VIỆT BẮC
Không có phản hồi
VIỆT BẮC (Trích)
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế (xem Vài nét về tiểu sử trong Ngữ văn 12, tập một). Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bảy tập thơ của Tố Hữu có thể coi là những cuốn biên niên sử bằng thơ ghi lại bảy chặng đường của cách mạng Việt Nam, của đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vận động đi lên của tiến trình lịch sử.
Đoạn trích của bài thơ dựa vào sách giáo khoa chủ yêu gợi lại những kỷ niệm, ân tình sâu nặng giữa người đi và kẻ ở. Việt Bắc 15 năm từng là thủ đô kháng chiến, là mảnh đất khai cơ lập nghiệp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Những lời đưa tiễn cũng là những lời nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp trong kháng chiến. Lời đáp lại là tiếng lòng cam kết son sắt thủy chung. Mở đầu bài thơ là hồi tưởng của người ở lại: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn? Đừng quên tình cảm thiết tha mặn nồng của người Việt Bắc, cũng đừng quên đây là quê hương cách mạng, là cội nguồn của sự nghiệp lớn. Lời đáp diễn tả tình cảm tha thiết và lời hẹn ước của người về: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Cũng nói đến sự trân trọng, uống nước nhớ nguồn của người về: Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Hai câu đầu mang sắc thái quan hệ cá nhân, sắc thái tâm tình chia sẻ. Hai câu sau mang sắc thái cảm xúc của “cái ta” chung, là những tình cảm lớn. Chọn hình thức đối lập nam nữ truyền thống trong ca dao, dân ca, tác giả đã diễn tả khéo léo tâm trạng của người cách mạng với người dân Việt Bắc trong buổi chia tay. Câu chuyện của người cách mạng mang màu sắc tâm linh lãng mạn, hấp dẫn.
Cảnh và người Việt Bắc đã để lại nỗi nhớ không thể quên trong tâm hồn người về. Không một nỗi nhớ nào về thiên nhiên Việt Bắc lại thiếu hình ảnh đẹp về người Việt Bắc và không một nỗi nhớ nào về con người Việt Bắc lại thiếu nỗi nhớ về vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc. Bởi lẽ đơn giản: con người Việt Bắc gắn bó với thiên nhiên, đến lượt mình, người chiến sĩ cách mạng, người kháng chiến sống chan hòa với người Việt Bắc, được che chở giữa đại ngàn rừng núi. Anh không đi ngoạn cảnh, đi du lịch mà đi kháng chiến, sống dựa vào dân, cùng chia sẻ với dân, đồng cam cộng khổ: Ta đi ta nhớ những ngày Minh đây ta đso, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Cuộc sống gắn bó, cùng chia sẻ, hòa đồng là điểm tựa cho nỗi nhớ về đất và người Việt Bắc. Đáp lại, người Việt Bắc từ góc độ người dân đã từng giúp đỡ, chở che cho người cách mạng nhắc đến những kỷ niệm chia sẻ ân tình. Những món ăn quen thuộc của rừng núi được kể đến đã gợi nhắc những kỷ niêm không thể quên: Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Lời đáp lại của người cách mạng thật xốn xang xúc động: quên sao được bắp ngô chia sẻ mà bà mẹ lam lũ, vất vả “địu con lên rẫy” đem về, quên sao được những người lao động cần cù vì cách mạng. Hình ảnh người mẹ và em bé trên lưng mẹ cùng lên nương có sức gợi xúc cảm vô bờ: Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. Và nếu có nghĩ đến cảnh rừng tươi đẹp thì nhớ ngay đến những con người trong khung cảnh lao động vì kháng chiến: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Có thể đây là những câu thơ miêu tả thiên nhiên Việt Nam tuyệt đẹp: một bức tranh đủ màu sắc rực rỡ, có âm thanh của cả bốn mùa, cảnh và người giao hòa thân thiết. Mơ nở trắng, hoa chuối đỏ tươi, rừng phách vàng, tiếng ve kêu làm nền cho hình ảnh người em gái hái măng môt mình. Nhưng điều quan trọng là những hình ảnh này gợi nỗi nhớ về Việt Bắc, là để đáp lại lời dặn dò ân cần của người dân ở lại: Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Những con người Việt Bắc tuy nghèo khó nhưng tình nghĩa. Tấm lòng cao cả của con người Việt Bắc đẹp, trong sáng, lộng lẫy như cảnh Việt Bắc vậy. Người gài dao thắt lưng có thể là anh dân quân du kích mà cũng có thể là người lao động, cũng như cô gái hái măng hay người đan nón chuốt từng sợi giang. Họ đều đang làm những việc ân tình với kháng chiến hệt như bà mẹ địu con lên nương tần tảo kiếm từng bắp ngô để chia sẻ với người cách mạng. Có điều, lời thơ của tác giả thật kín đáo, gợi kỷ niệm riêng của hai người, phải dựa trên kết cấu đối đáp mới “giải mã” được. Sự gắn bó, chia sẻ, tình quân dân cá – nước là cảm hứng chủ đạo của cả đoạn thơ từ đầu cho tới câu “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Không phải ngẫu nhiên mà mình, ta lại nhớ: Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn va vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nên cối đều đều suối xa… Lớp học i tờ hay đêm liên hoan lửa trại ta nhớ về sinh hoạt gắn bó giữa cán bộ cách mạng với người dân trên núi rừng Việt Bắc. Tiếng mõ lốc cốc của đàn trâu trên đường về nhà khi chiều xuống hay tiếng chày giã gọi của cối gạo nương tả âm thanh, tả nhạc rừng (tiếng mõ trâu buổi chiều về nhà, tiếng chày giã gạo vọng từ phía suối xa) để hòa quyện vào nhạc của người “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Không gian và con người được tả rất gợi, rất sinh động đầy xúc cảm.
Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Quên sao được những chiến công hiển hách của quan dân ta trên vùng rừng núi Việt Bắc: phủ Thông, đèo Giàng, phố Ràng… những địa danh biết nói. Việt Bắc che chở, Việt Bắc chứng kiến, Việt Bắc cùng ta đánh giặc: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nếu ở đoạn thơ nhớ về con người và cảnh vật Việt Bắc, âm điệu chủ đạo là trữ tình thì ở đoạn này, âm điệu sử thi anh hùng ca là chủ đạo. Hoạt động của con người được miêu tả có tầm kích vũ trụ: Bước chân làm rung chuyển đất, “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”, bước chân làm nát đá, ánh đèn pha chọc thủng, rọi sáng “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”.
Điều quân chiến dịch Thu – Đông Nông thôn phát động giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu… Việc lãnh đạo đất nước ở buổi ban đầu lập nước đầy khó kahwn đã được bàn và quyết định ở Việt Bắc. Việt Bắc là niềm hy vọng, niềm mong đợi của cả dân tộc vì nơi đây Bác Hồ và Chính phủ cách mạng đã sống và làm việc: Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đơn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Nhờ có hình thức đối thoại mình- ta, ta –mình mà hàng loạt kỷ niệm đẹp về chiến khu Việt Bắc đã được tái hiện sinh động, đa dạng. Những vấn đề chính trị, cách mạng tưởng khô khan đã được diễn đạt thật mềm mại, thiết tha, dễ thấm vào lòng người nhờ hình thước đối đáp của đôi nam nữ.
Hình thức thiểu đối trong câu thơ lục bát truyền thống được Tố Hữu vận dụng khá rộng rãi trong bài thơ Việt Bắc tạo nên cảm giác về sự cân đối, chặt chẽ: nhìn cây nhớ núi/ nhìn sông nhớ nguồn; Bâng khuâng trong dạ/ bồn chồn bước đi; Trám bùi để rụng / măng mai để già,… Nói như Xuân Diệu “khêu gợi nhiều hơn là diễn tả”, “chữ đúc lại với nhau”. Nhưng bản chất của đối xứng là tạo ra thế đối lập khiến cho hình tượng thơ phong phú, đa dang, câu thơ có vẻ cổ điển. + Đối lập không gian:
+ Đối lập thời gian: Nhớ khi kháng Nhật / thuở còn Việt Minh + Đối lập nội tâm và hành động: Bâng khuâng trong dạ / bồn chồn bước đi + Đối lập hai sự việc: Địu con lên rẫy / bẻ từng bắp ngô. + Đối lập màu sắc: Hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son Có thể kể ra nhiều cặp đối lập tương tự. Mặt khác, về mặt nhịp điêu câu thơ, hình thức tiểu đối đã góp phần thay đổi nhịp điệu của câu thơ lục bát. Trong số tác phẩm dài hơi (150 dòng thơ lục bát), điều này rất có ý nghĩa, làm cho bài thơ luôn luôn vận động, biến hóa, thay đổi từ ý, lợi, nhịp điệu, khiến cho toàn bài thơ hấp dẫn, tránh cảm giác đều đều, lặp đi lặp lại. Bài thơ Việt Bắc xứng đáng là một đỉnh cao của văn học cách mạng.
Trong thơ Tố Hữu, các địa danh thường xuyên xuất hiện, như là một biện pháp kỹ thuật khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về đất nước. Trong bài viết Việt Bắc, ta gặp lại ngòi Thia, sông Đáy, phủ Thông, đèo Giàng, phố Ràng, đèo De, núi Hồng, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Đó là chưa kể đến những địa danh với những đặc sản khác trong những đoạn thơ không được trích dẫn (như Vại Hương Canh, gạch Bát Tràng, chiếu Nga Sơn, lụa Hà Đông, vải Nam Định,…). Không có tình yêu đất nước chung chung, chỉ có đất nước qua những con người, những vùng đất, những sự vật cụ thể mà ta đang sống. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|