Bài văn đạt giải quốc gia năm 2013(BÀI LÀM SỐ 2)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2013(BÀI LÀM SỐ 2)
Câu 2. Khép lại những trang văn của Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu… tôi cứ ám ảnh, day dứt mãi về những tình, những cảnh trong đó. Tâm hồn tôi dội lại tiếng chửi đa cung bậc của Chí Phèo, bát cháo hành của Thị Nở hay bức tranh về người lính trẻ mà ông hoạ sĩ đã vẽ trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu. Tôi tự hỏi liệu điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của những tác phẩm ấy kì diệu đến như vậy? Đó quả thực là những câu chuyện độc đáo, để lại dư âm mạnh mẽ trong lòng tôi. Và phải chăng trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc – Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc ki vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý – chí, khát vọng, số phận,… của con người.
Văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó chính là con người. Tôi nhớ một nhà văn nào đó đã từng nói như vậy. Văn học phản ánh cuộc sống và trung tâm là con người thông qua các hình tượng nghệ thuật. Chính những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có sức phổ quát lớn, mang những ý nghĩa sâu sắc về nhân sinh đã góp phần làm nên nét riêng cho tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ thường sáng tạo nên những tượng đài bất hủ về con người bang cách xây dựng chính hình tượng về con người. Nam Cao đã dựng nên hình tượng người trí thức nghèo trong xã hội cũ với những bi kịch về lẽ sống, về tài năng, nhân phẩm. Vũ Trọng Phụng đã tái hiện lại khung cảnh một xã hội đảo điên, nhố nhăng bịp bợm, phi nhân tính với những con người đạo đức giả, giả nhân giả nghĩa, những con người nhân cách càng tụt dốc lại càng được tôn vinh như Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ… Và đến với thơ ca, những Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Rinh, Thâm Tâm… cũng đã truyền tới người đọc những xúc cảm mạnh mẽ, “vui là vui vội, buồn là buồn sâu” của con người trong thi phẩm của các ông. Hình tượng con người là một sáng tạo nghệ thuật quan trọng, góp phần làm nên sức sống trường tổn cho tác phẩm văn học. Văn học nói bằng hình tượng, hình tượng nghệ thuật là khối pha lê lấp lánh làm nên giá trị tác phẩm văn học. Nếu cái thần của âm nhạc là giai điệu, của hội hoạ là đường nét và màu sắc thì cái thần của văn chương chính là ở hình tượng. Song những tác phẩm văn học chỉ xây dựng nên những hình tượng về con người thì đó chưa hẳn là một tác phẩm vô giá. Bởi trong sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng, đặc sắc nhất nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tuợng đồ vật, sự vật. Những người khốn khổ – Huy-gô; Không gia đình – Héc-to Ma-lô, Túp lều bác Tôm – H.B.Stowe… sống trong lòng người đọc muôn đời bởi hình tượng con người mà những cây bút văn xuôi bậc thầy của thế giới sáng tạo nên. Tuy thế, những Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Thuốc – Lỗ Tấn; Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Đàn ghi ta cua Lor-ca – Thanh Thảo… vẫn sống lâu và sống rất sâu trong lòng độc giả đâu phải chỉ ở hình tượng con người mà nhà văn, thi sĩ đã xây dựng nên. Tôi nhớ những trang văn, trang thơ ấy, tôi ám ảnh ở chúng một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ trong Thuốc – Lỗ Tấn; tôi ấn tượng với những con chữ vuông vắn, nói lên hoài bão tung hoành của cả một đời người, với bức thư pháp đẹp và quý, được viết trong một khung cảnh xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; và những Cửu Trùng Đài, cây đàn ghi ta huyền thoại của Lor-ca cứ làm tôi băn khoăn, day dứt mãi không thôi. Dẫu các hình tượng là đồ vật, sự vật song người nghệ sĩ vẫn gửi gắm những thông điệp về con người. Bởi là những hình tượng nên những sự vật, đồ vật ấy mang ý nghĩa biểu tượng cao. Mỗi hình tượng là một thế giới sống, thế giới biết nói về con người, về nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người. Con người là trung tâm mọi sự phản ánh bởi lẽ đó là các hình tượng đồ vật, sự vật cũng hướng tới con người. Chúng không phải là vật vô tri vô giác mà là những sinh thể sống, sống cháy sáng, bùng lên thành những ngọn lửa trong các tác phẩm văn học. Nhận định đã khái quát lên một cách đúng đắn đặc trung của văn học – hình tượng trong văn học. Hình tượng là yếu tố quan trọng nhất trong sáng tác văn học. Một tác phẩm văn học không có hình tượng cũng giống như một quả bóng xì hơi nhăn nhúm. Một tác phẩm như thế sẽ không thể sống! Và điều quan trọng đặc sắc là người nghệ sĩ phải xãy dựng được những hình tượng độc đáo về con người và không chỉ thế, cái tình, cái tài của người nghệ sĩ đôi khi còn ở chỗ biết xây dựng nên những hình tượng đỏ vật, sự vật nhưng soi vào đó ta vẫn thấy được những nét phẩm chất, số phận… của con người! Nguyễn Huy Tưởng – một cây bút tài năng của dân tộc ta thế kỉ XX, một kịch tác gia xuất sắc được nhiều người tôn trọng, yêu quý – đã để lại cho đời nhiều tác phẩm kịch đặc sắc mà đến ngày nay vẫn mang nhiều giá trị trong đó có vở kịch Vũ Như Tô. Vở kịch được viết dựa trên những sự kiện lịch sử có thực, con người có thực của dân tộc ta cách đây mấy thế kỉ. Nguyễn Huy Tưởng quả thực đã rất tài năng khí đựng nên hình tượng Cửu Trùng Đài – một công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo. Cửu Trùng Đài là khát khao cống hiến cháy sáng, mạnh mẽ của Vũ Như Tô. Vũ Như Tô mong muốn đem tài năng của mình để dựng nên một toà đài tráng lệ, tinh xảo đua tranh cùng hoá công, có thể sánh ngang với các công trình sau trước, đưa đất nước ngang bằng với các nền văn hiến khác trong châu lục. Toà đài hoa lệ ấy đã thể hiện cài năng và tấm lòng của một con người mang trong lòng một tình yêu dân tộc, yêu nước sâu sắc. Ban đầu, khi vua Lê Tương Dực buộc Vũ Như Tô xây đài Cửu Trùng ông đã kiên quyết từ chối. Đài xây ra để làm gì nếu chỉ để phục vụ bọn vua chúa sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc. Vũ Như Tô kiên quyết từ chối dù sự sống của gia đình ông bi đe dọa. Đó cũng là bản lĩnh, hào khí của một con người biết tiết nghĩa phải trái, đúng sai. Nhưng khi được Đan Thiềm khuyên giải về việc xây đài, về vinh quang của dân tộc khi đài Cửu Trùng được hoàn thành, Vũ Như Tô đã chấp nhận theo lời của Lê Tương Dực. Ông muốn xây cho đất nước một toà đài hoa lệ, vĩ đại có thể trường tồn với thời gian. Cửu Trùng Đài là lòng say mê nghệ thuật, khát khao cống hiến đẹp đẽ của Vũ Như Tô. Cửu Trùng Đài biểu tượng cho nhân cách cao quý, đẹp đẽ của Vũ Như Tô. Song sức sống, giá trị biểu tượng của Cửu Trùng Đài đâu chỉ có thế. Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho một số phận bi thảm, đau thương, thể hiện nhận thức còn có phần lệch lạc, sai lầm của Vũ Như Tô. Khát khao xây đài, ý chí của Vũ Như Tô rất đẹp. Tuy vậy cũng vì xây Cửu Trùng Đài mà ông chuốc lấy số phận bi kịch. Vũ Như Tô phải chết khi Cửu Trùng Đài chưa hoàn thành và đau đớn hơn ông phải chứng kiến cảnh cả toà đài chìm trong biển lửa dữ dội. Những đau xót cùng cực đến tột đỉnh đã khiến Vũ Như Tô phải cất lên những lời đầy tuyệt vọng: “Ôi mộng cả, ôi đài cao! Ôi Đan Thiểm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Và không ai khác chính những người thợ thuyền – những người dân lao động mà ông yêu quý, khát vọng cống hiến vì họ, đã giết Vũ Như Tô. Đau đớn sao bằng cái chết thảm, bị thương ấy! Vũ Như Tô mang trong mình khát khao cổng hiến nhưng ông đã không nhận thức được hết mối quan hệ giữa nghệ thuật với lợi ích của nhân dân; giữa nghệ thuật với tình trạng đau thương, cuộc sống khốn khổ của đất nước. Đài Cửu Trùng đã kết tinh phẩm chất, khát vọng, nhận thức cùng như số phận của Vũ Như Tô. Mang trong mình những khát vọng đẹp để nhưng nhận thức lầm lạc đã đẩy Vũ Như Tô vào cái chết đẩy bị kịch, xót xa. Cửu Trùng Đài biểu tượng cho những nét độc đáo, riêng biệt trong nhân cách, tài năng, số phận của Vũ Như Tô. Song Cửu Trùng Đài cũng tô đậm phẩm chất của Đan Thiềm – một người cung nữ say mê cái đẹp, trân trọng, nâng niu người tài. Chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây đài nhưng bà cũng là một người thức thời. Khi biết Đài Cửu Trùng không thể hoàn thành, bà đã khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, chờ cơ hội khác. Nhưng Vũ Như Tô vẫn chưa nhận thức được rõ hoàn cảnh, ông vẫn cương quyết ở lại, Đan Thiềm đã xin chịu tội cho Vũ Như Tô. Bà là người say yêu nghệ thuật, người tài song cũng là người rất tỉnh táo. Một kẻ đồng bệnh, một người tri âm, tri kỷ hiếm có. Và Cửu Trùng Đài với Lê Tương Dực và bọn quan lại là chốn ăn chơi, hưởng lạc, là thứ để Lê Tương Dực khoe khoang và thị uy. Và cũng chính Cửu Trùng Đài là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ của người lao động – những con người với cuộc sống khốn khó, nghèo đói. Họ đã phải đó biết bao xương máu vì Cửu Trùng Đài. Bao nhiêu con người đã ngã xuống để lại nỗi đau cho vợ con, cha mẹ. Qua Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lại bức tranh sinh động, đa màu về xã hội Việt Nam thời phong kiến. Tình huống kịch độc đáo với những xung đột kịch, mâu thuẫn kịch gay gắt giữa Lê Tương Dực, bè lũ quan lại với nhân dân lao động, giữa nghệ thuật và lợi ích thiết thực của nhân dân. Đặc biệt, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng nên hình tượng Cửu Trùng Đài bằng một lớp ngôn ngữ kịch rất nguyễn Huy Tưởng – dung dị, triết lý, thứ ngôn ngữ kịch không hề khô khan, trái lại ấm đẫm cảm xúc. Cửu Trùng Đài – hình tượng ấy đã dựng lên những chân dung con người rất độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc cho tác phẩm. Nếu Cửu Trùng Đài đã khắc hoạ được bức tranh sinh động về con người Việt Nam trong xã hội cũ thì cây đàn huyền thoại – Đàn ghi ta của Lor-ca qua ngòi bút hoa của Thanh Thảo đã làm sống lại một người nghệ sĩ thiên tài của Tây Ban Nhaa, của nhân loại – Gar-xi-a Lor-ca. Cây đàn ghi ta là một người bạn gắn bó sâu – với Lor-ca trên hành trình kiếm tìm tự do, cách tân nghệ thuật. Cây đàn là tình yêu đất nước sâu nặng, một tấm lòng sống hết mình của Lor-ca. Tây Ban Nha áo choàng đó gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vằng trăng chếch choáng trên yên ngựa mỏi mòn Lor-ca là một người nghệ sĩ của tự do, ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chống lại bọn độc tài phát xít và cũng là người có khát khao cách tân nghệ thuật nồng nhiệt trong văn học nước nhà. Nhưng hành trình ấy là một hành trình đầy gian khổ và cô đơn “đi lang thang về miền đơn độc”. Lor-ca là người nghệ sĩ tài năng của Tây Ban Nha cũng như của thế giới. Tiếng đàn của Lorca là những tiếng đàn cung bậc, ngồn ngộn cảm xúc, nó như ngọn lửa đi vào thiêu đốt lòng người. Nhắc đến Lor-ca là nhớ đến tiếng dàn huyển thoại. tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng guitar tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Tiếng đàn của Lor-ca là những bản nhạc độc đáo, thể hiện một lối chơi độc tấu và chỉ có ở Lor-ca, một người nghệ sĩ thiên tài. Ấy vậy mà Lor-ca phải chịu một số phận bị thảm: bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du Cái chết ập tới với Lor-ca thật bất ngờ quả. Người lãng tử phiêu du trên những cánh đồng ngập tràn sắc tím của hoa tử đinh hương bỗng nhận phải tin dữ. Chữ “kinh hoàng” đã diễn tả hết trạng thái bất ngờ, đột ngột đến kinh ngạc của Lor-ca. Cái chết ập tới nhanh quá, Lor-ca không thể ngờ tới bởi thế mà “chàng đi như người mộng du”. Cái chết đến nhanh và khi hồn chàng đã trở về với cát bụi, bọn độc tài phát xít vẫn không tha cho chàng, chúng thủ tiêu xác chàng trong giếng. Một cuộc đời hào hoa, hi sinh lớn lao vì dân tộc nhưng kết cục Lor-ca đã phải gánh chịu một số phận đẩy đau thương. Tuy vậy, con người ấy đến khi chết vẫn mang những khát vọng cao cả, đẹp đẽ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – lời để từ cũng là câu thơ trong bài thơ của Lor-ca. Cây đàn là biểu tượng cho tài hoa của Lor-ca, sự nghiệp của Lor-ca. Chinh vì vậy mà Lor-ca hy vọng những thế hệ đi sau sẽ vượt lên được tiếng đàn của ông để làm nên những điều lớn lao, tạo nên nghệ thuật mới độc đáo hơn. Đó cũng là ước nguyện đảy cao cả của Lor-ca. Tiếng đàn đã kết tinh tài hoa, khí phách, tấm lòng của Lor-ca với dãn tộc Tây Ban Nha. Và người dân Tây Ban Nha đã cảm phục tấm lòng tài năng ấy mà rỏ những giọt nước mắt vầng trăng”, giọt nước mắt của sự ngưỡng mộ, lòng kính phục, sự hối tiếc của nhàn dân dành cho một nhân cách lớn. Những cách kết hợp từ mới lạ như giọt nước mắt – vầng trăng, tiếng ghi ta bọt nước… và đặc biệt là chuỗi âm dài li-la li-la li-la khép mở tác phẩm gợi lên hình tượng cây đàn ghi ta thật huyền diệu. Cây đàn ghi ta hay đó cũng là tài năng của Lor-ca; khát vọng tự do, cách tân nghệ thuật của Lor-ca, số phận bi thảm của Lor-ca và cũng là tấm lòng của nhân dân Tây Ban Nha, của chính Thanh Thảo hướng về Lor-ca. Hai hình tượng với những nét riêng độc đáo song đều thể hiện được những phẩm chất, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người. Qua những hình tượng ấy, ta đồng thời thấy rõ bóng dáng cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ khi sáng tạo nên tác phẩm của mình. Những hình tượng đồ vật, sự vật được sáng tạo một cách độc đáo sẽ tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học. Một tác phẩm sống được hay một tác phẩm liệu có trở thành chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian được hay không chính ở sự sáng tạo hình tượng của người nghệ sĩ. Mỗi người nghệ sĩ khi sáng tạo mang trong mình một nhiệt huyết sáng tạo cháy bỏng và con mắt tinh nhạy, nhìn sự vật với con mắt của người đầu tiên; đặc biệt là “sống toàn tim, toàn trí, toàn hồn – sống toàn thân và thức nhọn giác quan” để phát hiện những sự vật mang ý nghĩa, những sự vật ẩn chứa bao điều huyền diệu, sâu sắc về nhân sinh. Và người tiếp nhận do đó khi thưởng thức tác phẩm cũng cần phải nâng cao trình độ thẩm mĩ, tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa, giá trị của những hình tượng đồ vật, sự vật trong sự biểu hiện con người. Hình tượng sẽ làm nên sức sống cho tác phẩm văn học: Một tác phẩm sẽ được tôn vinh và làm trăn trở biết bao tâm hồn nhờ hình tượng nghệ thuật, đặc biệt là những hình tượng mang những giá trị biểu tượng sâu sắc về con người.
Câu 1. Một ngày, rải bước trên con đường chiều trong lòng thành phố, tôi nhìn ngắm sự sống của thành phố mình khi ánh đèn đường dần sáng lên. Tôi thấy những hàng quân nhỏ đã bắt đầu lên đèn, những shop quần áo chuẩn bị đóng cửa, dòng nguời vội vã, tấp nập nơi lòng đường và tôi cũng thấy đội người ăn mặc rách rưới tìm chỗ trú chân. Tôi chợt nghĩ cuộc sống thật muôn hình vạn trạng và mỗi người mỗi cảnh. Một câu hỏi chợt dấy lên trong lòng tôi: “Liệu điều gi làm nên sự khác biệt giữa những con người ấy?”. Và tôi chợt nhớ đến câu nói của Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn” (Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản – Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 24). Phải chăng đó là câu trả lời tôi cần có. Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi đã thật sâu sắc khi nhận định về con người. “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. Phải, mỗi người sinh ra đều bình đẳng. Cái bình đẳng ấy, chính là cái chung là điều làm cho con người trở nên ngang hàng với nhau. Mỗi người đều bình đẳng với người khác về nhiều mặt, về quyền lợi, hạnh phúc, nghĩa vụ, về gia đình… Những điều đó làm cho con người không có sự phân biệt cao thấp. Vậy phải chăng điều làm nên khác biệt là do học vấn? Học vấn ấy là khả năng về chiếm lĩnh tri thức của con người mà mỗi người có một trình độ học vấn khác nhau. Chính điều đó làm nên sự khác biệt. Một người có học vấn có thể có những tri thức sâu sắc, toàn diện về lĩnh vực nào đó hay về cuộc sống. Trái lại, một người không có học vấn có thể có hiểu biết về cuộc sống nhưng chuyên sâu về các kiến thức trong các lĩnh vực khoa học, lịch sử, xã hội, cái gì cũng chi biết một cách hời hợt, bởi vậy mà nó làm cho trí tuệ của anh trở nên nghèo nàn, khô héo. Học vấn làm nên sự khác biệt! Đúng như vậy! Điều gì làm nên sự khác biệt giữa các nhà khoa học đại tài như Ê-đi-xơn, Ác-si-mét, Đề-các… hay các chính trị gia như Lin-côn, Lê-nin, Mác, Ăng-ghen… với những người bình thường nếu không phải học vấn? Học vấn làm nên những tư tưởng lớn! Một người có học vấn uyên bác, dồi dào sẽ làm nên những điều lớn lao cho nhân loại. Ê-di-xon đã phát minh ra bóng đèn điện đầu tiên cho nhân loại; Lin- côn đã trở thành người đầu tiên xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở dân tộc mình. Chính học vấn về chính trị, xã hội, về khoa học đã làm nên những con người khổng lổ. Một người không có học vấn hoặc cái gì cũng biết nhưng biết một cách hời hợt, nhạt nhoà, không đủ độ chín của tri thức rất khó có thể làm nên được những điều kì vĩ. Người như vậy sẽ chỉ có thể có một cuộc sống bình bình, lặng lặng, hoặc không làm được điều gì mang lại lợi ích cho xã hội. Học vấn đưa con người gần hơn và kho báu tri thức của nhân loại, mở mang tầm hiểu biết cho con người. Học vấn cũng đưa con người gần hơn với cái đẹp chân – thiện – mỹ, thôi thúc con người sống có ích, sống cháy sáng vì mọi người, vì nhân loại. Để có được học vấn, con người cần trải qua quá trình miệt mài, say mê học tập để mở rộng vốn tri thức cho chính mình và đó không phải chuyện của ngày một ngày hai mà là chuyện của cả một đời người. Bởi sự học không bao giờ là giới hạn và kho tàng kiến thức là vô tận, vô cùng, không bao giờ con người có thể chiếm lĩnh hết được. Song một con người có học vấn không thể chỉ chuyên sâu về một lĩnh vực mà cũng cần có hiểu biết về những địa hạt khác. Một nhà khoa học không thể chỉ đắm chìm vào khoa học mà không màng tới thực tiễn cần gì. Thứ phát minh nếu được làm như thế sẽ chỉ là một vật vô giá trị. Học vấn tạo nên sự khác biệt. Sự khác biệt về tri thức, về cách hành xử, về lối suy nghĩ và nó tạo nên khoảng cách lớn giữa người có học vấn và người không có học vấn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ngoài học vấn, giữa người với người vẫn tồn tại sự khác biệt đôi khi không phải do học vấn tạo nên mà do chính thái độ, hoàn cảnh của mỗi người tạo nên. Con người sinh ra không có sự lựa chọn gia đình và quê hương. Điều đó một phần tạo nên sự khác biệt nhưng là sự khác biệt của hoàn cảnh. Và bằng học vấn con người cũng có thể xoá bỏ sự khác biệt đó, nâng tầm vị trí của bản thân mình lên. Học vấn tạo nên sự khác biệt nhưng cũng chính học vấn sẽ xóa bỏ sự khác biệt. Fu-ku-za-wa Yu-ki-chi quả đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc về con người. (Bài đoạt giải Nhì – 16,5/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng cơ bản những yêu cầu đặt ra trong đề bài. Ở câu 2: Người viết không chỉ cắt nghĩa được vấn đề mà còn biết vận dụng kiến thức lí luận văn học về hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học để luận chứng: hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học thường là con người, song nhiều khi cũng có thể là đồ vật, sự vật; ý đồ sáng tạo, tài năng nghệ thuật của tác giả sẽ quyết định tầm vóc, chất lượng của các hình tượng nghệ thuật ấy. Người viết khẳng định: Hình tượng là một yếu tố quan trọng trong sáng tác văn học. Một tác phẩm văn học… người nghệ sĩ phải xây dựng được những hình tượng độc đáo về con người và không chỉ thế cái tinh, cái tài của người nghệ sĩ đôi khi còn ở chỗ anh biết xây dưng nên những hình tượng đồ vật, sự vật nhưng soi vào đó ta vẫn thấy được những nét phẩm chất, số phận, tài hoa của con người trong ấy! Người viết đã chọn hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo đế làm sáng tỏ nhận định. Phần cảm thụ viết khá chắc tay, về cơ bản đã minh chứng được những hình tượng đó vật, sự vật được phân tích là những hình tượng biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người, thể hiện sự tài hoa, sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng và Thanh Thảo. Cần lưu ý, phần bàn luận sẽ sinh động hơn nếu nêu đuợc một vài ví dụ trong suốt chiều dài lịch sử văn học hoặc khẳng định trong thực tế, có những tác phẩm văn học hoàn toàn vắng bóng, hoặc chỉ thấp thoáng hình ảnh con người và chỉ rõ: ở đó, thế giới nhân vật chỉ là hình tượng đồ vật, loài vật (mang tính phúng dụ) nhưng ý nghĩa, giá trị “biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người” càng trở nên quan trọng hơn. Ở câu 1: Cau 1: Với sự thức nhận khá sâu sắc về sự bình đẳng của con người trong cuộc sống và vai trò của học vấn đối với con người, người viết hiểu và bàn trúng vấn đề được đưa ra trong kiến của Fukuzawa Yu-ki-chi: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác là do học vấn. Có những ý văn viết chắc tay, ví dụ như: Học vấn tạo nên sự khác biệt. Sự khác biệt về tri thức, về cách hành xứ, về lối suy nghĩ và nó tạo nên khoảng cách lớn giữa người có học vấn và người không có học vấn… Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ngoài học vấn, giữa người với người vẫn tồn tại sự khác biệt đôi khi không phải do học vấn tạo nên mà do chính thái độ, hoàn cảnh của mỗi người tạo nên. Con người sinh ra không có sự lựa chọn gia đình và quê hương. Điều đó một phần tạo nên sự khác biệt nhưng là sự khác biệt của hoàn cảnh. Và bằng học vấn con người cũng có thể xoá bỏ sự khác biệt đó, nâng tầm vị trí của bản thân mình lên. Học vấn tạo nên sự khác biệt nhưng cũng chính học vấn sẽ xoá bỏ sự khác biệt. Tuy nhiên, mạch lập luận của bài viết có phần chưa ổn. Người viết chưa bàn tới vấn đề không được đồng nhất học vấn với bằng cấp. Dẫn chứng chưa hay và chưa phong phú. Đọc bài viết cảm tưởng như thí sinh viết câu này hơi vội (có thể do thiếu thời gian chăng?). Do đó, chưa thực sự giải quyết vấn đề đặt ra ở đề bài tròn trịa và thuyết phục. Nhìn chung, câu 1 viết non tay hon câu 2.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|