm, bao suy tư, trăn trở về con người. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc – Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo). Đó là những đồ vật, sự vật biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận, của con người”. Nguyễn Minh Châu đã từng tâm niệm rằng: “Văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Con người chính là nguyên do tồn tại của văn chương nghệ thuật. Nhưng không phải là trong bất cứ tác phẩm nào hình tượng con người cũng luôn chiếm vị trí đặc sắc nhất. Điều đó tạo ra sự nghèo nàn trong việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Đối tượng của sự phản ánh đối khi là một đồ vật, một sự vật. Nhưng đó không phải đồ vật, sự vật được khắc hoạ một cách vô hồn. Nó chỉ là cái vỏ ẩn dụ mà khi khơi mở ta khám phá được bao ý nghĩa biểu tượng cho con người, từ “nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng” cho dến “số phận”. Câu nói đã xác định một cách đúng đắn vai trò của những hình tượng sự vật, đồ vật trong sáng tác văn học. Qua bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, tất cả đều có thể hoá thành nghệ thuật! Khám phá những tác phẩm nghệ thuật giá trị của nền văn học trong và ngoài nước, ta đều nhận thấy vai trò của những hình tượng đồ vật, sự vật. Hình tượng nhỏ nhưng đủ sức làm nên chỉnh thể lớn. Từ chiếc bánh bao tẩm máu người với công dụng chữa bệnh lao, Lỗ Tấn đã cho ta thấy bao sai lầm trong nhận thức của người Trung Quốc. Từ một công trình kiến trúc kì vĩ – Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng đã khiến ta suy nghĩ bao điều về nghệ thuật. Riêng trong nhận thức của chính mình, tôi muốn chiêm ngưỡng những dòng thư pháp trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tôi muốn say theo tiếng đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Vì ở đó, qua những sự vật, đồ vật rất nhỏ mà bao suy ngẫm sâu sắc của người nghệ sĩ đã được bộc lộ trọn vẹn. Nghệ thuật là một sự khổ hạnh – câu nói của Nguyễn Tuân đã giúp chúng ta hiếu được phần nào về cá tính sáng tạo nghệ thuật của con người tài hoa uyên bác này. Với ông, mọi thứ đều có thể hoá thành nghệ thuật. đều mạng cái đẹp và hướng theo tiêu chuẩn của cái Đẹp. Ông say mê sáng tạo để tìm tòi, khám phá những nét đẹp trong đời sống. Trong Chữ người tử tù, Nguyễn hướng ngòi bút của mình vào hình tượng một bức thư pháp đẹp và quý. Và qua bức thư pháp ấy, độc giả ngộ ra bao giá trị đích thực của nghệ thuật. Bức thư pháp là kết tinh của bao tình cảm, là cả một quá trình hiểu lầm để tiến tới con đường đồng điệu của người tử tù và viên quản ngục. Hai con người là hai kẻ đối địch của hai trận tuyến xã hội nhưng lại là tri âm tri kỉ ở bình diện nghệ thuật. Chính nghệ thuật đã kết liển tất cả, xoá tan mọi hận thù để bụng nở thành tình bạn tri kỷ. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là chữ, những nét chữ thư pháp vuông vẫn thanh tao. Chữ quý không chỉ vì nó được viết rất nhanh, rất đẹp mà nó còn thể hiện khát vọng tung hoành của cả đời người. Nó là khí phách của Huấn Cao, người anh hùng “chọc giời khuấy nước”, dám đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét. Ông chính là con người tiêu biểu cho hình mẫu lý tưởng của người xưa: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, Bức tranh thư pháp đẹp và quý lại được viết trong khung cảnh nhà lao chật hẹp, tường đầy mạng nhện, đất đầy phân chuột, phân gián. Chứng kiến cảnh cho chữ mà ta như nhận thấy huyết lệ của tác giả thấm nhuần trên trang văn. Và dường như bao tinh tuý của hồn văn đã được Nguyễn Tuân vắt kiệt để sáng tạo nên cảnh tượng kỳ tuyệt này. Sau bao hiểu lầm, Huấn Cao đã quyết định cho đi những dòng chữ cuối cùng, ông thể hiện tính cách của một con người biết thay đổi cách nhìn nhận và cũng thể hiện một tấm lòng biết vì người khác khi quyết định cho chữ viên quản ngục. Cảnh cho chữ quả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Người ta thường viết thư pháp trong thư phòng, thu cánh, nơi có trầm hương nghi ngút nhưng giờ đây nó lại dược viết trong cảnh đề lao chật hẹp. Người nghệ sĩ viết thư pháp lại là người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng trong đêm cuối cùng của đời mình. Vượt lên tất cả, cái đẹp đã lên ngôi. Ánh sáng của ngọn đuốc đã xua tan đi bóng tối của nhà tù. Mùi thơm từ chậu mực bốc lên đã xua đi mùi phân chuột, phân gián. Giữa hai con người không còn một khoảng cách nào nữa. Chỉ có người nghệ sĩ đang say mê sáng tạo cái đẹp dưới con mắt của kẻ sùng bái nghệ thuật. Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá phi thường. Nó đã khiến viên quản ngục nhận ra bi kịch sai đường của mình mà rưng rưng nước mắt truớc người tử tù: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã dâng cho văn đàn một bức thư pháp đẹp và quý. Bức thư pháp ấy đã cho ta thấy được nhân cách và khát vọng cao cả của người tử tù. Qua những nét chữ ta nhận thức được sức mạnh cảm hoá của cái đẹp. Người tử tù sau đêm ấy sẽ mãi ra đi nhưng nghệ thuật thì sẽ ở lại với đời, vĩnh hằng theo năm tháng. “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” (Lor-ca). Cây đàn ghi ta của Lor-ca vẫn mãi in hằn trong tâm trí của chúng ta như một huyền thoại gắn bó với cuộc đời người nghệ sĩ tài ba. Thanh Thảo từ những xúc động chân thành về cuộc đời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Lor-ca đã viết nên những vần thơ “đàn ghi ta của Lor-ca” gây rung động lòng người. Lời di chúc của Lor-ca để lại với đời cho ta thấm thía một tình cảm thương mến dành cho quê hương xứ sở. Ông mang theo cây đàn vào lòng đất cũng như mang theo một mảnh hồn gắn bó sắt son với quê hương. Tiếng đàn Lor-ca âm vang trong những vần thơ: Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” làm ta liên tưởng đến những bong bóng trên mặt sản trong kì mưa rào. Bong bóng bung nở rồi lại vỡ tan, rồi lại tiếp tue bung nở. Cũng giống như cuộc đời Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca tưởng sẽ bị vùi dập nhưng lại là sự bung nở mãnh liệt của tài năng. Tiếng đàn ngân vang làm ta liên tướng đến khí thế sôi nổi của người chiến sĩ đấu bò với chiếc áo choàng đó gắt đậm chất Tây Ban Nha. Tiếng đàn li-la li-la li-la vang lên như lời ai điếu bi hùng dành cho cuộc đời người chiến sĩ – nghệ sĩ Lor-ca, là bó hoa tử đinh hương dành tặng cho một cuộc đời vĩ đại. Cái chết của Lor-ca đã gây ra những cú sốc dây chuyền. Tiếng đàn hiện lên muôn màu sắc, âm thanh vỡ ra màu sắc, thành bot nước vỡ tan, thành dòng máu chảy: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng guitar tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Những âm thanh ánh xạ ra bao sắc màu. Sắc màu mộc mạc bình dị đằm thắm tình quê hương. Màu xanh của tuổi trẻ, của khát khao, hi vọng, của nền nghệ thuật không bao giờ già nua. Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy như rõ từng giọt lệ thương xót cho cái chết tức tưởi của người nghệ sĩ tài ba. Con người ấy đã mãi ra đi, nhưng những gì là nghệ thuật thì còn mãi: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang Nghệ thuật của Lor-ca tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Nỗi đau đã được bồi đắp. Sự vùi dập hoá thành sự thăng hoa, sự hi sinh hoá thành bất tử. li-la li-la li-la… Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca đã hoá thân vào những câu thơ của Thanh Thảo, cây đàn huyền thoại ấy đã gợi lại cả số phận bi thương của người nghệ sĩ tài ba. Nhưng trên tất cả, nó cho ta thấy được sự bất tử của nghệ thuật. Người nghệ sĩ là người phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới. Và cái đẹp đôi khi chỉ được khám phá từ một sự vật, sự việc rất nhỏ bé nhưng chính nó lại con thuyền chuyên chở bao suy ngẫm của nghệ sĩ về con người và cuộc đời. Bức thu pháp của người tử tù, cây đàn huyền thoại của Lor-ca, tất cả sẽ mãi ở lại với văn chương nghệ thuật như một hình tượng bất hủ. (Bài đoạt giải Nhất- 17/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu đặt ra trong đề bài Ở câu 1: Người viết hiếu và bàn trúng vấn đề được đưa ra trong ý kiến của Fu-ku-za wa Yu-ki-chi: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn. Bố cục bài viết khoa học, hệ thống luận điểm sáng ra. Người viết đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, thuyết phục để khẳng định mỗi con người sinh ra trên cuộc đời này đều bình đẳng nhưng: Trước cải nền của sự bình đẳng, con người cần thế hiện vị thế của bản thân bằng vốn tri thức của minh. Học vấn chính là những nấc thang vàng để chủng ta đi bước trên con đường khẳng định mình. Người viết cũng đã có những thức nhận đúng đắn về sự khác biệt do học vấn đem lại cho con người. Ở luận điểm này, có những câu văn viết chắc tay như Có tri thức trong tay, ta như thêm đôi cảnh để tiến nhanh hơn đến bước đường thành công, cũng là tiến nhanh hơn đến dáng dấp của một con người hoàn thiện và đầy bản lĩnh. Học vấn sẽ quyết định vị thế của ta trong cuộc đời và trong con mắt của người khác. Cái hay của bài viết còn ở chỗ, người viết đã luận bàn vấn để học vấn trong mối quan hệ giữa sách vở và thực tế đời sống, hay học vấn không đơn thuần là có trong tay những bằng cấp giả mạo… Phần mở bài, kết bài viết hô ứng với nhau là một sự sáng tạo, để lại nhiều dư ba. Tuy nhiên, nếu người viết bàn sâu thêm một chút nữa để thấy rằng không nên tuyệt đối hoá vai trò của học vấn trong việc tạo lập vị thế xã hội của mỗi con người và lấy thêm một vài dẫn chứng thì bài viết có lẽ sẽ còn hay hơn nữa. Ở câu 2: Người viết về cơ bản đã hiểu đúng lời nhân định được nêu ở để bài khi cho rằng: Con người chính là nguyên do tồn tại của văn chương nghệ thuật. Nhưng không phải là trong bất cứ tác phẩm nào hình tượng con người cũng luôn chiếm vị trí đặc sắc nhất. Điều đó sẽ tạo ra sự nghèo nàn trong việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Đối tượng của sự phản ánh đôi khi là một đổ vật, một sự vật. Nhưng đó không phải đồ vật, sự vật được khắc hoạ một cách vô hồn. Nó chỉ là cái vỏ ẩn dụ mà khi khơi mở ta khám phá được bao ý nghĩa biểu tượng cho con người, từ “nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng” cho đến “số phận”. Câu nói đã xác định một cách đủng đắn vai trò của những hình tượng sự vật, đồ vật trong sáng tác văn học. Người viết đã chọn hình tượng bức thư pháp trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo để làm sáng tỏ nhận định. Phần cảm thụ viết khá chắc tay, bám sát yêu cầu của để bài. Tuy nhiên, có một số vấn để cẩn trao đổi với người viết: Thứ nhất, phần lí luận viết chưa được sâu, mới chỉ dừng lại ở việc cắt nghĩa vấn đề mà chưa lí giải, bản luận sâu về vấn để được đưa ra trong lời nhận định. Người viết nên vận dụng kiến thức lí luận văn học về hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học để luận chứng hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học thường là con người, song nhiều khi có thể là đó vật, sự vật; ý đồ sáng tạo, tài năng nghệ thuật của tác giả sẽ quyết định tầm vóc, chất lượng của các hình tượng nghệ thuật ấy. Trong quá trình bàn luận, có thể nếu một vài ví dụ trong suốt chiều dài lịch sử văn học hoặc có những tác phẩm văn học hoàn toàn vắng bóng, hoặc chí thấp thoáng hình ảnh con người. Ở đó, thể giới nhân vật chỉ là hình tượng đồ vật, loài vật (mang tính phúng dụ). Trong những trường hợp này, ý nghĩa, giá trị “biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người” càng trở nên quan trọng để minh chứng thì phần bàn luận sẽ sinh động hơn. Thứ hai, khi cảm thụ hai hình tượng bức thư pháp và tiếng đàn, nếu người viết có ý thức đối sánh thì sẽ có điểm nhấn và sâu sắc hơn.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|