THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
Không có phản hồi
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
Để hiểu được văn bản này, cần có một số hiểu biết tối thiểu về căn bệnh được coi là căn bệnh thế kỷ này. AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficelency Syndrome”, nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phỉa, trong tiếng Pháp, thuật ngữ tương đương là SIDA, viết tắt “Syndrom de L’immunodéficience Acquise”. Thông thường, cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch và tự đề kháng chống lại nhiều bệnh tật, nhưng khi mắc phải bệnh này, cơ thể mất sức đề kháng, dẫn đến tử vong nhanh. Tác nhân gây ra bệnh là loại vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Các đường lây lan chính của HIV là con đường sinh hoạt tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm với người sử dụng ma túy tiêm vào đường tĩnh mạch, đường lây lan từ mẹ truyền sang con nếu mẹ bị bệnh. Người ta gọi nhiễm HIV là chỉ chung tất cả những ai đã mạng HIV trong cơ thể. Khi người nhiễm HIV đã ở mức độ trầm trọng, suy giảm miễn dịch cơ thể ở mức xét nghiệm máu có số Lympho bào T4< 200/m hoặc sức khỏe bị sa sút với nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Từ lúc nhiễm HIV đến lúc bị AIDS có thể trải qua một thời gian và khi đến giai đoạn AIDS thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, chưa có cách nào đối phó hữu hiệu khi đã nhiễm bệnh. Cách tốt nhất là đề phòng đừng để bị nhiễm bệnh. Theo báo cáo của Chương trình thống nhất của Liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 12 năm 2006, tổng số người chung sống với HIV trên thế giới là 39,5 triệu; số người nhiễm HIV trong năm 2006 là 4,3 triệu; số người chết vì AIDS năm 2006 là 2,9 triệu (TNT dẫn theo Wikipeda, bản tiếng Nga).
Do quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, căn bệnh này không cô lập ở riêng quốc gia nào mà lây lan khắp thế giới. Thực tế đòi hỏi nỗ lực chung của cộng đồng nhân loại thống nhất sức mạnh để chống lại căn bệnh thế kỷ này, Vấn dề HIV/AIDS đòi hỏi thế giới phải thay đổi nhiều quan niệm cũ, nhưng không đặt vấn đề đạo đức của quan hệ tình dục mà là đặt vấn đề quan hệ tình dục an toàn; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị HIV/AIDS…
Bức thông điệp gồm ba phần chính:
+ Về thời gian: “Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV”. + Về không gian: “Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng”, “và “Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ khu vực Châu Á – từ dãy U-ran đến Thái Bình Dương”. + Về giới tính của người bị nhiễm bệnh: “HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây, phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới”.
“Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS”. “Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của địch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; lẽ ra chugns ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”. Một laotj các khả năng đã không thành hiện thực đẻ phải đánh giá “Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”.
Sau khi đánh giá có tính chất phê phán, bản thông điệp khẳng định nhân loại cần nỗ lực hơn nữa “bằng những nguồn nhân lực và hành động cần thiết”. Theo tác giả, “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở vì như chúng ta đã thấy những con số dẫn ở trên đây, cứ mỗi phút trôi qua, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, và năm 2006 số người chết vì AIDS lên tới 2,9 triệu người. Căn bệnh AIDS đã trở thành một sự thật hiển nhiên mà sự từ chối, lảng tránh đều trở nên vô nghĩa; và thái độ đối với người nhiễm bệnh cũng cần thay đổi. “Chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị châm hơn nữa, nếu ự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với người bị HIV/AIDS”. Đây là cách nhìn hoàn toàn mới, rất tích cực và hiện thực về người nhiễm căn bệnh thế kỷ. Ngay ở Việt Nam, chúng ta cũng chưa hẳn là đã từ bỏ cách nhìn cũ, phân biệt đối xử với họ. Tác giả kêu gọi: “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Như vậy, có hai ý tưởng chính của bức thông điệp, đó là: kêu gọi lên tiếng tức không né tránh, nói về căn bệnh thế kỷ, “lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”; và từ bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh. Hai yêu cầu thật giản dị nhưng là để chiến thắng sức ỳ tâm lý của nhân loại.
Bản thông điệp là một văn kiện có tầm quốc tế, bàn về một vấn đề cấp thiết đang đặt ra trước toàn nhân loại. Có thể xem đây là một mẫu mực về lối văn nghị luận. Kết cấu bản thông điệp rất rõ ràng, chặt chẽ. Các phần của bài viết không dài dòng, quanh co, chung chung mà đi thẳng vào vấn đề trọng tâm cần nói. Liên hệ về ý nghĩa các phần rất chặt chẽ. Cách trình bày tư tuonwgr từ ngôi thứ nhất số nhiều (chúng ta) cũng là một nét nghệ thuật tinh tế: tất cả chúng ta đang sống trong thời đại có đại dịch HIV/AIDS, chúng ta cần sát cánh để thực hiện các nỗ lực… Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều này đặt tất cả người nghe vào vị trí của người tham gia, người trong cuộc chứ không phải là người quan sát thờ ơ bên ngoài. Người viết bản thông điệp biết cách thể hiện cảm xúc của mình khi chuyển ngôi từ “chúng ta” sang “tôi”: “tôi kêu gọi”, “Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”, “Hãy sát cánh cùng chúng tôi”,… những lời kêu gọi xuất phát từ “tôi” chứ không phải chúng ta thể hiện cảm xúc và trách nhiệm của tác giả, trên cương vị Tổng thư ký Liên hợp quốc. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|