ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Không có phản hồi
ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Quê ông ở thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế (quê gốc làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế). Hòa bình lập lại (1954), Nguyễn Khoa Điềm được ra miền Bắc học tập. Những năm 1964 – 1975, sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông trở về quê hương miền Nam tham gia cuộc chiến đáu chống Mĩ xâm lược. Thơ ca của ông thể hiện tư tưởng, tình cảm của thanh niên trí thức tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của bản trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ do toàn dân tộc ta tiến hành, với tầm vóc lịch sử lớn lao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc là nguồn cảm hứng của nhiều thiên trường ca ra đời vào những năm 60 và 70. Các nhà thơ viết trường ca muốn lý giải những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, những vấn đề lớn, cơ bản của dân tộc, nhân dân, đất nước mà những bài thơ ngắn khó chuyển tải. Trong trường ca, chất trí tuệ, suy tư thường chiếm một vị trí quan trọng, tuy vậy tính trữ tình cũng là một nét đặc trưng không thể thiếu. Có thể dùng nhận xét tổng quát này để tìm hiểu trích đoạn Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng.
Có nhiều sáng tác về đề tài đất nước trong thơ ca giai đoạn 1945 – 1975, nhưng cách Nguyễn Khoa Điềm tiếp cận đề tài này có sáng tạo riêng. Hình thức trường ca cho phép nhà thơ “hệ thống hóa” các biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam với chủ thể là con người Việt Nam qua thời gian lịch sử bốn ngàn năm và không gian Nam tiến. Đất nước đối với nhà thơ không hề trìu tượng, đó là đất nước của những con người Việt Nam, do họ xây dựng lên qua nhiều thế hệ tiếp nối, bằng tình yêu chung thủy, mặn nồng – “Đất Nước này là Đất Nước nhân dân”.
Chủ nhân của đất nước là những con người. Tình yêu lứa đôi sâu nặng, thủy chung của họ đã làm nên đất nước – đây là cách tiếp cận riêng của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng đất nước. Có thể nhận thấy, tình yêu là một mạch cảm hứng quan trọng xuyên suốt bài thơ. Các mô-típ về tình yêu đôi lứa khá đa dạng. Khi là tình yêu của con người Việt Nam kết inh qua những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, qua những truyện cổ tích, thần thoại đã thành quen thuộc với mỗi con người Việt Nam:
Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Khi là tình yêu của thế hệ hiện tại, của anh và em:
Nước là nơi anh tắm
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai sau khi con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng. Khi là tình yêu của trùng đẹp các thế hệ qua bốn ngàn năm: Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Tình yêu là cội nguồn của cuộc sống, nối dài các thế hệ chủ nhân của đất nước, là nền tảng của mọi nền tảng. Đây là một cảm xúc, mà cũng là một tư tưởng quan trọng của bài thơ. Đất nước là của những con người sống để yêu thương nhau. Chính tình yêu đã làm nên đất nước. Những con người này, nói như Tố Hữu, “Người yêu người sống để yêu nhau”. Họ yêu cuộc sống thanh bình, giản dị, bất đắc dĩ phải đứng lên bảo vệ đất nước khi có ngoại xâm.
Con người Việt Nam, chủ nhân của đất nước là những người nông dân bình dị chân chất, đầy bản sắc. Khi là tục tăn trầu “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” với vô vàn mô-típ thân thương xung quanh chuyện ăn trầu (Cô Tấm têm trầu của truyện cổ tích, hàm răng đen tỏa nét cười đen nhánh trong thơ của Lưu Trọng Lư “nét cười đen nhánh sau tay áo”, hay hình ảnh “cô hàng xén răng đen – cười như mùa thu tỏa nắng” trong thơ Hoàng Cầm. Khi là sự chân chất trong cách đặt tên “Cái kèo cái cột thành tên”. Khi thì “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ” để cùng có chung một bàn thờ Tổ tiên, “Hàng năm ăn đâu làm đâu – Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Những người nông dân của đất nước cần cù làm lụng, chịu thương chịu khó, từ những gian khó làm ra hạt gạo nuôi sống người “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” nhưng cũng biết bảo vệ đất nước của mình khi cần thiết: Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi con cái cùng mình Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh… Những con người Việt Nam: Họ đã sống và đã chết Giản dị và bình tâm. Họ biết yêu lãng mạn mà cũng biết bề bỉ trả thù: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Hình tượng không gian đất nước cũng tạo nên niềm xúc động sâu xa ở người đọc. Nền văn minh lúa nước hiện lên qua những hình tượng vĩ mô thân thuộc: những ao đầm, những rặng tre, những dòng sông với những tiếng hát chèo thuyền, những ruộng đồng gò bãi, những mỏm núi, những thắng cảnh. Đất nước còn là không gian hẹp, cụ thể, bình dị, nơi để lại những kỷ niệm riêng tư của anh và em: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hẹn hò Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Không gian đất nước còn trải dài qua những địa danh trên con đường Nam tiến khó khăn, bền bỉ của dân tộc, khi những người dân “gánh thoe tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Những địa danh không biết ai đã đặt tên, nhưng hễ động đến nỗi niềm sâu thẳm của tâm hồn mỗi chúng ta “Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Không gian đất nước do con người điểm tô, xây dựng – nhân kiệt địa linh. Kể cả những không gian văn hóa với những cái tên gắn liền với “núi Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”, những dấu chân ngựa Thánh Gióng để lại “trăm ao đầm”, những “chín mươi chín con voi” – những núi đồi châu tuần quanh đất Tổ Hùng Vương đều là sự hiện diện của tâm hồn, của những ước mơ, lối sống ông cha. Không gian đất nước không còn là không gian tự nhiên hoang sơ mà thấm đẫm chất người, ghi đậm hình bóng của chủ nhân, của tổ tiên, cha ông chúng ta: Và ở đâu khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.
Màu sắc sử thi ẩn hiện trong cảm quan về thời gian đất nước: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… Phần mở đầu chương Đất Nước mang dáng dấp của lời kể sử thi hay chuyện cổ tích. Đúng như lời thơ của tác giả viết: Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Hai chiều kích của tồn tại con người là thời gian và không gian gắn bó chặt chẽ với nhau. Đất nước bắt đầu từ bao giờ? Các nhà khảo cổ học có thể xét qua những hiện vật khảo cổ để đoán định niên đại, các nhà sử học có thể qua những tài liệu chính sử và dã sử để viết sử biên niên, còn nhà thơ nói: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Từ cái ngày “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn, từ ngày “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. từ cái ngày “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”… Từ ngày có con người, yêu thương nhau, sinh con đẻ cái, đặt tên con cái bằng những cái tên của các đồ vật gần gũi quanh mình “Cái kèo, cái cột thành tên”, họ lao động làm ăn và biết đánh giặc giữ làng, đó là ngọn nguồn dòng chảy thời gian của đất nước. Thời gian gắn liền với không gian. Đất nước cứ mở rộng ra, giàu có lên, văn minh thêm qua thời gian lịch sử, hay thời gian của vô số thế hệ đến rồi đi trên đất nước này: từ thế hệ của những Tổ tiên của con Rồng, cháu Tiên có màu sắc huyền thoại đến tận anh và em hôm nay. Các thế hệ cứ bội đắp thêm cho dáng hình đất nước đẹp thêm, to lớn hơn:
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Đều có một phần của Đất Nước
Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta… Mạch suy tưởng về thời gian đất nước là mạch chủ đạo của chương này. Điều đó là điều dễ hiểu: Cái từ mà ta vẫn gọi là truyền thống thực ra là sự trao truyền, là cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu của các thế hệ mà thế hệ chúng ta đây cũng chỉ là một chặng đường truyền lửa: Có biết bao người con trai, con gái Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Trong chuỗi lịch sử dài rộng ấy, có những thời điểm mà các thế hệ cầm vũ khí: Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh lại Cả hai trục không gian và thời gian của đất nước đều nói lên chân lí: Đất Nước này là Đất Nước nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Lời tâm sự giữa anh và em cũng góp phần làm cho bài thơ giàu chất trữ tình.
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nội” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Yêu biết mấy những con người làm nên đất nước, chính nhờ có tâm hồn “anh hùng và nghệ sĩ” của họ mà những dòng sông từ đâu khi đổ vào đất nước ta bỗng cũng trở nên hào hùng, lãng mạn: Ôi những dòng sống bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
Đất nước là kết tinh từ mồ hôi, nước mắt, máu xương của bao thế hệ xây đắp nên. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ ta đã gây dựng một đất nước tươi đẹp cho ta, đến lượt ta, ta phải góp phần của mình làm cho đất nước đẹp hơn, để lại cho con cháu muôn đời sau. Và các con ta lại tiếp tục cuộc chạy tiếp sức đó: Mai sau con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…
Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Vừa theo mạch cảm xúc thơ, tác giả vừa huy động và thơ cả một “kho” tri thức phong phú mang tính tổng thể về văn hóa dân tộc (trong đó có văn học dân gian), về phong tục tập quán, địa lý, lịch sử… làm nền tảng vững chắc để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của đoạn trích. Cảm hứng có tính anh hùng ca về đất nước bộc lộ qua sự phong phú, đa dạng, độc đáo, bất ngờ của hàng loạt các hình tượng mang màu sắc lịch sử, huyền thoại. Bài thơ thực sự đã bao quát cả không gian và thời gian của hình tượng đất nước (thời gian dài đằng đẵng, không gian mệnh mông). Tính chất sử thi – anh hùng ca này có được là nhờ học vấn, vốn kiến thức sách vở và sự lịch lãm, từng trải của nhà thơ, và tất nhiên khi tiếp cận tác phẩm này sẽ khơi gợi kinh nghiệm sống, từng trải cũng như hiểu biết văn hóa, văn học nghệ thuật của người đọc. Không trích dẫn nguyên văn ca dao, tục ngữ, dân ca, không thể kể lể dài dòng các phong tục tập quán, các truyện cổ tích, truyền thuyết, tác giả chỉ bắt lấy rất nhạy cái hồn của các chất liệu dân gian để gợi liên tưởng, gợi suy nghẫm cho độc giả, tạo ra cảm giác vừa quen, vừa lạ. Cảm xúc mãnh liệt, chân thành của nhà thơ trước đất nước được truyền đạt qua những mô-típ thơ về tình yêu đôi lứa của ông bà, cha mẹ, về người yêu (mô-típ miếng trầu, gừng cay muối mặn, chiếc khăn rơi) hay những mô-típ thơ về các huyền thoại – cổ tích (đá vọng phu, vết chân ngựa Gióng) có sức rung cảm mạnh mẽ, truyền cho người đọc tình yêu tha thiết đất nước. Từ tình yêu đôi lứa để suy nghĩ về tình yêu đất nước là nét đặc sắc của cấu tứ bài thơ. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|