Khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức Ngữ văn 10Khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức Ngữ văn 10 I. Sự cần thiết khi đến với lớp Bồi dưỡng kiến thức Ngữ văn 10 Thứ nhất, việc học tập nói chung, học Văn nói riêng cần có một quá trình tích lũy nhất định. Năm lớp 10 là năm khởi đầu của chương trình THPT, thời điểm nay không ít học sinh gặp khó khăn khi tiếp cận với một nội dung chương trình và phương pháp tiếp cận mới. Thứ hai, phạm vi kiến thức của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét Đại học môn Ngữ văn từ năm 2019 đã chính thức phủ rộng cả 3 khối lớp: 10,11,12. Nếu học sinh không có sự chuẩn bị sớm, sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chương trình một cách thông suốt, khó kiểm soát được nội dung cần thiết ôn thi. Thứ 3, thời lượng học tập trên lớp, đặc biệt ở các trường công lập (4t/tuần) không đủ đáp ứng với đòi hỏi về dung lượng kiến thức & kĩ năng lớn từ phía nội dung cần đạt của chương trình. Học sinh cần được tăng cường và hỗ trợ thêm. II. Lợi ích khi đến với lớp Bồi dưỡng kiến thức Ngữ văn 10 Học sinh được cũng cố và nâng cao kiến thức song song với các bài học trên lớp theo chương trình của Bộ Học sinh được chú ý rèn kĩ năng cần thiết trong việc dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản và kĩ năng viết các dạng bài nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học) cần thiết Học sinh được làm quen với cấu trúc đề thi, đề kiểm tra và trau dồi kĩ năng xử lí đề đạt yêu cầu. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|