SÓNG
Không có phản hồi
SÓNG
Xuân Quỳnh thuộc số những nhà thơ đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một phụ nữ có nhiều trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
Trong văn học cách mạng, có nhiều bài thơ hay về tình yêu, song thường nghiêng về khai thác vẻ đẹp của mối quan hệ hài hòa giữa tình yêu và cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân, “cái tôi” không tách rời “cái ta” chung. Cách ngợi ca tình yêu của Xuân Quỳnh về đề tài tình yêu là mạnh dạn và mới mẻ: Trực tiếp ngợi ca tình yêu của con người riêng tư, diễn đạt những vẻ đẹp của cái tình cảm vẫn muôn đời làm say đắm trái tim các thế hệ. Hình tượng sóng là chỗ dựa để nhà thơ bày tỏ các xúc cảm về tình yêu.
Các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh tính chất tự truyện như là một đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh. Chúng ta không đồng nhất “cái tôi” trong thơ và con người thực của nhà thơ. “Cái tôi” là một điển hình nghệ thuật. Nhưng với Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng nói “cái tôi” yêu say đắm mãnh liệt trong thơ không hề mâu thuẫn hay trái ngược với con người thực ngoài đời. Đối với nữ sĩ, tình yêu thực sự là nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp cho gia đình vượt qua những gian khó của cuộc sống một thời. Tình yêu của chị có tính chất dâng hiến thể hiện cả trong thơ và ngoài đời thường vốn không thơ một chút nào. Ở nhà thơ này, khát vọng về cuộc sống, về tình yêu, hạnh phúc, về sáng tạo rất mạnh mẽ, sôi nổi “Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng”. Khát vọng này cuối cùng đã gặp một hình tượng thơ hết sức thích hợp: sóng biển. Nhà thơ đã khai thác rất thành công các đặc điểm có thực của sóng biển để liên tưởng, để hình dung vẻ đẹp mạnh mẽ, rộng lớn, thủy chung, vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa. Tình yêu là một nguồn thơ dường như bất tận của Xuân Quỳnh. Bài thơ tình nào của nữ sĩ cũng đầy say đắm, khát khao, mãnh liệt, đầy hy sinh và dâng hiến không chút mặc cảm bị coi thường vì tình yêu. Trong xã hội phương Đông có nhiều yếu tố nam quyền, người con gái thường phải đóng vai trò bị động với tình yêu, nếu chủ động tỏ tình, dễ bị coi thường. Nhưng thơ Xuân Quỳnh bộc lộ tình yêu quyết liệt, chân thành, tự nhiên của người con gái. Những câu thơ sau đây của Xuân Quỳnh tự chúng đã nói lên điều đó. “Em đi hết lòng em Lại gặp lời hát đó Hoa ngâu ở nơi nào Em cũng không biết nữa Em chỉ biết tình em Như ngâu vàng vẫn nở.” (Bao giờ ngâu nở hoa) “Chỉ riêng điều được sống cùng nhua Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.” (Chỉ có sóng và em) “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu.” (Tự hát) “Ôi con trai thật kỳ lạ Tôi yêu tất cả mọi người mà chẳng yêu được riêng ai Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng.” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Tình yêu chân thành được bộ lộ qua lời thơ nói với mẹ chồng: “Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.” (Mẹ của anh) Tình yêu mãnh liệt, chân thành của nhà thơ đã được người chồng – nhà thơ Lưu Quang Vũ – trân trọng: “Biết ơn em, em từ miền gió cát Về với anh, bông cúc hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em Anh biết sống vững vàng không sợ hãi.” (Và anh tồn tại)
Trong những năm 1960, ta hầu như ít gặp nhà thơ nữ viết trực tiếp về tình yêu của người phụ nữ, tuyên ngôn quan niệm của chính người phụ nữ về tình yêu. Vì mặc cảm? Vì không tìm được cách nói? Có nhiều cách viết về tình yêu, Biển vẫn là một đối tượng được các thi nhân khác để diễn đạt tình yêu vì sự vĩ đại, cao cả, vĩnh hằng của nó rất tương hợp với tình yêu chân chính. Xuân Quỳnh đã thành công khi chọn hình tượng sóng để nói về tình yêu của người con gái. Tình yêu không đơn giản. Sóng có những đặc điểm trái ngược khó hiểu như chính tình yêu của người con gái: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Sóng là vĩnh hằng, hàng vạn năm sóng vẫn cứ thế, như tình yêu bất diệt Ôi con sóng ngày xưa Và ngày nay cũng thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Chỉ có sóng mới nói hết được sự vĩnh hằng của tình yêu. Những người thực tế suy nghĩ đơn giản có thể cho rằng tình yêu chỉ là kết quả của sự tính toán đầy lạnh lùng về lợi ích, về vật chất. Sóng nói với ta rằng nó bí ẩn như cảm xúc, như tình yêu, không thể giải thích được theo nguyên tắc duy lý: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Tình yêu thật muôn màu, nếu là người bạn trai đơn giản, dù không dễ gì có thể cảm nhận hết. Có sóng nhìn thấy và sóng ngẫm, không thể nhìn thấy cũng như tình yêu bồi hồi của em, không phải dễ gì anh thấy được: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dù cho bờ ở bất cứ hướng nào, sóng vẫn vỗ vào bờ, hướng về bờ, như tình yêu của em dẫu cách trở thế nào cũng vẫn hướng về anh. Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chả tới bờ Dù muôn vời cách trở Sóng và em cứ thế sóng hành, sóng nói hộ em. Thú nhận trước anh một tình yêu vĩnh hằng quyết liệt, dữ dội và êm đềm, tha thiết, thầm kín và lộ liễu, người con gái đã nhờ sóng nói hộ tất cả. Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ, một phụ nữ, không ngần ngại thổ lộ một tình yêu mãnh liệt, say đắm, quyết liệt.
Có thể có người ngày nay nghĩ một cách thể hiện tình yêu có vẻ động, dâng hiến một chiều như thế nào là thiết nữ quyền; thậm chí có người phản đối cảu xưng hô em – anh vì cho là thiếu bình đẳng nam nữa. Nhưng phải nhớ rằng, người phụ nữa Việt Nam đã từng đi ra từ xã hội Nho giáo, môt xã hội nam quyền, nơi mà ngay cả quyền nói đến tình yêu thật sự của mình cũng là chuyện cấm kị đối với người phụ nữ. Xã hội Nho giáo phương Đông khuyến khích sự thụ động, bị động ở người con gái và đặt điều lên án những cô gái nào chủ động tỏ tình, coi là lẳng lơ, mất nết, là “cọc đi tìm trâu”. Biết bao tấn bi kịch của những tình yêu xưa vì người con gái không dám nói thành lời. Nói vậy để thấy rằng, với việc lựa chọn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thành công khi làm một cuộc đổi mới có tính cách mạng cho thơ của nữ tác giả viết về tình yêu của người phụ nữ. Sóng nói lên một khát vọng tình yêu. Tình yêu vốn không chấp nhận sự bằng phẳng, nhạt nhẽo, tình yêu đồng nghĩa với khao khát, khát vọng lớn lao về hi sinh, về trao nhận, cùng nhau vươn tới những chân trời ước mơ cao rộng lãng mạn. Vì thế mà “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng vỗ bất tận như tình yêu mãnh liệt. Biển cả chẳng bao giờ phẳng lặng giống như xưa nay tình yêu của em luôn thổn thức “Bồi hồi trong ngực trẻ”. Sóng dậy từ đâu, vì đâu? Không thể cắt nghĩa đến tận cùng, giống hệt như tình yêu bằng trực giác, không cần tính toán, phân tích. Tình yêu có thể có những nguyên cớ trực tiếp để bắt đầu, nhưng nếu ai muốn phân tích cho thật rõ, thật chính xác nguồn gốc của tình yêu thì chắc sẽ bất lực. Tình yêu bắt đầu từ những cái tưởng như không có nghĩa lý gì, như sóng dậy lên từ những ngọn gió vô hình. Điều quan trọng là sóng giống như tình yêu của em, tin vào trực giác của mình chứ không tính toán, không so đo: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Tuy thế, khi đã yêu thì thật đắm say, thật da diết, thật sâu sắc. Với sóng, bờ không phải là sự hạn chế, gò bó mà bờ là cái đích hướng về của tình yêu tha thiết, thủy chung. Ở đây ta thấy một nét truyền thống: trong tình yêu, em thủy chung với anh, em hướng về anh như sóng muôn thuở hướng đến bờ. Và tình yêu của em cũng rất biến hóa, có những đợt sóng trên mặt nước và có cả những đợt sóng ngầm dưới lòng sâu. Một người yêu thật khó mà đòi hỏi gì hơn ở sự da diết, mãnh liệt, sự thủy chung ở người con gái như Xuân Quỳnh: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng vào năm 1967, lúc mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở gia đoạn khốc liệt nhất, còn bản thân nhà thơ cũng nếm trải vị đắng của một cuộc tình tan vỡ. Nhưng người phụ nữ giàu nghị lực ấy vững tin vào tình yêu con người, vào danh dự của người phụ nữ biết yêu – cũng như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vàn cách trở”; tình yêu chân thành cũng sẽ tới bến bờ của nó. Một sự giãi bày bộc trực, tâm sự gan ruột, thổ lộ táo bạo đến tội nghiệp mà vẫn chân thành, thống thiết, vẫn hợp lý, đó là nghệ thuật của nhà thơ sử dụng hình tượng sóng để diễn tả xúc cảm. Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hiện đại đầu tiên trực tiếp bày tỏ tình yêu từ phía em, nói cho chính xác, một khát vọng về tình yêu, khát vọng yêu thương và được đền đáp: Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở Nếu để ý một chút, có thể thấy người con gái cũng chạnh nghĩ đến những cách trở. Trong tình yêu, điều “cách trở” cũng là điều có thể xảy ra, nhưng nhà thơ vững tin rằng tình yêu của mình sẽ được đền đáp. Hình ảnh “Mây vẫn bay về xa” kết hợp không gian mặt bể mênh mông tạo một ấn tượng về sự vô tận, vô thủy vô chung. Hình ảnh ấy làm nổi bật sự hữu hạn, nhỏ bé của kiếp nhân sinh, của cuộc đời. Một thoáng rợn ngợp, nuối tiếc, lo âu, nhưng cũng ngầm thôi thúc sự vồ vập, vội vã: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Nhưng một tình yêu mãnh liệt, một trái tim thổn thức, khát khao lại được bất tử hóa cùng với thời gian vô tận, không gian bao la. Một ước mơ cháy bỏng, một lời nguyền xả thân cho tình yêu bất diệt: Làm sao được ta ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Người con giá ở đây không hề có mặc cảm tự ti khi thổ lộ tình yêu. Vấn đề là đã nói ra được thành lời những tâm sự trào dâng như sóng. Khát vọng yêu hết mình, yêu dâng hiến, chân thành, mãnh liệt này có thể bắt gặp trong bài thơ nổi tiếng Thuyền và biển. Nếu có thể, so sánh với bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn để thấy cách thổ lộ tình yêu đầy e ấp, kín đáo rất truyền thống, rất phương Đông trong bài thơ, khác với cách bộc lộ mãnh liệt, sôi nổi của người con gái trong thơ Xuân Quỳnh.
Khổ thơ đặc biệt 6 dòng: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Đã diễn đạt nhịp ào ạt, mãnh liệt của sóng – tình yêu , mà khuôn khổ 4 câu không dung chứa được. Thực chất, bài thơ có tất cả bốn “cấu kiện” khác nhau: ba khổ đầu là một liên kết riêng, hai khổ tiếp theo tạo nên một cấu kiện đặc biệt, bốn khổ tiếp theo tạo thành hai cấu kiện độc lập tương đối. Cảm xúc tràn bờ còn được chuyển tải qua hiện tượng câu thơ vắt dòng, phá vỡ khuôn khổ của một câu thơ thông thường:
Bồi hồi trong ngực trẻ
Hướng về anh – một phương Nhìn chung, bài thơ Sóng là một đóng góp của Xuân Quỳnh cho lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Sự mạnh dạn của ý tưởng thơ, sự chân thành và mãnh liệt của cảm xúc, việc khai thác sự vô cùng , vô tận của vũ trụ (không gian và thời gian) qua hình tượng sóng, gió, bờ, mây, trời đã đem đến ấn tượng về sự cao cả, đẹp đẽ, vĩnh cửu của một tình yêu chân thành, nồng cháy. TRẦN NHO THÌN Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|